OPEC dự báo nhu cầu năng lượng toàn cầu tăng mạnh
Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) dự đoán đến năm 2040 nhu cầu năng lượng toàn cầu sẽ tăng 60% so với mức của năm 2010, đồng thời nhận định đến thời điểm đó nhiên liệu hóa thạch vẫn sẽ là nguồn cung cấp năng lượng chính trên thế giới.
Trong một báo cáo hàng năm công bố ngày 6/11, OPEC cũng dự đoán sản lượng dầu mỏ thế giới năm 2040 sẽ tăng lên gần 100 triệu thùng/ngày, so với mức khoảng 82 triệu thùng/ngày của năm 2010. Tuy nhiên,tỷ lệ sử dụng năng lượng dầu mỏ giảm từ 31,9% xuống còn 24,3%, đồng thời tỷ lệ sử dụng tất cả các loại nhiên liệu hóa thạch như than, khí gas hay dầu cũng sẽ giảm từ 81,6% xuống còn 78,4%.
Trong khi đó, năng lượng xanh sẽ có bước tiến nhẹ. Cụ thể, khí hydro, nhiên liệu sinh khối (biomass) và các loại năng lượng tái tạo sẽ đáp ứng khoảng 16% nhu cầu năng lượng toàn cầu, so với mức 12,7% trong năm 2010. Năng lượng nguyên tử được dự báo tăng nhẹ 0,1%, lên 5,7%. Một số năng lượng tái tạo khác như năng lượng mặt trời hay năng lượng gió sẽ ghi nhận sự phát triển nhanh và khả quan, một phần nhờ sự hỗ trợ của chính phủ các nước, song mức sử dụng những loại năng lượng này có phần chững lại vào năm 2040.
Báo cáo của OPEC cũng đưa ra dự đoán về mức tăng giá dầu từng thời điểm. Theo đó, giá dầu trong 6 năm tới sẽ vào khoảng 110 USD/thùng. Đến năm 2025, sẽ đạt gần 124 USD/thùng, và tăng dần đến mức 177,40 USD/thùng vào năm 2040.
OPEC đưa ra các nhận định trên căn cứ vào dự báo về sản lượng kinh tế toàn cầu đến năm 2040 sẽ tăng 160% so với mức của năm 2013. Tổ chức này cũng nhận định khả quan về “ sức khỏe” kinh tế thế giới, cho rằng kinh tế toàn cầu nhìn chung đang trên đà phục hồi từng bước.
Video đang HOT
Theo TTXVN/Tin tức
Chủ tịch EC: EU-Việt Nam cùng lạc quan hướng về phía trước
Theo phóng viên TTXVN tại Bỉ, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) José Manuel Barroso sẽ thăm và làm việc tại Việt Nam từ ngày 25-26/8.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp Chủ tịch EC Jose Manuel Barroso bên lề Hội nghị cấp cao An ninh Hạt nhân lần thứ ba tại La Haye (Hà Lan), tháng 3/2014. (Ảnh: Đức Tám/TTXVN)
Đây là chuyến thăm Việt Nam lần thứ hai của ông Barroso với tư cách Chủ tịch EC, trong bối cảnh mối quan hệ giữa EU và Việt Nam đang phát triển tốt và phong phú, tạo cơ hội hợp tác mới trong nhiều lĩnh vực.
Nhân dịp này, phóng viên TTXVN tại Bỉ đã có cuộc trao đổi với Chủ tịch Barroso về mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam-Liên minh châu Âu (EU).
Chủ tịch EC Barroso cho biết đây là lần thứ hai ông đến Việt Nam với tư cách Chủ tịch EC. Kể từ lần đầu tiên đến Việt Nam vào tháng 11/2007, quan hệ song phương của hai bên đã phát triển mạnh mẽ và toàn diện.
Việc ký kết Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện (PCA) vào năm 2012, do ông Barroso và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khởi động đàm phán, là một mốc quan trọng trong quan hệ EU-Việt Nam. Vì vậy, mục đích chuyến thăm Việt Nam lần này là nhằm củng cố các kết quả đạt được, khởi động và hợp tác theo lĩnh vực, cũng như đạt tiến triển trong đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA), được khởi động từ năm 2012, mốc quan trọng thứ hai trong mối quan hệ Việt Nam-EU.
Nếu hoàn tất, FTA sẽ tăng cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam, tạo nhiều ưu đãi cho hàng xuất khẩu Việt Nam sang EU, cũng như tạo cho Việt Nam nhiều triển vọng trong nền kinh tế toàn cầu.
Người đứng đầu EC nhấn mạnh trong lĩnh vực kinh tế và thương mại, EU là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam và đứng thứ hai về đối tác thương mại song phương. Trao đổi thương mại song phương EU-Việt Nam tăng gần 20% mỗi năm, đạt 27 tỷ euro (37 tỷ USD) trong năm 2013. EC và các nước thành viên EU cũng là nhà cung cấp viện trợ không hoàn lại lớn nhất của Việt Nam.
Trong giai đoạn 2014-2020, EC đã cam kết viện trợ không hoàn lại 400 triệu euro cho Việt Nam để phát triển đất nước, nhiều hơn 100 triệu so với giai đoạn 2007-2013.
Về chính trị, ông Barroso đánh giá cao vai trò của Việt Nam như một điều phối viên trong quan hệ giữa EU và ASEAN.
Theo Chủ tịch Barroso, kể từ khi Việt Nam mở cửa ra thế giới với chính sách "Đổi mới" và kể từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đất nước đã có một sự phát triển kinh tế ngoạn mục. Mức sống của người dân được cải thiện đáng kể. Lạm phát và tỷ giá hối đoái đạt được bình ổn là những thành tựu quan trọng.
Tuy nhiên, thành công này lại mở ra những thách thức mới cho Việt Nam, nước mới được xếp loại quốc gia thu nhập trung bình. Việt Nam phải thực hiện một cam kết vững chắc theo hướng công nghiệp hóa. Điều này đòi hỏi không chỉ phát triển về số lượng mà còn về chất lượng, bao gồm cả tự do hóa và hiện đại hóa nền kinh tế hướng tới một nền kinh tế thị trường thực sự đã được tích hợp đầy đủ trong thế giới toàn cầu. Đây là nơi mà các Hiệp định Thương mại Tự do đóng vai trò quan trọng.
Về vấn đề Biển Đông, ông Barroso khẳng định EU coi trọng hòa bình và ổn định trong khu vực. EU đang khuyến khích tất cả các bên tìm kiếm giải pháp hòa bình, thông qua đối thoại và hợp tác, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển và tiếp tục bảo đảm an toàn và tự do hàng hải.
Cuối cùng, ông Barroso cũng bày tỏ tin tưởng vào tiềm năng của Việt Nam và mối quan hệ song phương Việt Nam-EU, đồng thời hy vọng FTA EU-Việt Nam sớm được ký kết. Châu Âu và Việt Nam cùng lạc quan hướng về phía trước.
http://www.vietnamplus.vn/chu-tich-ec-euviet-nam-cung-lac-quan-huong-ve-phia-truoc/277677.vnp
Theo Vietnamplus
Business Insider: Việt Nam đứng thứ 23/35 quân đội hùng mạnh nhất thế giới Trang tin Business Insider (Mỹ) ngày 10.7 đăng tải bảng xếp hạng 35 quân đội mạnh nhất thế giới, trong đó Việt Nam đứng hàng thứ 23. Tàu hộ vệ tên lửa Đinh Tiên Hoàng của Việt Nam - Ảnh: Tấn Tú Đứng đầu bảng xếp hạng là Mỹ, tiếp theo là Nga và thứ ba là Trung Quốc. Business Insider đưa ra...