OPEC dự báo nhu cầu dầu mỏ sẽ còn tăng trong thời gian dài
Mặc dù vai trò của các loại năng lượng tái sinh và xe ô tô điện ngày một tăng, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) vẫn giữ nguyên quan điểm cho rằng nhu cầu dầu mỏ toàn thế giới sẽ còn tăng trong thời gian dài hơn so với dự báo mà giới chuyên ra đưa ra.
Trụ sở của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC tại Vienna, Áo. Ảnh: THX/TTXVN
Theo kế hoạch, ngày 31/10 tới, OPEC sẽ cập nhật dự báo cầu dầu mỏ trong dài hạn trong báo cáo Triển vọng dầu mỏ thế giới năm 2022. Báo cáo triển vọng năm 2021 dự báo cầu dầu mỏ thế giới ít biến động sau năm 2035.
Theo APEC, nhu cầu dầu mỏ tiếp tục tăng trưởng trong 1 thập kỷ hoặc kéo dài hơn sẽ tiếp tục hỗ trợ tăng trưởng kinh tế của các nhà sản xuất dầu mỏ và OPEC – tổ chức có 13 nước thành viên có nguồn thu phụ thuộc lớn vào dầu mỏ. Tuy nhiên, cả người tiêu dùng và chính phủ các nước lại không vui mừng trước thông tin này khi đang nỗ lực thúc đẩy giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch để chống biến đổi khí hậu.
Năm 2020, OPEC từng đưa ra dự báo cầu dầu mỏ thế giới giảm khi đại dịch COVID-19 khiến nhu cầu tiêu thụ dầu ít biến động sau nhiều năm dự báo nhu cầu dầu mỏ liên tục tăng.
Năm ngoái, OPEC dự báo đến năm 2045, nhu cầu dầu mỏ đạt 108,2 triệu thùng/ngày, tăng từ 90,6 triệu thùng/ngày vào năm 2020. Nhóm này sau đó đã hạ dự báo năm 2045 viện dẫn lý do từ những thay đổi hành vi của người tiêu dùng do đại dịch và cạnh tranh của các hãng sản xuất ô tô điện.
Một nguồn tin khác của OPEC cho rằng xung đột giữa Nga và Ukraine có thể là yếu tố thúc đẩy nhu cầu dầu mỏ ngắn hạn trong giai đoạn chuyển đổi sử dụng năng lượng, cũng như quá trình phục hồi sau dịch COVID-19. Nguồn tin này cho rằng dầu mỏ và khí đốt sẽ vẫn là nhiên liệu chủ chốt trên thị trường năng lượng thế giới cho đến giữa thế kỷ.
Trước đó, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) ngày 27/10 cho rằng nhu cầu tất cả nhiên liệu hóa thạch của thế giới sẽ lên tới đỉnh điểm hoặc gần như không thay đổi theo mô hình tính toán của cơ quan này, trong đó nhu cầu dầu thô sẽ giảm từ giữa thập kỷ tới.
Mỹ sẽ xuất thêm hàng triệu thùng dầu từ kho dự trữ chiến lược
Trang Dailymail ngày 5/10 cho biết Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ ra lệnh xuất thêm dầu từ Kho dữ trự dầu mỏ chiến lược (SPR) trong bối cảnh giá khí đốt đang gia tăng và Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và các nước đối tác (OPEC ) thông báo thực hiện đợt cắt giảm sản lượng lớn nhất trong hơn 2 năm qua.
Các bể chứa dầu tại một cơ sở dự trữ ở Carson, bang California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Cố vấn An ninh Quốc gia Nhà Trắng Jake Sullivan và Cố vấn Kinh tế Nhà Trắng Brian Deese thông báo rằng Tổng thống Biden sẽ xuất thêm 10 triệu thùng dầu nữa trong tháng này và sẽ "tiếp tục chỉ đạo xuất kho SPR một cách phù hợp nhằm bảo vệ người tiêu dùng Mỹ và thúc đẩy an ninh năng lượng".
Trong một tuyên bố, chính quyền của Tổng thống Biden tiếp tục kêu gọi giảm sự phụ thuộc của Mỹ vào nhiên liệu hóa thạch và nhấn mạnh sẽ làm việc với Quốc hội để tìm cách "giảm bớt sự kiểm soát của OPEC đối với giá năng lượng".
Trước đó, trong cuộc họp chính sách ngày 5/10 diễn ra tại Vienna (Áo), các Bộ trưởng Năng lượng thuộc OPEC đã nhất trí cắt giảm sản lượng dầu toàn cầu ở mức 2 triệu thùng/ngày, bắt đầu từ tháng 11 tới.
Một nguồn thạo tin ngày 4/10 cho biết Mỹ đã đề nghị OPEC không tiếp tục cắt giảm mạnh sản lượng, trong bối cảnh chính quyền Washington đang tìm cách chặn đà tăng giá xăng dầu trong nước. Theo nguồn tin trên, phía Mỹ đã nêu rõ với các quốc gia OPEC rằng các yếu tố cơ bản của kinh tế cho thấy hiện chưa phải là thời điểm phù hợp để cắt giảm sản lượng dầu mỏ.
OPEC+ nhất trí cắt giảm mạnh sản lượng dầu mỏ Trong cuộc họp chính sách ngày 5/10 diễn ra tại Vienna (Áo), các Bộ trưởng Năng lượng thuộc Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và các nước đối tác (OPEC ) đã nhất trí cắt giảm sản lượng dầu toàn cầu ở mức 2 triệu thùng/ngày, bắt đầu từ tháng 11 tới. Cơ sở lọc dầu của tập đoàn năng lượng...