OPEC cắt giảm dự báo tăng trưởng và tiêu thụ dầu thô toàn cầu
Giá nhiên liệu tăng vọt gây sức ép lớn đối với các nền kinh tế vốn đang phải vật lộn với tình trạng lạm phát đứng ở mức cao.
Biểu tượng OPEC tại trụ sở ở Vienna, Áo. Ảnh: AFP/TTXVN
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) ngày 12/4 cảnh báo giá nhiên liệu tăng do hiệu ứng từ xung đột Nga-Ukraine sẽ tác động lớn đến kinh tế toàn cầu và nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ. Tình hình sẽ tồi tệ hơn nếu chiến sự tại Ukriane kéo dài.
Cụ thể, OPEC cắt giảm tăng trưởng GDP toàn cầu trong năm 2022 xuống còn 3,9% so với mức 4,2% của kỳ báo cáo trước đó. Nguyên nhân là bởi các nền kinh tế được cho là sẽ tiếp tục gánh chịu hệ quả từ giá hàng hóa tăng.
OPEC cắt giảm dự báo sản lượng khai thác dầu thô của Nga trong năm nay với mức 500.000 thùng/ngày, xuống ngưỡng 10,8 triều thùng/ngày so với kỳ báo cáo trước và cao hơn sản lượng 10,59 triệu thùng/ngày của năm 2021. Sản lượng dầu thô khai thác của Mỹ được điều chỉnh tăng thêm 261.000 thùng/ngày, lên mức 17,75 triệu thùng/ngày.
Video đang HOT
Những nước châu Âu – với nhiều nền kinh tế phụ thuộc vào nguồn cung năng lượng từ Nga, là khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp nhất từ khủng hoảng Ukraine. OPEC cắt giảm dự báo tăng trưởng của khu vực đồng tiền chung châu Âu (eurozone) từ 3,9% xuống còn 3,5% trong năm nay. Riêng kinh tế Nga được dự báo tăng trưởng âm 2% trong năm nay, giảm sâu so với nhận định OPEC đưa ra trong tháng 3 với mức tăng trưởng 2,7%.
Kinh tế toàn cầu yếu đi đồng nghĩa với cầu tiêu thụ dầu mỏ suy giảm. Trong dự báo mới nhất, OPEC cho biết thế giới tiêu thụ khoảng 100,5 triệu thùng dầu/ngày, giảm khoảng 410.000 thùng/ngày so với kỳ dự báo được tổ chức này đưa ra trước thời điểm bùng phát xung đột ở Ukraine.
20 chuyên cơ đưa các tài phiệt Ukraine rời đất nước chỉ trong một ngày?
Truyền thông địa phương Ukraine tuyên bố một loạt doanh nhân hàng đầu, bao gồm cả tỉ phú giàu nhất Ukraine, đã rời khỏi đất nước trong những ngày gần đây.
Lính Ukraine tuần tra bên ngoài Donetsk ngày 5/2/2022. Ảnh: Getty Images
Theo đài RT (Nga), các phương tiện truyền thông địa phương đưa tin rằng những người giàu nhất Ukraine đã rời khỏi đất nước trong bối cảnh căng thẳng leo thang với Nga. Một báo cáo do tờ Ukrayinska Pravda công bố hôm 13/2 cho rằng "khoảng 20 chuyên cơ và máy bay phản lực tư nhân" đã khởi hành từ Kiev trong ngày hôm đó.
Tờ báo lưu ý rằng một trong những máy bay phản lực tư nhân được phát hiện rời không phận Ukraine ngày 13/2 được cho là thuộc sở hữu của nhà tỉ phú giàu nhất Ukraine, Rinat Akmetov, người có giá trị tài sản ước tính khoảng 7,1 tỷ USD - theo Forbes. Tuy nhiên, Ukrayinska Pravda cũng cho hay, vị tỷ phú này đã rời khỏi đất nước từ ngày 30/1. Người giàu thứ hai Ukraine - ông trùm thép Victor Pinchuk cũng được cho là đã rời đi vào cuối tháng trước.
Trong số những người được cho là rời khỏi Ukraine trong những ngày gần đây mà tờ Prada chỉ ra có tên của chính trị gia và doanh nhân nổi tiếng Vadym Novynskyi với tài sản ròng ước tính 1,3 tỷ USD; người giàu thứ 9 Ukraine Oleksandr Yaroslavsky; cựu nghị sĩ Verkhovna Rada; doanh nhân Vadim Stolar và một số người giàu có khác. Nhiều người trong số này có mặt trong danh sách 100 người giàu nhất Ukraine theo xếp hạng của tạp chí Forbes Ukraine.
Một số nhà lập pháp cũng được cho là đang tìm cách rời khỏi Ukraine. Tờ báo dẫn các nguồn tin, cho rằng một đại diện của đảng đối lập Vì Cuộc sống tại Quốc hội Ukraine và doanh nhân Igor Abramovych đã đặt một máy bay riêng cho 50 người để đến Vienna, Áo.
Tuy nhiên, một số người được đề cập trong báo cáo đã bác bỏ tuyên bố cho rừng họ đã rời Ukraine. Doanh nhân và nhà lãnh đạo của đảng "Tổ quốc của chúng ta" là Borys Kolesnikov chỉ trích báo cáo mà tờ Pravda đưa là "tin giả".
"Tờ báo lừa dối và lôi kéo, như thường lệ, đang nói dối. Tôi đang ở Kiev, và tôi sẽ không đi đâu cho đến ngày 1/3 (Chung kết Champions League, diễn ra ở Thụy Sĩ) ", ông Kolesnikov viết trên Facebook, đe dọa sẽ kiện tờ báo.
Người phát ngôn của doanh nhân Andrey Stavnitser nói với ấn phẩm trực tuyến Cenzor.net rằng mặc dù ông Stavnitser thực sự đã rời Ukraine vào 13/2, nhưng là do đang có chuyến công tác đến Dubai và sẽ trở lại Ukraine trong tương lai gần.
Báo cáo được đưa ra trong bối cảnh các quan chức và truyền thông phương Tây liên tục nghi ngờ về cái gọi là "một cuộc xâm lược tiềm tàng của Nga vào Ukrain", mặc dù Moskva luôn bác bỏ cáo buộc đó.
Mỹ, Anh, Australia, Israel cũng như một số quốc gia khác như Đức Bỉ, Hà Lan, Saudi Arabia, Jordan, Kuwait... đã kêu gọi công dân của họ rời Ukraine càng sớm càng tốt, đồng thời sơ tán hầu hết các nhân viên ngoại giao khỏi thủ đô của nước này.
Trước tình hình căng thẳng ngày càng leo thang, Bộ Ngoại giao Ukraine ngày 12/2 đã lên tiếng kêu gọi người dân giữ bình tĩnh và tránh hoảng loạn. Thông báo của bộ trên nêu rõ: "Hiện tại, điều tối quan trọng là giữ bình tĩnh, đoàn kết trong nước, nhằm tránh các hành động gây mất ổn định và gây hoảng loạn".
Binh sĩ Ukraine sẽ tới Anh học vận hành vũ khí được viện trợ Các binh sĩ Ukraine sẽ tới Anh sẽ học cách vận hành các phương tiện bọc thép mà London sẽ cung cấp cho Kiev. Một binh sĩ Ukraine kiểm tra tên lửa chống tăng vác vai NLAW của Thụy Điển-Anh. Ảnh: AFP / Lực lượng vũ trang Ukraine Theo đài RT (Nga), Bộ trưởng Lực lượng vũ trang Vương quốc Anh James Heappey...