Ốp lưng vải của Pixel 4a làm từ vật liệu tái chế, quăng vào máy giặt là sạch
Google là một trong những hãng rất chịu khó làm những sản phẩm từ vật liệu tái chế, mới nhất là ốp lưng vải của Pixel 4a
Cùng ra mắt với Pixel 4a, Google còn bán thêm ốp lưng vải đi kèm. Điều đặc biệt là ốp lưng này được làm từ 70% vật liệu tái chế (PET và polycarbonate). Phần lớn lấy từ chai nhựa tái chế, với 2 chai nhựa chế tạo thành vải đủ cho 5 chiếc ốp lưng. Đây là loại vải tương tự trên loa thông minh Nest Mini mới. Việc làm này của một trong những ông lớn ngành công nghệ sẽ góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của mọi người.
Vải được dệt theo dạng vải Jarquard, có thể tránh hao mòn tốt vì vậy bạn gần như rất ít khi phải thay đổi. Chỉ có điều vải thường sẽ bám bẩn và khó làm sạch hơn. Google đã hướng dẫn chi tiết cách làm sạch bằng tay và giặt bằng máy giặt, bạn có thể xem tại đây.
Video đang HOT
Ốp lưng vải của Pixel 4a có ba màu Blue Confetti, Static Gray và Basically Black, lô-gô của Google được sơn tương phản để nổi bật hơn. Mức giá cho một chiếc ốp vào khoảng 40 USD.
Là "con đẻ" của ông chủ Android, vì sao Pixel không thể vươn lên thống trị thế giới smartphone?
Những chiếc Pixel đầu tiên ra mắt vào năm 2016 đã mở ra hy vọng về một trải nghiệm Android "chuẩn mực" nhất - trải nghiệm Android của riêng Google.
Nhưng đáng tiếc rằng, ở vị trí là kẻ làm chủ hệ điều hành số 1 thế giới, Google cũng phải chấp nhận những khó khăn của riêng mình.
Có thể nói rằng 2020 là một năm đặc biệt đáng buồn của Pixel. Không chỉ phải chịu ảnh hưởng từ Covid-19 như toàn bộ thị trường, Google có vẻ còn đang gặp vấn đề cung ứng khi không thể ra mắt Pixel 4a để thay thế bộ đôi 3a mới bị khai tử gần đây. Tại thời điểm ra mắt, dòng Pixel 4 cũng bị vô số các trang tin công nghệ chê "lên bờ xuống ruộng". Trên các diễn đàn công nghệ, Pixel 4 bị phàn nàn vì vô số lỗi: cho mở khóa khi người dùng đang nhắm mắt, màn hình bị chấm xám, mic ngừng hoạt động v...v...
Đáng chú ý nhất, vào tháng 5 vừa qua, giám đốc mảng Pixel và kỹ sư trưởng mảng camera của Google đều rời bỏ công ty. Đây có thể coi là tín hiệu cho thấy Pixel đang gặp khủng hoảng diện rộng, và Google đang loay hoay để tìm lại chỗ đứng cho dòng smartphone cao cấp của mình.
Mọi chuyện lẽ ra đã đơn giản hơn rất nhiều. Google là ông chủ của Android, hệ điều hành di động số 1 thế giới. Google được tiếp sức bởi kho bằng sáng chế của Motorola, đội ngũ tài năng của HTC và dĩ nhiên là cả bộ máy chất xám hùng hậu từ các mảng kinh doanh đang thống trị thế giới (Search, YouTube, Maps). Vì sao Pixel lại nên nông nỗi này?
Vai trò thực thụ của Android: Công cụ để phổ cập các ứng dụng/dịch vụ của Google.
Để nhìn thấy câu trả lời, trước hết hãy cùng nhìn lại vai trò thực sự của Android. Dù là hệ điều hành thống trị thị trường di động, Android thực tế không hề đem lại doanh thu trực tiếp do được miễn phí tất cả các khâu cài đặt, tùy biến và sử dụng. Trái lại, hệ điều hành này chủ yếu được dùng để tích hợp các ứng dụng/dịch vụ Google, từ đó thúc đẩy nguồn sống chính của Google - quảng cáo. Mỗi nhà sản xuất đều có thể đăng ký chứng thực và sử dụng Android miễn phí nếu chấp thuận các điều khoản của Google - trong đó bao gồm việc cài đặt đầy đủ Google Mobile Services và Gmail, YouTube, Maps, chợ ứng dụng Play...
Vai trò này của Android đã tạo ra một tình thế khó khăn cho mảng phần cứng của Google. Do Android được chia sẻ bởi hàng tỷ thiết bị trên toàn cầu - và do những thiết bị này mới gián tiếp tạo ra nguồn thu chính cho Google, một nghịch lý trớ trêu đã xảy ra: dù là chủ của Android, Google vẫn không thể tạo ra một bản Android thực sự là của riêng. Gã khổng lồ tìm kiếm không thể tùy biến Android sâu như cái cách Apple tùy biến iOS. Smartphone của Google chẳng thể nào mang một kiến trúc phần cứng/phần mềm riêng, vì làm như vậy sẽ phá hỏng ý nghĩa "công cụ phổ cập ứng dụng" của Android.
Hãy để ý và bạn sẽ thấy mỗi phiên bản Android mới, được Google công bố vào tháng 6 hàng năm, đều vô cùng nhàm chán. Những chiếc smartphone mang thương hiệu Google trong quá khứ cũng nhàm chán đến mức đáng ngạc nhiên. Toàn bộ danh mục Nexus đều chỉ có thể hút khách bằng mức giá rẻ và trải nghiệm Android nguyên bản. Những chiếc Motorola trong 3 năm dưới tay Google cũng nổi bật nhất là... vỏ lưng bằng gỗ.
Được tạo ra bởi "cha đẻ" Android, những chiếc Pixel khó có thể sở hữu thế mạnh riêng so với smartphone Android "thường".
Pixel không phải chấp nhận số phận tương tự. Theo đúng tên gọi, Pixel hứa hẹn vượt trội hơn các dòng smartphone Android đi trước bằng camera. Không chạy đua số lượng camera, kích cỡ cảm biến hay nói chung là các thành phần vật lý, Google chọn cách rất-Google để làm camera: dùng chip tùy biến riêng và những thuật toán cao siêu để tái hiện các hiệu ứng vật lý. Trong nhiều năm, camera đơn xóa phông của Google luôn được coi là có bokeh chính xác hơn cả camera kép của Apple hay Samsung. Bằng thuật toán, Google có thể zoom với chất lượng gần như zoom quang,
Thậm chí, Pixel có thể làm được những điều smartphone và camera "thường" không làm được: HDR theo thời gian thực và kéo sáng cho các vùng shadow/highlight hoàn toàn riêng biệt. Với thuật toán "gói" 4 phút phơi sáng vào còn 16 giây, Google thậm chí có thể tạo ra ảnh chụp trời đêm.
Nhưng các nhà sản xuất Android khác đã giăng sẵn một cái bẫy mà Google, ở vị thế là kẻ đến sau, sẽ không thể nào tránh được. Đó là cái bẫy của những con số. Khi cùng nhau chia sẻ hệ điều hành của Google, họ chỉ có cách tạo ra sự khác biệt về phần cứng. Tâm lý "càng nhiều càng tốt" đã ăn đậm vào tâm trí của người dùng. Những phép màu AI của Google không thể nào địch lại những con số to hơn của Samsung, Huawei hay Xiaomi.
Do chỉ có thế mạnh về phần mềm, Google cũng chọn phần mềm (AI) làm thế mạnh cạnh tranh cốt lõi cho Pixel...
... nhưng trong thế giới Android, chạy đua số mới là chìa khóa tiên quyết để thành công.
Điểm DxOMark là ví dụ điển hình. Ít người nhớ được rằng Google là một trong những thế lực đầu tiên đưa DxOMark lên bản đồ toàn cầu khi "khoe" điểm DxO cho mẫu Pixel đầu tiên vào năm 2016. Nhưng vị thế tiên phong của Google nhanh chóng bị Samsung và Huawei bắt kịp. Các nhà sản xuất này dùng phần cứng - lĩnh vực Google chỉ là tay mơ, để đánh bại Pixel. Night Sight của Google không thể đánh bại được cảm biến có kích cỡ gấp đôi. Super Res Zoom không chiến thắng được ống zoom xếp.
Dĩ nhiên, Google không chỉ thua trong cuộc chiến phần cứng camera mà còn thua cả về thông số cấu hình nữa. Dù được khẳng định là trải nghiệm Android của riêng Google (chứ không phải của chung), người mua đơn giản vẫn sẽ coi Pixel là một trong số vô vàn những chiếc smartphone Android có trên thị trường. Pixel vẫn sẽ bị đánh giá theo cách chung: các fan của chú robot xanh vẫn sẽ mang chip, RAM, bộ nhớ, số lượng camera và giá cả ra so sánh. Và Pixel vẫn chỉ dùng Snapdragon, vẫn có RAM ít hơn smartphone Trung Quốc, vẫn có giá đắt không kém gì iPhone.
Cuối cùng, chúng ta cũng không thể bỏ qua vô số những vấn đề chất lượng do Google tự gây ra. Nhưng trên tất cả, điều Google thực sự cần phải làm lúc này vẫn là đi tìm lấy một lý do tồn tại cho Pixel. Trên khía cạnh phần cứng, những gì Pixel có thì Galaxy, Huawei hay Mi đều có, thậm chí là còn có nhiều hơn.
Phần cứng của Google không chỉ mờ nhạt mà còn quá nhiều vấn đề chất lượng...
Trên khía cạnh phần mềm, Google tự giăng bẫy cho chính mình từ nhiều năm trước: khi phát hành một hệ điều hành cho cả thế giới làm của chung, gã khổng lồ tìm kiếm đã khiến người dùng toàn cầu quên đi vai trò quan trọng của phần mềm. Chừng nào tâm lý ấy vẫn còn tồn tại, Pixel vẫn sẽ chỉ là một diễn viên phụ trên sân nhà của mình mà thôi.
Dòng Pixel 2020 có thể loại trừ hoàn toàn phiên bản XL Dựa vào tham chiếu đến Pixel 5 trong các nhận xét Android Open Source Project vào đầu tháng 2, có vẻ thiết bị này sẽ có các thông số kỹ thuật tầm trung mà không phải là hàng đầu như tiền nhiệm. Bản kế nhiệm của Pixel 4 sẽ chỉ có phiên bản Pixel 5 mà không có Pixel 5 XL? Theo Neowin,...