Onitsuka Tiger tung BST Xuân Hè 2021
Thương hiệu thời trang Onitsuka Tiger giới thiệu BST Xuân Hè 2021, kế thừa, phát huy truyền thống và hiện đại.
Những thiết kế mới dựa trên ý tưởng “Tinh thần Onitsuka Tiger”, xoay quanh bốn chủ đề “Cánh buồm”, “Những đường thẳng, “Cổ điển là đương thời” và “Quá trình làm việc”. Kiểu dáng, màu sắc BST Xuân Hè 2021 bật rõ tinh thần thương hiệu, như những cánh buồm đang lướt đi trên sóng nước ngoài khơi.
TVC giới thiệu bộ sưu tập mới của nhà mốt Nhật Bản. Video: Onitsuka Tiger .
Sự kết hợp của loạt màu sắc bắt mắt cũng khiến BST Xuân Hè 2021 thu hút tín đồ trẻ, nhất là tông cam, xanh xám, đỏ rượu vang hay xanh ngọc lam. Ngoài ra, nguyên liệu cũng được nhà mốt chọn lựa kỹ càng, đường may tỉ mỉ.
Các mẫu thuộc chủ đề “Cánh buồm” chú trọng đường may zic zac, khâu chồng chéo lên nhau bởi những mảnh vải lanh. Vải nylon twill có tính đàn hồi tốt, ít nhăn, càng chạm càng sáng là vật liệu lý tưởng cho chủ đề “Những đường thẳng”.
BST Xuân Hè 2021 có sự giao thoa giữa truyền thống xa xưa và phong cách thể thao hiện đại. Những đường nét khỏe khoắn kèm các chi tiết từ quá khứ xuất hiện trên loạt váy, áo thường nhật, thể hiện rõ chủ đề “Cổ điển là đương thời”. Với chủ đề “Quá trình làm việc”, Onitsuka Tiger biến tấu quần áo bảo hộ lao động thành những trang phục ấn tượng, nhấn vào thiết kế đường ống và phân lớp.
Video đang HOT
Ngoài trang phục đa phong cách, Onitsuka Tiger còn lăng xê loạt giày cổ điển xen lẫn hiện đại. Trong đó có đôi Acromount lấy cảm hứng các thiết kế năm 1970, nét cổ điển thể hiện qua da và vải kết hợp. Mẫu Dentigre MX được nâng cấp từ kiểu dáng cũ và dòng Dentigre trong BST Thu Đông 2020. Đôi giày Tai-Chi-Reb Sock MT tạo điểm nhấn với logo đường kẻ sọc đặc trưng của Onitsuka Tiger, khâu lên phần thân trên tạo cảm giác trở thành một phần của bàn chân, kết hợp với form giày thon gọn của dòng Tai-Chi. Từ trái qua: Acromount, Dentigre MX, Dentigre Strap, Tai-Chi-Reb Sock MT.
Giám đốc sáng tạo Andrea Pompilio sinh ra tại Italy, trong gia đình có giàu truyền thống sáng tạo, cha là kiến trúc sư, mẹ là họa sĩ, bà là chủ một cửa hàng quần áo. Andrea mơ ước trở thành nhà thiết kế thời trang từ nhỏ. Sau tốt nghiệp Học viện Nghệ thuật Pesaro, ông chuyển đến Milan (Italy) đăng ký khóa Thạc sĩ Thiết kế thời trang tại Học viện Istituto Marangoni. Sau tích lũy kinh nghiệm với các thương hiệu nổi tiếng, ông giới thiệu thương hiệu của mình trong mùa Thu Đông 2011. Tiếp đó ông trở thành Giám đốc sáng tạo của Onitsuka Tiger. Ảnh: Andreapompilio.net
Cô gái Trung Quốc chuyên may quần áo cho người đã khuất
Thay vi lưa chon nghê nghiêp phô biến, Ren Sainan lai găn bo vơi công viêc khac thương: thiêt kê, livestream kinh doanh trang phuc mai tang.
Trích dịch bài đăng trên CGTN , đề cập đến câu chuyện của Ren Sainan - cô gái trẻ làm nghề thiết kế và người mẫu tang phục.
Ba năm trước, Ren Sainan (26 tuổi, đến từ tỉnh Hà Nam, Trung Quốc) dấn thân vào ngành dịch vụ tang lễ sau nhiều lần thất bại khi ứng tuyển vào vị trí nhân viên văn phòng ở vài doanh nghiệp.
Với tấm bằng cử nhân thương mại điện tử, cô được nhận vào một công ty bán lẻ trực tuyến chuyên kinh doanh vật dụng tang lễ.
"Chồng tôi, khi ấy vẫn là người yêu, đã thuyết phục tôi thử sức trong lĩnh vực này", Ren trả lời CGTN .
Cô gái 26 tuổi có thể làm mọi thứ, từ việc lên ý tưởng, tiếp đón khách hàng cho đến làm người mẫu cho thiết kế của mình. Trong thời buổi livestream bán hàng nở rộ, Ren cũng mặc trang phục tang lễ và phát sóng trực tiếp hàng ngày.
Mỗi ngày, Ren Sainan sẽ phát sóng trực tiếp, giới thiệu những bộ trang phục mai táng do mình thiết kế.
"Ban đầu, tôi không hề thoải mái khi mặc đồ dành cho người chết lên sóng livestream. Tôi nghĩ điều này mang điềm gở", cô nói.
Với suy nghĩ ấy, Ren từng gặp ác mộng suốt một thời gian dài. Phải mất 4 tháng, cô mới hoàn toàn thích nghi với công việc và tìm lại tự tin nhờ sự động viên từ những người xung quanh, đặc biệt là khách hàng.
"Tôi cứ tưởng mình sẽ chịu nhiều điều tiếng vì làm việc trong ngành dịch vụ tang lễ. Thế nhưng, khách hàng không hề định kiến mà rất ủng hộ, quý trọng những gì tôi đang làm. Họ đã thay đổi quan điểm của tôi về cái chết", Ren giãi bày.
Chuyện nghề, chuyện người
Dù gặp không ít khó khăn, công việc thiết kế quần áo cho người đã khuất đem đến nhiều ý nghĩa cho cuộc sống của Ren Sainan.
Chia sẻ với CGTN , cô hồi tưởng lại câu chuyện xảy ra vào năm 2018 với một đôi vợ chồng già. Ngày đó, họ bước vào cửa hàng với mong muốn tìm kiếm một chiếc áo choàng, dành tặng cho con gái 29 tuổi đang chết dần vì bệnh ung thư.
"Bác sĩ khuyên hai vợ chồng nên chuẩn bị hậu sự cho con gái vì thời gian không còn nhiều. Họ từng lùng sục ở nhiều cửa hàng bán đồ tang lễ, nhưng không nơi nào có bộ đồ vừa ý", cô kể.
Tới cửa hàng, hai vợ chồng lập tức mua chiếc áo choàng được trưng bày trên kệ và mang về cho con gái.
Ren Sainan cùng đồng nghiệp thường cùng nhau lên ý tưởng cho những bộ trang phục mới.
Ren chia sẻ: "Vài ngày sau, họ gửi cho tôi tấm ảnh cô gái trẻ ấy mặc thử trang phục, mỉm cười thản nhiên trong hành lang bệnh viện. Tôi vừa tiếc thương, vừa mãn nguyện vì có thể giúp một gia đình thực hiện nguyện vọng cuối cùng của con".
Đôi khi, cô còn tìm kiếm cảm hứng thiết kế từ những câu chuyện của khách hàng. "Tôi từng nhận được cuộc gọi từ một cô gái. Người này vừa khóc, vừa nhờ tôi tìm một bộ tang phục màu xanh lục cho bố mình. Khi còn trẻ, ông ấy từng là bộ đội bảo vệ biên cương".
Khi đó, cửa hàng không có sẵn bộ đồ nào có màu xanh áo lính. Cảm động trước tình phụ tử của vị khách trẻ, Ren cùng đồng nghiệp đã quyết tâm may bằng được một bộ đồ phù hợp.
"Tôi may tang phục theo nghề nghiệp, sở thích và loại hình tang lễ. Bộ đồ cần đảm bảo tính trang trọng, chỉn chu. Tôi có thể làm nhiều kiểu trang phục khác nhau như hiện đại, Hán phục tùy theo nhu cầu khách hàng", Ren nói.
Công việc đáng quý
Từ xưa tới nay, người châu Á nói chung và Trung Quốc nói riêng luôn coi cái chết là một chủ đề nhạy cảm, gắn liền với điềm xấu. Do đó, ban đầu Ren không dám chia sẻ với gia đình về công việc mình đang làm.
"Sau khi chấp nhận nghề nghiệp này, tôi mới dám nói với mẹ. Tất nhiên, phản ứng đầu tiên của bà là khuyên tôi bỏ việc", cô kể.
Để thuyết phục mẹ, Ren lặn lội từ Trịnh Châu - nơi cô làm việc - trở về quê nhà ở Hà Nam. Cô cho bà xem các sản phẩm chính tay mình làm, từ những chiếc áo choàng tinh xảo cho đến nhiều vật dụng mai táng khác.
Công việc thiết kế trang phục cho người đã khuất giúp Ren Sainan thay đổi quan niệm về sinh tử, có thêm ý nghĩa trong cuộc sống.
Kể từ lần đó, quan điểm của mẹ Ren dần cởi mở hơn. Mỗi ngày, bà đều gọi điện hỏi thăm và cho con gái lời khuyên khi cần. "Có lần, tôi phải nhờ mẹ tư vấn để lên ý tưởng thiết kế trang phục cho khách hàng. Bà ấy thực sự rất tinh tế".
Năm 2017, Ren dấn thân vào một công việc ít người biết đến, ít người dám làm với tâm trạng lo lắng, hoài nghi. Giờ đây, cô cảm thấy biết ơn cơ hội này vì có thể giúp đỡ nhiều gia đình chuẩn bị cho bước cuối cùng của cuộc đời.
"Mẹ chồng tôi luôn dặn: 'Con kiếm sống bằng chính sức mình, không phải ăn trộm, ăn cướp'. Lời dạy ấy cho tôi thêm can đảm tiếp tục việc mình đang làm", cô bộc bạch.
Đón Tết Nguyên đán với BST áo dài mẹ và bé cùng Ceilio Ao dai đươc xem la trang phuc truyên thông cua ngươi Viêt Nam. Cư môi dip Têt đên, ao dai cua Ceilio lai đươc cac gia đinh ưu ai va lưa chon đê lam trang phuc đon xuân. Đon Têt sum vây cung Ceilio vơi BST ao dai cho me va be Ceilio la thương hiêu thơi trang thiêt kê cao câp vơi...