Ông Zelensky tuyên bố bắt đầu phản công, Nga chặn tên lửa đạn đạo Ukraine
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố bắt đầu các hành động phản công của quân đội nước này.
RIA Novosti đưa tin, hôm nay (10/6), ông Zelensky nói rằng các hành động phản công đang diễn ra ở Ukraine, nhưng từ chối cho biết đang ở giai đoạn nào.
“Các hành động phản công và phòng thủ đang diễn ra ở Ukraine, nhưng tôi sẽ không nói chi tiết đang ở giai đoạn nào. Tôi tin rằng chúng ta chắc chắn sẽ cảm nhận được tất cả”, ông Zelensky nói trong cuộc họp báo với Thủ tướng Canada Justin Trudeau ở Kiev.
Tổng thống Nga Vladimir Putin trước đó cũng cho biết, cuộc phản công của quân đội Ukraine đã bắt đầu, bằng chứng là việc Kiev sử dụng lực lượng dự bị chiến lược.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ảnh: AP
Nga tuyên bố chặn tên lửa đạn đạo Ukraine
Video đang HOT
Tỉnh trưởng Crưm, ông Sergey Aksyonov thông báo trên Telegram, lực lượng phòng không Nga đã bắn hạ 2 tên lửa đạn đạo chiến thuật Grom-2 của Ukraine trên bầu trời Crưm.
“Lực lượng phòng không Nga đã đánh chặn 2 tên lửa đạn đạo Grom-2 của Ukraine. Không có ai thiệt mạng hay bị thương trong vụ tấn công”, ông Aksyonov cho biết.
Theo ông Aksyonov, chính quyền Crưm yêu cầu người dân hãy giữ bình tĩnh và chỉ tin vào những nguồn thông tin chính thống. Lần gần nhất Crưm bị tấn công bằng tên lửa Grom-2 là vào 6/5.
Ukraine chưa bình luận về thông tin trên.
Mỹ triển khai chùm vệ tinh do thám mới, Nga lo ngại quân sự hóa không gian
Quân đội Mỹ đang lên kế hoạch triển khai một chùm vệ tinh do thám mới, với mục đích để mắt đến các vệ tinh của Trung Quốc và Nga trên quỹ đạo.
Theo đài Sputnik, mùa hè này, Lực lượng Không gian Mỹ dự định đặt chùm vệ tinh Silent Barker mới trên quỹ đạo Trái đất. Mục đích là nhằm hỗ trợ mạng lưới dày đặc các cảm biến trên mặt đất để giám sát các hoạt động của kẻ thù trong không gian. Chương trình được thực hiện dưới sự hợp tác của Bộ Tư lệnh Lực lượng Phòng không và Văn phòng Trinh sát Quốc gia (NRO), một cơ quan tình báo lớn trực thuộc Bộ Quốc phòng.
Theo NRO, chùm vệ tinh sẽ cung cấp cho Lầu Năm Góc "khả năng tìm kiếm, phát hiện và theo dõi các vật thể từ không gian để phát hiện mối đe dọa kịp thời".
Chùm vệ tinh này cũng được cho là sẽ "tăng đáng kể" khả năng của Lực lượng Không gian Mỹ trong việc theo dõi các vệ tinh đối thủ đang di chuyển xung quanh hoặc gần tàu không gian Mỹ, do đó cho phép Lầu Năm Góc thực sự nắm rõ những gì đang diễn ra trong không gian với độ chính xác cao.
Động thái triển khai chùm vệ tinh do thám mới xảy ra trong bối cảnh quân đội Mỹ công khai lên kế hoạch biến không gian thành một "lãnh địa chiến tranh" bất chấp những nỗ lực của Nga và Trung Quốc nhằm kiềm chế quân sự hóa không gian từ năm 2008.
Nhà nghiên cứu cấp cao của Viện Nghiên cứu Vũ trụ thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, ông Nathan Eismont cho biết: "Đây chắc chắn là hành động quân sự hóa, vì rõ ràng những vệ tinh này đang làm những nhiệm vụ khác với các nhiệm vụ mà khoa học hoặc nền kinh tế quốc gia yêu cầu".
Vị chuyên gia chỉ ra sự hợp tác hiệu quả giữa Nga và Mỹ trong vấn đề trọng điểm như giám sát các mảnh vỡ và rác thải không gian.
Nhìn chung, các vệ tinh do thám rất hữu ích, vì chúng là chìa khóa để giải quyết các mâu thuẫn hiểu nhầm trong không gian. "Nếu muốn chắc chắn rằng không cần thực hiện bất kỳ biện pháp đặc biệt nào, thì chúng ta phải biết chuyện gì đang xảy ra trong không gian", nhà khoa học nói.
Ông Eismont nhấn mạnh việc đưa vệ tinh trang bị ra-đa đặc biệt để theo dõi các vệ tinh khác là một dấu hiệu cho thấy niềm tin giữa các cường quốc không gian đang giảm sút. "Nếu chúng ta đang nói về tàu vũ trụ vũ trang, thì chúng vẫn đang bị cấm theo các thỏa thuận hiện có", ông Eismont lưu ý.
Đối với các hệ thống dùng vệ tinh chống vệ tinh, thiết bị này đã được hầu hết các cường quốc nghiên cứu trong nhiều thập kỷ, trong đó Mỹ, Nga, Trung Quốc và Ấn Độ đã tiến hành thử nghiệm để tránh tạo ra nhiều mảnh vụn không gian hơn nữa.
Chuyên gia Eismont cho rằng hiện tại, các ưu tiên của Nga và Trung Quốc trong việc đáp trả động thái triển khai chùm vệ tinh của Mỹ nên tập trung vào việc duy trì tính ngang bằng với Washington.
Năm 2008, Nga và Trung Quốc đã đưa ra Hiệp ước Đề xuất Ngăn chặn Chạy đua Vũ trang trong Không gian (PAROS), một dự thảo thỏa thuận kiểm soát vũ khí toàn diện được thiết kế để cấm triển khai vũ khí, tàu chống vệ tinh và công nghệ vũ trụ khác được sử dụng cho mục đích quân sự ở bên ngoài không gian. Trong những năm sau đó, Moskva và Bắc Kinh cũng nhiều lần thảo luận lại về dự thảo hiệp ước, đề xuất khởi động các cuộc đàm phán với Mỹ.
Tuy nhiên, các chính quyền ở Mỹ đã bác bỏ hiệp ước này. Năm 2017, Bộ Chỉ huy Không gian thuộc Không quân Mỹ chính thức mô tả không gian là "lĩnh vực chiến đấu giống như trên không, trên bộ, không gian mạng và trên biển". Năm 2019, chính quyền Tổng thống Donald Trump đã thành lập Lực lượng Không gian như một quân chủng riêng biệt của quân đội Mỹ, cung cấp cho lực lượng này lực lượng bổ sung gồm trên 8.400 nhân viên, 77 tàu vũ trụ và vệ tinh, cùng ngân sách hơn 26,3 tỷ USD vào năm tài chính 2023.
Tổng thống Belarus cười trước tin đồn ốm nặng Vị tổng thống 68 tuổi trấn an các quan chức Belarus rằng những người thù địch "sẽ còn phải chịu đựng ông rất lâu". Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko nói chuyện với các sĩ quan quân đội khi ông đến thăm Bộ Chỉ huy Trung tâm của Lực lượng Phòng không và Không quân ở Belarus, ngày 15/5/2023. Ảnh: AP / Văn phòng...