Ông Zelensky nêu 5 điều kiện then chốt để khởi động đàm phán với Nga
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky liệt kê 5 yếu tố quan trọng để Kiev cân nhắc thương lượng với Nga.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (Ảnh: Văn phòng Tổng thống Ukraine).
Phát biểu trước giới truyền thông tại Brussels, Bỉ, ông Zelensky đã nêu ra những yếu tố quan trọng mà ông tin rằng Ukraine cần đạt được trước khi cân nhắc khả năng đàm phán với Nga.
Thứ nhất, ông Zelensky cho rằng cần có một chiến trường ổn định, nơi quân đội Nga không còn khả năng tiến công. Ông mô tả đây là điều kiện cơ bản nhưng rất khó khăn để bắt đầu các cuộc đàm phán.
Thứ hai, về trang bị và phối hợp lực lượng, ông Zelensky cho biết việc các đối tác giữ lời hứa về việc hỗ trợ đào tạo, trang bị vũ khí là quan trọng. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Ukraine bày tỏ lo ngại vì các đồng minh chậm trễ trong quá trình này và tiến độ viện trợ không đạt được như cam kết ban đầu.
Thứ 3, ông Zelensky muốn Ukraine phải có sự ổn định về kinh tế và tài chính vĩ mô và ông mong đợi sự hỗ trợ gia tăng từ phương Tây, ví dụ như G7.
Thứ 4, Tổng thống Ukraine nhấn mạnh nước này cần đồng minh cung cấp các bảo đảm an ninh rõ ràng, nhằm ngăn chặn Nga phát động một cuộc tấ.n côn.g khác trong tương lai gần. Ông cũng lưu ý rằng khoảng 8 triệu người Ukraine đang ở nước ngoài sẽ khó quay về nếu không có những đảm bảo về an ninh.
Video đang HOT
Cuối cùng, ông Zelensky nhắc tới sự ủng hộ từ chính quyền mới của Tổng thống đắc cử Donald Trump. Ukraine mong đợi chính quyền mới của Mỹ sẵn sàng tăng cường hỗ trợ Kiev và áp đặt các lệnh trừng phạt toàn diện đối với Nga.
Trước đó, ông Andrii Yermak, Chánh văn phòng Tổng thống Ukraine, tuyên bố Kiev hiện chưa sẵn sàng bắt đầu bất kỳ cuộc đàm phán nào với Nga, vì Ukraine chưa cảm thấy họ nhận được sự hỗ trợ đủ mạnh từ phương Tây để có thể đàm phán với ưu thế lớn hơn Nga.
Mặt khác, bà Kaja Kallas, Đại diện cấp cao Ngoại giao và Chính sách An ninh của Liên minh châu Âu, cũng kêu gọi các nước phương Tây ngừng gây áp lực buộc Ukraine phải đàm phán hòa bình, thay vào đó cần đảm bảo các cam kết bảo đảm an ninh cho Kiev không trở thành “lời hứa suông”.
Mặt khác, ông Zelensky đã kêu gọi các lãnh đạo thuộc Liên minh Châu Âu ủng hộ đề xuất của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron về việc thành lập một lực lượng quân sự châu Âu tại Ukraine.
“Chúng tôi ủng hộ sáng kiến của Pháp về một lực lượng quân sự tại Ukraine trong khuôn khổ các cam kết và kêu gọi các đối tác khác tham gia vào nỗ lực này; điều đó sẽ giúp chấm dứt chiến sự”, ông nói.
Ông Zelensky nhấn mạnh rằng Ukraine không chấp nhận kết quả của các cuộc đàm phán chỉ dẫn đến việc đóng băng chiến sự, vì điều này sẽ chỉ có lợi cho Nga.
Ông mong rằng khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump chính thức nhậm chức, ông Trump sẽ tăng cường nỗ lực để chấm dứt chiến sự.
“Chúng ta có quyền quyết định liệu châu Âu có ủng hộ ông ấy bằng một tiếng nói mạnh mẽ, thống nhất không… Để Mỹ có thể gây áp lực tối đa, châu Âu cần có một lập trường rõ ràng”, ông Zelensky nói.
Ngoài ra, ông Zelensky khẳng định không cần thiết phải giảm độ tuổ.i huy động nhập ngũ ở Ukraine như đề xuất của phương Tây trước đó. Ông cho rằng thách thức của Ukraine là tình trạng thiếu hụt vũ khí và tiến độ chậm trễ trong việc huấn luyện các đơn vị mới.
Ukraine: Nga phải rút hết quân nếu muốn chấm dứt xung đột
Quan chức Ukraine tuyên bố việc Nga rút toàn bộ quân là điều kiện cần thiết để chấm dứt cuộc xung đột kéo dài hơn 2 năm qua.
Chánh Văn phòng Tổng thống Ukraine Andrey Yermak (Ảnh: Reuters).
"Đừng hy vọng cuộc chiến này sẽ kết thúc khi các bên tham chiến bắt đầu đối thoại với nhau", ông Andriy Yermak, chánh văn phòng tổng thống Ukraine, tuyên bố tại cuộc họp quốc tế nhằm thực hiện kế hoạch hòa bình, một trong nhiều cuộc họp được tổ chức sau "hội nghị thượng đỉnh hòa bình" về Ukraine vào tháng 6 do Thụy Sĩ tổ chức.
Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại thủ đô Kiev và trực tuyến với đại diện của 56 quốc gia và tổ chức quốc tế hôm 25/10.
"Đừng để bị đán.h lừa. Cuộc chiến này sẽ kết thúc khi người lính cuối cùng của quân đội đối phương trở về nhà", ông Yermak nhấn mạnh.
Ông Yermak cho rằng áp lực quốc tế phối hợp lên Nga sẽ tạo tiề.n lệ.
"Điều này sẽ chứng minh cho cả thế giới thấy rằng việc theo đuổi các cuộc tấ.n côn.g quốc tế trong thế kỷ 21 là vô nghĩa. Bất cứ thứ gì bị chiếm sẽ phải được trả lại cho chủ sở hữu hợp pháp", cố vấn tổng thống Ukraine tuyên bố.
Hội nghị đã tập trung vào các nội dung trong "công thức hòa bình" của Tổng thống Zelensky, được đưa ra lần đầu tiên vào cuối năm 2022.
Công thức của ông Zelensky gồm một số điểm như Nga phải rút hết quân, khôi phục toàn vẹn lãnh thổ cho Ukraine và bồi thường chiến tranh. Tuy nhiên, Nga coi các đề nghị này "phi thực tế", tuyên bố chỉ đàm phán dựa trên tình hình thực địa mới.
Trong bài phát biểu trực tuyến vào đêm 25/10, ông Zelensky tái khẳng định quyết tâm tổ chức hội nghị thượng đỉnh lần hai để giúp mang lại "sự kết thúc chính đáng" cho cuộc chiến kéo dài hơn 2 năm qua. Ông đã kêu gọi tổ chức một hội nghị vào cuối năm 2024.
Nga, quốc gia không được mời tham dự hội nghị thượng đỉnh hồi tháng 6, tuyên bố sẽ không tham dự các hội nghị tương tự, mặc dù Tổng thống Zelensky nói rằng ông muốn Moscow tham gia hội nghị tiếp theo.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Moscow sẵn sàng tiến hành các cuộc đàm phán nhưng Kiev trước tiên phải công nhận 4 khu vực ở Ukraine mà Nga đã tuyên bố sáp nhập hồi năm 2022.
Tổng thống Putin yêu cầu duy trì tình trạng không liên kết và phi hạt nhân của Ukraine, phi quân sự hóa và phi phát xít hóa nước này cũng như dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Nga. Ông Putin cũng kêu gọi Ukraine duy trì tình trạng trung lập, không gia nhập NATO.
Ukraine đã bác bỏ sáng kiến này. Tổng thống Zelensky mô tả đề xuất của Moscow là tối hậu thư.
Moscow cũng loại trừ bất kỳ cuộc đàm phán nào trong khi quân đội Ukraine vẫn ở tỉnh Kursk của Nga, nơi Ukraine đã phát động một cuộc đột kích xuyên biên giới vào tháng 8.
Tổng thống Putin tuần này tuyên bố bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào nhằm chấm dứt xung đột giữa Nga và Ukraine đều phải đảm bảo lợi ích cho Moscow. Ông cho biết Nga sẵn lòng cùng Ukraine tìm ra một giải pháp thông qua thương lượng, trong đó 2 bên sẽ cùng thỏa hiệp.
Mỹ loại trừ khả năng đàm phán trực tiếp với Nga về Ukraine Đại sứ quán Mỹ tại Moskva nói với tờ Izvestia (Nga) ngày 10/10 rằng Mỹ không có ý định đàm phán song phương với Nga về Ukraine. Tổng thống Mỹ Joe Biden (phải) trong cuộc gặp người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky nhân một sự kiện ở Washington DC. Ảnh: Reuters/TTXVN Theo Izvestia, quan điểm này khác với cách tiếp cận của Nga,...