Ông Zelensky đề cập chuyện đàm phán, Điện Kremlin lập tức phản hồi
Điện Kremlin khẳng định biên giới Nga và Ukraine đã thay đổi do chiến sự, nên các bên sẽ phải tính toán đến thực tế đó trong trường hợp các cuộc đàm phán diễn ra.
Trong cuộc phỏng vấn mới nhất với CBSNews, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky gợi ý rằng Kiev không nhất thiết giành lại mọi lãnh thổ “chỉ bằng các biện pháp quân sự”. Ông đánh giá đàm phán hòa bình có thể diễn ra khi Ukraine khôi phục lãnh thổ như trước khi Nga mở chiến dịch quân sự hồi tháng 2/2022.
Tổng thống Ukraine Zelensky trong một chuyến thị sát sở chỉ huy tiền tuyến. Ảnh: GettyImages
“Chúng ta sẽ không phải giải phóng toàn bộ lãnh thổ của mình bằng biện pháp quân sự… Tôi chắc chắn rằng khi Tổng thống Nga Vladimir Putin mất đi những gì Nga đã kiểm soát kể từ tháng 2/2022, ông ấy sẽ hoàn toàn mất đi niềm tin”, ông Zelensky nói. “Khi đó, ông ấy sẽ đàm phán”.
Theo truyền thông Nga, phát biểu này của ông Zelensky dường như phát tín hiệu rằng, Ukraine không còn coi việc khôi phục đường biên giới năm 1991 là điều kiện tiên quyết để hòa đàm với Nga.
Khi được hỏi về tuyên bố của ông Zelensky, RiaNovosti ngày 30/3 dẫn lời phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitri Peskov khẳng định, trong mọi trường hợp, nếu Ukraine muốn đàm phán, họ sẽ cần tính đến thực tế lãnh thổ mới do tác động của cuộc xung đột hiện nay.
Video đang HOT
“Thực tế địa chính trị đã thay đổi đáng kể, biên giới Ukraine và Nga đều đã thay đổi. Chúng tôi có bốn thực thể mới. Đây là một thực tế mà mọi người đều phải tính đến”, ông Peskov nói, đề cập các khu vực Nga tuyên bố sáp nhập năm 2022 là Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporizhzhia.
Ukraine từ cuối năm 2022 tuyên bố cấm mọi cuộc đàm phán với Tổng thống Nga Putin. Cách đây vài tuần, Tổng thống Putin khẳng định Moscow luôn sẵn sàng đối thoại chấm dứt xung đột, nhưng Ukraine phải chấp nhận thực tế lãnh thổ mới và rút lại sắc lệnh cấm đàm phán.
Bước sang năm chiến sự thứ ba, Ukraine đối mặt nhiều khó khăn trên chiến trường, khi hạ tầng công nghiệp quốc phòng gần như bị Nga xóa sổ, còn nguồn viện trợ từ phương Tây bị thu hẹp.
Cách đây hai hôm, PravdaUkraine dẫn lời ông Zelensky thừa nhận Nga vượt trội Ukraine về hỏa lực, nhất là hỏa lực pháo binh. “Ở Bakhmut, Avdivka, Lysychansk và Soledar, thật khó để chiến đấu với đối phương có đạn pháo có thể bắn xa hơn 20 km”, ông Zelensky mô tả.
Tổng thống Ukraine cũng khẳng định lực lượng nước này đã “kìm chân” được quân đội Nga trong những tháng mùa Đông khắc nghiệt, nhưng “chưa sẵn sàng” phòng thủ trước một đợt tiến công lớn của Nga, có thể bắt đầu vào cuối tháng 5 đầu tháng 6/2024.
Khi được hỏi liệu Ukraine có thể thua cuộc nếu thiếu sự giúp đỡ của Mỹ hay không, ông Zelensky đáp: “Đó là sự thật. Chúng tôi sẽ thua. Tất nhiên không phải trong một ngày. Chúng tôi sẽ mất một phần lãnh thổ. Đó là thách thức lớn”.
Chuyện gì xảy ra nếu Nga tấn công binh sĩ NATO triển khai ở Ukraine?
Các chuyên gia của quốc hội Đức đã đánh giá tác động của một cuộc tấn công từ Nga trong trường hợp các lực lượng NATO chính thức được triển khai ở Ukraine - tài liệu do hãng thông tấn Đức DPA thu thập cho biết.
Pháo tự hành khai hỏa trong xung đột ở Ukraine.
Điều 5 của liên minh quân sự NATO quy định các thành viên trong khối sẽ phản ứng bằng biện pháp quân sự nếu một nước thành viên bị tấn công. Nhưng quy định này không áp dụng trong trường hợp binh sĩ NATO chính thức được huy động tới Ukraine, báo cáo do các chuyên gia của quốc hội Đức soạn thảo cho biết.
"Nếu quân đội của một hoặc nhiều nước thành viên NATO tham gia nhiệm vụ phòng thủ theo hướng có lợi cho Ukraine trong xung đột Nga - Ukraine và bị tấn công bởi các thế lực như Nga ở các khu vực chiến sự thì Điều 5 không được áp dụng", các chuyên gia kết luận, theo thông tin do DPA thu thập hôm 29/3.
Báo cáo chưa được công bố chính thức cho biết, Điều 5 chỉ được áp dụng trong trường hợp lãnh thổ của một nước thành viên NATO bị tấn công. Đây là nguyên tắc được NATO xây dựng trên cơ sở phòng vệ từ những ngày đầu thành lập vào năm 1949.
Báo cáo cũng cho biết, Pháp có quyền đưa quân tới Ukraine theo Điều 51 của Hiến chương Liên Hợp Quốc để hỗ trợ Kiev phòng vệ. Điều 51 quy định việc tự vệ bằng vũ lực được một hay nhiều quốc gia thực hiện trong khi Hội đồng Bảo an chưa có quyết định áp dụng biện pháp cần thiết.
Các chuyên gia Đức lưu ý, một hoặc nhiều nước thành viên NATO nào đưa quân đến Ukraine không đồng nghĩa tất cả các thành viên còn lại trong liên minh đều can dự vào xung đột.
"Đó sẽ là nhiệm vụ quân sự của riêng một hoặc nhiều quốc gia và không liên quan đến NATO", báo cáo nhấn mạnh.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tháng trước lần đầu nêu ý tưởng "phương Tây không loại trừ khả năng đưa quân đến Ukraine".
Nga đã cảnh báo bất kì binh sĩ Pháp nào được triển khai ở Ukraine sẽ trở thành mục tiêu tấn công của Nga.
Hôm 28/3, Bộ Quốc phòng Pháp nói thông tin Paris chiêu mộ tình nguyện viên tham gia cuộc chiến ở Ukraine là "giả mạo". Thông tin do một trang web giả mạo trang của chính phủ Pháp đăng tải. Trang này sau đó đã bị nhà chức trách Pháp đình chỉ hoạt động.
Thủ tướng Armenia nói Azerbaijan có thể tấn công nếu không có thỏa hiệp Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan nói rằng Armenia có thể phải đối mặt chiến tranh nếu không thỏa hiệp với Azerbaijan trong việc trả lại một số vùng lãnh thổ thuộc Azerbaijan mà Yerevan đã kiểm soát từ đầu thập niên 1990. Thủ tướng Pashinyan đưa ra cảnh báo như trên trong cuộc họp hôm 18.3 với người dân của các khu vực...