Ông Yoon Suk Yeol lần đầu xuất hiện tại tòa
Yonhap đưa tin Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã trình diện trước Tòa án Hiến pháp vào ngày 21.1 để trả lời chất vấn liên quan vụ ban bố thiết quân luật.
Đây là lần xuất hiện đầu tiên của ông Yoon kể từ khi Văn phòng Điều tra tham nhũng với quan chức cấp cao (CIO) thi hành lệnh bắt vào giữa tuần trước.
Ông Yoon Suk Yeol xuất hiện ngày 21.1. ẢNH: AFP
Trước các thẩm phán Tòa án Hiến pháp, ông Yoon nhấn mạnh: “Kể từ khi trưởng thành, tôi luôn sống với niềm tin vững chắc vào nền dân chủ tự do cho đến tận ngày hôm nay, đặc biệt là trong thời gian tôi phục vụ công chúng”. Ông cũng đề nghị tòa xem xét trường hợp của mình một cách công tâm và có thiện chí. Theo Yonhap, ông Yoon là tổng thống đương chức đầu tiên dự phiên tòa luận tội chính mình.
Video đang HOT
Tổng thống Yoon đã bị Quốc hội Hàn Quốc luận tội vào ngày 14.12.2024 và bị đình chỉ chức vụ để điều tra cáo buộc nổi dậy và lạm dụng quyền lực thông qua việc tuyên bố thiết quân luật. Kể từ ngày thụ lý vụ án, Tòa án Hiến pháp có 180 ngày để phán quyết bãi nhiệm hoặc phục chức cho ông.
Hàn Quốc: Tranh cãi về tính pháp lý của quyền Tổng thống và việc luận tội tại Quốc hội
Khủng hoảng chính trị tại Hàn Quốc đang tiếp tục lan rộng khi Quốc hội nước này bỏ phiếu thông qua luận tội quyền Tổng thống Han Duck Soo - người mới tạm nắm quyền được 2 tuần.
Động thái trên cũng đang dấy lên nhiều tranh cãi liên quan đến quyền lực của quyền Tổng thống cũng như cách thức Quốc hội thông qua việc luận tội quyền Tổng thống Hàn Quốc.
Quốc hội Hàn Quốc bỏ phiếu luận tội quyền Tổng thống Han Duck Soo ngày 27/12/2024. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Ngày 27/12, Quốc hội Hàn Quốc, do phe đối lập chiếm đa số, đã bỏ phiếu thông qua việc luận tội quyền Tổng thống Han Duck Soo. Trước đó vào ngày 14/12, ông Han chính thức tạm thời thay thế Tổng thống Yoon Suk Yeol điều hành đất nước sau khi ông Yoon bị đình chỉ và bị Quốc hội luận tội liên quan đến trách nhiệm ban bố tình trạng thiết quân luật.
Việc phe đối lập luận rằng quyền Tổng thống Han Duck Soo có lỗi bắt nguồn từ sự bất đồng trong việc phê chuẩn các dự luật mà phe đối lập, đứng đầu là Đảng Dân chủ (DP) thông qua và việc ông Han bác bỏ bổ nhiệm 3 thẩm phán Tòa án Hiến pháp do phe đối lập kiểm soát Quốc hội đề cử.
Ngoài ra, DP cũng cho rằng ông Han đã làm trầm trọng thêm tình hình khi từ chối ban hành 2 dự luật liên quan đến các cuộc điều tra đặc biệt nhắm vào Tổng thống Yoon Suk Yeol và đệ nhất phu nhân Kim Keon Hee.
Theo quy định hiện hành, để có thể phế truất Tổng thống Yoon Suk Yeol, Tòa án Hiến pháp cần có sự đồng ý của ít nhất 6/9 thẩm phán. Tuy nhiên, do Tòa án Hiến pháp chỉ có 6 thẩm phán nên khả năng đạt được sự nhất trí của toàn bộ khó có thể chắc chắn. Việc bổ nhiệm thêm 3 thẩm phán để kiện toàn cả 9 vị trí là điều phe đối lập xúc tiến thông qua và cũng là tâm điểm của cuộc đấu tranh chính trị hiện tại giữa đảng Quyền lực nhân dân (PPP) cầm quyền và đảng DP tại Quốc hội.
Quay trở lại việc luận tội quyền Tổng thống Han, tuy Quốc hội nước này đã bỏ phiếu và ra thông báo về việc thông qua việc luận tội. Khác với quá trình luận tội Tổng thống Yoon, số phiếu thuận yêu cầu phải đạt sự đồng ý của ít nhất 2/3 tổng số nghị sĩ, tức là ít nhất 200 phiếu trở lên. Phiên bỏ phiếu luận tội quyền Tổng thống Han chỉ có 192 phiếu thuận, đã quá bán (trên 151) nhưng chưa đạt 2/3. Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Woo Won Sik tuyên bố chỉ cần hội đủ đa số quá bán thông thường là đủ điều kiện thông qua nghị quyết luận tội quyền Tổng thống.
Điều này đặt ra những tranh cãi về việc liệu quyền Tổng thống Han đã bị luận tội hay chưa. Đảng PPP cầm quyền cho rằng nghị quyết luận tội quyền Tổng thống phải hội đủ 2/3 số phiếu thuận. Đảng này đã phản đối động thái đơn phương do phe đối lập đề xuất và kiện lên Tòa án Hiến pháp về tính hợp lệ của cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội ngày 27/12. Nếu việc luận tội quyền Tổng thống Han được phán quyết hợp hiến, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Choi Sang Mok sẽ đảm nhiệm vai trò Quyền Tổng thống chính thức. Và ngược lại, nếu không hợp hiến, ông Han sẽ trở lại nắm quyền Tổng thống.
Một vấn đề tranh cãi nữa không kém là việc quyền hành của quyền Tổng thống Han có cho phép ông bổ nhiệm thẩm phán Tòa án Hiến pháp hay không. Đảng PPP cầm quyền cho rằng ông Han Duck Soo không có thẩm quyền của tổng thống để thực hiện việc bổ nhiệm và cho biết sẽ đưa vụ việc lên Tòa án Hiến pháp.
PPP tái khẳng định lập trường phản đối, cho rằng quyền Tổng thống không nên bổ nhiệm thẩm phán, dựa trên các tiề.n lệ trước đó. Người phát ngôn của PPP, nghị sĩ Park Soo Min cho rằng điều này đảm bảo tính ổn định và tuân thủ nguyên tắc bảo thủ. Ngược lại, DP nhấn mạnh rằng việc bổ nhiệm thẩm phán là nhiệm vụ cần được ưu tiên hàng đầu để đảm bảo hoạt động của Tòa án Hiến pháp.
Phát biểu trước đó, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Tài chính Choi Sang Mok - người nắm quyền Tổng thống sau khi ông Han bị luận tôi - nhấn mạnh rằng quyền hạn của quyền Tổng thống là rất hạn chế, nhưng ông cũng đồng thời đề cập đến nhu cầu cần giải quyết các khủng hoảng kinh tế hiện nay.
Hiện nay, phe đối lập đang nắm thế đa số tại Quốc hội Hàn Quốc. Với việc, ông Han bị luận tội tại Quốc hội chỉ với số phiếu quá bán dẫn đến khả năng tất cả những quyền Tổng thống sắp tới đều có nguy cơ cao bị luận tội nếu không đáp ứng được các đề nghị của phe đối lập. Đó là là một vòng lặp vô cùng nguy hiểm đối với nền chính trị Hàn Quốc khi Chính phủ lại không có quyền đa số tại Quốc hội. Nếu không đạt được tiếng nói chung giữa hai phe phái cũng như không sớm tiến hành tổng tuyển cử, khủng hoảng chính trị Hàn Quốc sẽ ngày càng trầm trọng hơn, kéo theo nhiều hệ lụy cho nền kinh tế thứ 4 của châu Á này.
Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc tổ chức phiên họp toàn thể đầu tiên sau khi thụ lý luận tội Tổng thống Ngày 19/12, Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc tổ chức phiên họp toàn thể đầu tiên của các thẩm phán kể từ khi tiếp nhận hồ sơ của Quốc hội về việc luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol. Toàn cảnh phiên bỏ phiếu của Quốc hội Hàn Quốc tại Seoul ngày 14/12/2024 nhằm phê chuẩn dự luật luận tội Tổng thống Yoon...