Ông Yanukovych: Hi vọng Crimea có thể trở lại Ukraine
Tổng thống bị phế truất của Ukraine Viktor Yanukovych ngày 2/4 cho biết nếu ông có cơ hội, ông sẽ không bao giờ để Crimea tiến hành trưng cầu dân ý và tách khỏi Ukraine. Ông gọi đây là “một bi kịch” và hi vọng Crimea sẽ được trở lại Ukraine.
Ông Yanukovych trong cuộc trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Nga và hãng thông tấn AP.
Trong cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn AP và kênh truyền hình Nga NTV tại Rostov-on-Don, Nga, nơi ông đến lánh nạn sau khi bị phế truất, ông Viktor Yanukovich đã gọi các sự kiện ở Crimea là một bi kịch đau lòng “mà ngày nay rất khó chấp nhận”.
Ông đỗ lỗi cho việc Crimea tách khỏi Ukraine là do chính quyền hiện nay ở Kiev và cá nhân ông cùng Nga không hề có sự can thiệp.
“Đó là quan điểm cấp tiến của họ đối với tiếng Nga và các vấn đề lãnh thổ đối với một bộ phận người nói tiếng Nga. Việc chính phủ (ở Kiev) cố gắng ép buộc họ phải sống như thế nào đã dẫn đến các cuộc biểu tình của người dân”, ông Yanukovych cho hay.
Hi vọng Crimea trở lại Ukraine
Video đang HOT
Ông cho biết thêm, cuộc trưng cầu dân ý ngày 16/3, với người dân quyết định gia nhập Nga thay vì ở lại với Ukraine, là cách để thể hiện phản đối của họ đối với chính quyền mới.
“Cá nhân tôi không thể chấp nhận điều này”, ông cho biết thêm.
Khi được hỏi về cảm nghĩ cá nhân đối với việc Crimea sáp nhập vào Nga, ông Yanukovych nhấn mạnh: “Tôi có thể nói thế nào đây, trên tư cách là Tổng thống Ukraine, khi thấy đất nước bị chia cắt?”
“Các tiến trình hiện đang diễn ra ở miền đông và nam Ukraine cần phải được xem xét nghiêm túc”, ông nói, ám chỉ đến các cuộc biểu tình đã lan rộng khắp các vùng này sau cuộc lật đổ ông Yanukovych.
Ông cũng bày tỏ hi vọng Crimea sẽ trở lại Ukraine. “Chúng ta phải đặt ra một mục tiêu và tìm kiếm khả năng đưa Crimea trở lại bằng bất kỳ giá nào, để Crimea có thể hưởng độc lập trong khi vẫn là một phần của Ukraine”, hãng thông tấn Nga Ria Novosti dẫn lời ông cho biết.
Trong cuộc phỏng vấn, ông cho biết sẽ cố gắng thuyết phục Tổng thống Nga trao trả Crimea.
Khẳng định không ra lệnh giết người biểu tình
Hơn 100 người đã thiệt mạng trong các cuộc biểu tình trên đường phố ở Kiev vào tháng 1 và 2 vừa qua, trước khi ông Yanukovych bị phế truất, với nhiều người bị bắn tỉa. Tuy nhiên, ông Yanukovych khẳng định ông không có vai trò gì trong cái chết của họ. “Cá nhân tôi không đưa ra lệnh bắn họ”, ông nói. Ông cũng cho biết đạn được bắn ra từ trại của phe đối lập, chứ không phải từ phía cảnh sát chống bạo động và chính phe đối lập mới phải chịu trách nhiệm cho những cái chết trên.
“Như tôi được biết lực lượng đặc nhiệm tham gia bảo vệ các tòa nhà chính phủ và các cơ quan nhà nước không bao giờ được trao vũ khí”, ông nói.
Phản đối bầu cử vào tháng 5 tới
Ông Yanukovych vẫn tự xem mình là Tổng thống hợp pháp của Ukraine. Ông cho rằng cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 5 tới mà chính quyền mới ở Kiev kêu gọi là vội vàng và có nhiều nghi vấn, khiến tình hình Ukraine thêm bất ổn.
“Cuộc bầu cử này vốn ngày càng tạo ra nhiều chỉ trích ở trong lòng Ukraine”, ông nói.
Theo ông trước khi bầu cử cần phải tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về việc đưa Ukraine trở thành liên bang và trưng cầu dân ý sẽ là con đường tiến tới cải cách hiến pháp, giải pháp duy nhất cho cuộc xung đột hiện nay ở Ukraine.
Theo Dantri
Tình báo Mỹ thất bại trong ván bài Crimea
Các cơ quan tình báo Mỹ đã thất bại trong việc đoán biết ý định Crimea sáp nhập vào Nga, dù liên tục theo dõi điện thoại và thông tin Internet tại Nga và các nước vùng Baltic. Các quan chức ở Washington vẫn chưa hiểu tại sao lại như vậy.
Sự bất lực của tình báo Mỹ đã gây ra những tranh luận nóng bỏng trong giới chức Mỹ. Một số người nói là do "kẻ đào tẩu" Edward Snowden tiết lộ thông tin về phương pháp thu thập tin tức tình báo của Mỹ, nên Nga đã có cách đề phòng.
Tình báo kĩ thuật Nga không hề lạc hậu như phương Tây nghĩ. Ảnh: Ria Novosti
Tuy nhiên, năng lực kĩ thuật của Nga không hề cổ xưa như phương Tây nghĩ. Tình báo Nga và các cơ quan liên quan đến bí mật nhà nước luôn sử dụng máy tính "Obruch" do công ty Công nghệ Định vị Nga chế tạo. Đó là loại máy tính có sử dụng các thiết bị của Trung Quốc, nhưng được rà rệp, cũng như các bộ phận có khả năng đánh cắp thông tin một cách kĩ lưỡng. Mỗi một máy tính có một chứng nhận an ninh, cho phép người dùng làm việc với thông tin mật trên máy tính. Máy tính này vận hành theo hệ điều hành của Nga, dựa trên nền tảng hệ điều hành Linux, nhưng được tái phát triển để đáp ứng các yêu cầu của Cơ quan an ninh Liên bang Nga. Các máy tính cũng được cài đặt hệ thống "Clear Mail", không chỉ kiểm tra an ninh của người giao tiếp, mà còn kiểm soát cả nội dung. Với hệ thống này, người dùng không thể gửi thông tin cho người thứ ba.
Những diễn biến gần đây ở Ukraine, phản ứng của phương Tây thì đã rõ: Quyết tâm cô lập Nga trong cộng đồng quốc tế. Còn với tình báo Mỹ, họ hành động e dè hơn. Họ thừa nhận rất khó để có thể đoán biết trước hành động của Tổng thống Vladimir Putin. Họ không có được dữ liệu tốt từ việc do thám điện tử, sóng vô tuyến. Việc sử dụng các máy bay không người lái (UAV) để theo dõi cũng không thể thực hiện được, vì Nga không phải là Pakistan hay Yemen. Vì lẽ đó, các chuyên gia Mỹ sẽ phải tự thích ứng với các phương thức tình báo mới, hoặc là chọn cách hỏi thẳng chính phủ Nga về hành động mà Moskva sẽ thực hiện.
Theo HT
Baotintuc.vn/Ruvr.ru
Người đứng sau sự quả quyết của Putin Sergey Karaganov cười lớn khi được hỏi tại sao ý tưởng cách đây hai thập niên của ông về việc Moscow cần "bảo vệ" những người nói tiếng Nga ở nước ngoài đột nhiên lại thành trung tâm chính sách đối ngoại. "Bởi vì gần như mọi thứ tôi nói đã xảy ra", ông Karaganov trả lời một cuộc phỏng vấn ở văn...