Ông xã mang 7 bệnh sau tuyệt đối không được uống bia
Bên cạnh những tác dụng của bia như có tính kháng viêm, giảm nguy cơ bệnh tim mạch vành… thì bia lại không phải là loại đồ uống phù hợp với những người mắc bệnh dưới đây.
Uống bia có thể giúp ngăn ngừa việc hình thành các cục máu đông có thể gây tắc động mạch ở tim, cổ và não, nguyên nhân chính gây ra tình trạng đột quỵ của người. Trong bia có nhiều chất giúp phân giải các chất béo trong cơ thể và giúp bộ máy tiêu hoá làm việc tốt hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng uống được bia.
Người bị viêm dạ dày mạn tính
Sau khi vào cơ thể, bia sẽ gây chướng bụng trên, khiến bệnh nhân có cảm giác chán ăn. Hậu quả là bệnh viêm dạ dày càng nặng thêm.
Người bị viêm gan
Sau khi vào cơ thể, chất cồn trong bia phải trải qua quá trình lọc và chuyển hóa ở gan. Các độc tố của bia sẽ tích tụ ở gan và làm cho bệnh ngày càng nặng thêm.
Người bị loét dạ dày và tá tràng
Những người này thường có nhiều axit dạ dày. Trong bia có nhiều CO2, khi vào cơ thể sẽ làm tăng axit dạ dày, gây đau bụng do vết loét kịch phát, thậm chí còn gây thủng ở nơi loét, đe dọa tính mạng.
Video đang HOT
Người đang uống thuốc
Bia có thể kết hợp với nhiều loại thuốc, gây tác dụng phụ, đặc biệt là với các loại thuốc kháng sinh, an thần, hạ huyết áp, chống tiểu đường và chống đông máu.
Người bị bệnh rối loạn mỡ máu
Uống bia nhiều làm cho tình trạng nhiễm mỡ máu nhanh chóng tăng lên sẽ thúc đẩy quá trình vữa xơ động mạch, đặc biệt là động mạch vành và động mạch não dẫn đến nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Mặt khác bia cũng gây ra tăng huyết áp ở những người có sẵn bệnh.
Người đang bị sỏi tiết niệu
Trong mạch nha để làm bia có chứa một số thành phần như kali và các muối kháng, có thể làm cho hạt sỏi bị to lên nhanh chóng. Do đó, bệnh nhân bị sỏi trong hệ tiết niệu nên uống ít hoặc không uống bia.
Các nhà khoa học thuộc Đại học Sức khỏe cộng đồng Harvard tại Boston (Mỹ) đã tìm hiểu mối liên quan giữa việc uống bia, rượu mạnh và rượu vang với nồng độ axit uric trong máu trên 14.809 người có độ tuổi thấp nhất là 20. Kết quả cho thấy nồng độ axit uric trong máu ở những người thường xuyên uống bia là lớn nhất, sau đó là những người uống nhiều rượu mạnh.
Theo Trí Thức Trẻ
Khắc phục chứng đau thắt lưng
Đau thắt lưng là một chứng bệnh của nhiều nguyên nhân khác nhau.
Đau thắt lưng gặp chủ yếu ở người trưởng thành và gây không ít phiền toái cho người bệnh cả trong cuộc sống, cả về sức khỏe.
Phải xác định được căn nguyên
Mọi người đều có thể mắc triệu chứng đau thắt lưng ngay cả khi tuổi còn rất trẻ. Đau thắt lưng do tác động cơ học là loại gặp chủ yếu ở lứa tuổi đã trưởng thành và người cao niên như thoái hóa cột sống thắt lưng, thoát vị đĩa đệm, gai đôi cột sống (cột sống thắt lưng, cùng cụt) hoặc do sỏi tiết niệu (sỏi thận, niệu quản, bàng quang).
Thoái hóa cột sống thắt lưng thường hay xảy ra ở vị trí sụn khớp và đĩa đệm bởi do trọng lực của cơ thể quá nặng tác động hàng ngày lên toàn bộ cột sống, trong đó cột sống thắt lưng chịu áp lực nhiều nhất (đứng hoặc ngồi làm việc nhiều giờ không vận động, không thay đổi tư thế như công việc văn phòng, lái xe, lái tàu đường dài...). Khi cột sống thắt lưng bị thoái hóa thì triệu chứng đau thắt lưng được thể hiện khá sớm và rất khó chịu mà buộc người bệnh phải đi khám.
Ngoài các nguyên nhân do thoái hóa cột sống thắt lưng thì mang vác nặng, thay đổi tư thế đột ngột hoặc bưng, bê vật nặng không cân xứng làm thoát vị đĩa đệm (lồi đĩa đệm) cũng là một trong các nguyên nhân gây đau thắt lưng nhiều nhất. Thoát vị đĩa đệm gây đau thắt lưng rất dữ dội, phải nằm bất động, không dám cựa quậy, đôi khi là phải cấp cứu. Đau thắt lưng có thể do viêm dây chằng, đĩa đệm, lao cột sống, ung thư cột sống, viêm khớp cùng chậu.
Mọi người đều có thể mắc triệu chứng đau thắt lưng ngay cả khi tuổi còn rất trẻ (Ảnh minh họa)
Nhiều trường hợp đau thắt lưng do viêm nhiễm ở một cơ quan lân cận khác trong cơ thể như viêm phần phụ (nữ giới), viêm dạ dày - tá tràng, viêm tiết niệu (do sỏi hoặc do vi khuẩn) hoặc sỏi đường tiết niệu. Các nguyên nhân này thường gây đau thắt lưng một cách âm ỉ (trong trường hợp sỏi niệu quản đôi khi gây đau dữ dội, được gọi là cơn đau quặn thận) và cùng lúc với các triệu chứng của bệnh chính (đau dạ dày, sỏi tiết niệu, viêm phần phụ ở nữ giới).
Chữa trị dựa trên triệu chứng
Đau thắt lưng chỉ là một triệu chứng của nhiều bệnh. Vì vậy, cần tìm hiểu kỹ về lý do xuất hiện đau thắt lưng (sau lao động nặng, ngồi ôtô hoặc xe máy bị sóc nhiều, bưng bê vật nặng sai tư thế...) và mối liên quan đến các triệu chứng khác (đầy hơi, trướng bụng, ợ hơi, chua, tiểu khó, tiểu đục, có máu...). Thông thường, cần chụp Xquang cột sống thắt lưng để xem có bị thoái hóa, viêm, tổn thương lao hay có bị chèn ép gì hay không, đồng thời có thể biết được có bị sỏi hay viêm đường tiết niệu (kèm thêm có siêu âm ổ bụng, xét nghiệm nước tiểu). Nếu thấy cần thiết (nghi thoát vị đĩa đệm) thì cần chụp cộng hưởng từ (MRI). Nếu có thêm các triệu chứng như đau thượng vị, ợ hơi, ợ chua thì nên kiểm tra dạ dày (nội soi hay chụp dạ dày có thuốc cản quang). Ở phụ nữ, nếu nghi ngờ có bệnh về phụ khoa thì cần kết hợp khám phụ khoa, siêu âm phần phụ để có hướng điều trị toàn diện hơn.
Khi bị đau thắt lưng nên làm gì?
Khi biết rõ nguyên nhân gây đau thắt lưng thì bác sĩ sẽ có chỉ định cụ thể trong điều trị. Tất nhiên có nhiều căn nguyên gây đau thắt lưng, sau khi phát hiện được sẽ có phương pháp điều trị thích hợp và giải quyết được nguyên nhân thì triệu chứng đau lưng cũng biến mất (sỏi đường tiết niệu có thể dùng các kỹ thuật thích hợp để tán sỏi hay mổ lấy sỏi, khi hết sỏi thì hết đau thắt lưng). Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp mặc dù biết rõ căn nguyên gây đau thắt lưng nhưng giải quyết triệt để căn nguyên đó không phải đơn giản trong ngày một, ngày hai hay trong vài ba tuần (thoái hóa cột sống, lồi đĩa đệm, lao cột sống...). Vì vậy, người bệnh cần kiên trì chữa trị, không nên quá nôn nóng hoặc tự mua nhiều loại thuốc khác nhau để điều trị. Nhiều nhà chuyên môn khuyên rằng khi biết rõ nguyên nhân gây đau thắt lưng thì cần tìm mọi cách để giải quyết nguyên nhân và sau khi đã điều trị khỏi thì không nên để tái phát nguyên nhân đó, bởi vì nếu để tái phát thì đau thắt lưng còn tăng hơn nhiều lần so với đau lần trước đó.
Ngoài việc tìm căn nguyên để điều trị thì các việc làm khác để hỗ trợ cũng rất cần thiết như tập thể dục nhẹ nhàng tùy theo sức mình và bệnh của mình. Đối với thoát vị đĩa đệm thì không thể tập thể dục như các bệnh nhân khác được mà cần phải tuân theo lời dặn, tư vấn của bác sĩ điều trị (đi bộ trên nền phẳng, không đi xe đạp, xe máy, ôtô những nơi gây xóc nhiều, mấp mô, nhiều ổ gà). Các động tác đi bộ hoặc tập thể dục cho người thoái hóa cột sống thắt lưng cũng rất cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị và theo dõi sức khỏe cho mình.
Việc dùng thuốc để điều trị căn nguyên gây đau thắt lưng không phải tùy tiện mà cần tuân thủ y lệnh một cách tuyệt đối của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự mua thuốc để điều trị hoặc cùng một lúc dùng đồng thời cả thuốc tây y và thuốc đông y. Trong điều kiện cho phép, có thể điều trị đông, tây y kết hợp (uống thuốc tây y kết hợp xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt hoặc lý liệu pháp). Người bệnh cũng đừng quên đi khám bệnh định kỳ để được theo dõi bệnh một cách liên tục đề phòng bệnh tái phát. Ngoài ra, cần có chế độ ăn uống hợp lý, đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Sức khỏe và đời sống
Lời khuyên hữu ích cho người đau dạ dày Sau đây là 8 lời khuyên hữu ích giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả căn bệnh đau dạ dày. Đây đồng thời còn là thói quen rất tốt để duy trì một hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Khi có dấu hiệu đau dạ dày người bệnh nên ăn uống điều độ đúng giờ, không ăn quá no hoặc để bụng quá đói;...