Ông Vũ Quốc Hùng: “Phải dẹp bỏ tư tưởng con quan rồi lại làm quan”
Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận định, đua tranh quyền lực, dùng thủ đoạn hãm hại người khác thì trước sau gì cũng gặp quả báo.
Toàn văn phát biểu của Chủ tịch nước kỷ niệm 70 năm Quốc khánhTư tưởng quyền con người và quyền dân tộc trong Tuyên ngôn độc lập
LTS: Hướng tới đóng góp xây dựng cho Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12, Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Vũ Quốc Hùng – nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương về vấn đề lựa chọn, đào tạo và sử dụng cán bộ trong Đảng. Theo ông Hùng, đối với bất kỳ vị trí nào cũng cần có sự giám sát chặt chẽ để cán bộ không thể và không dám lợi dụng chức vụ.
Theo quan điểm của ông, tại Đại hội lần thứ 12 tới đây, Đảng cần làm gì để chọn được những cán bộ có đủ năng lực phẩm chất lãnh đạo công cuộc đổi mới đất nước?
Ông Vũ Quốc Hùng: Theo tôi, Trung ương gương mẫu, quyết tâm thì mọi việc sẽ trôi chảy. Ra nghị quyết, ra quyết định thì phải làm cho ra kết quả đúng với định hướng, chứ ra định hướng cho có rồi làm không thành kết quả thì niềm tin ngày càng giảm sút.
Nhân nói tới lòng tin, gần đây nhiều người nói rằng dân mất lòng tin vào Đảng, nhưng theo tôi thì nói như vậy không đúng. Lòng tin trong nhân dân chưa mất mà chỉ bị suy giảm thôi.
Để niềm tin của nhân dân không tiếp tục suy giảm thì có rất nhiều việc phải triển khai làm cho thật tốt, theo tôi thì có ba vấn đề lớn rất cần chú ý:
Thứ nhất, phải siết chặt khâu tuyển chọn cán bộ, nhất là cán bộ cấp cao. Nếu các đồng chí ở trên không đủ tài đức, thì không thể chỉ đạo được cấp dưới, không làm cho cấp dưới nể phục mà làm theo. Nếu cấp dưới không nể phục thực sự, họ chỉ làm theo mệnh lệnh hành chính, làm một cách đối phó thì dân vẫn khổ.
Thứ hai, dứt khoát phải giải quyết được nạn tham nhũng. Bất kỳ quốc gia nào cũng phải đối diện với tham nhũng trong quá trình phát triển, chỉ khác nhau là cách ứng xử thế nào để đạt được hiệu quả tốt nhất, nhanh nhất.
Những năm gần đây, chúng ta chứng kiến quá nhiều những vụ việc sai phạm lớn gây thất thoát cho nhà nước hàng nghìn tỷ đồng – suy cho cùng đó cũng là tiền mồ hôi nước mắt của dân đấy chứ, cho nên phải chắt chiu từng đồng, từng hào.
Nhiều người lo ngại, không chỉ có tham nhũng lớn mà tham nhũng vặt cũng tràn lan khắp nơi, gây bức xúc trong nhân dân. Chuyện này sẽ chẳng bao giờ giải quyết hết được, nếu cấp trên không nghiêm túc, đấy lại là một bài toán khó về nhân sự.
Vấn đề thứ ba là kinh tế dù có tiến bộ nhưng sức phát triển không tương xứng với tiềm năng của đất nước.
Đồng lương của cán bộ thấp dẫn tới chuyện họ lợi dụng vị trí để thu lời bất chính (dù nhiều người không muốn cũng vẫn phải làm).
Vấn đề này, chúng ta phải nhìn thẳng vào thực tế, chứ không thể duy ý chí, không thể để cán bộ khổ cực rồi hô khẩu hiệu.
Đồng lương thấp cũng khiến cho đời sống của người lao động gặp nhiều khó khăn, mà khi còn phải loay hoay với miếng cơm, manh áo thì thật khó để nói với họ những chuyện xa hơn.
Với những vấn đề tồn tại như trên, tôi mong Đại hội Đảng toàn quốc tới đây phải chọn được những người thực sự vì nước vì dân, không nghĩ đến cán nhân mình. Nhưng mà nước và dân cũng chẳng để cho họ thiệt đâu.
Tôi nghĩ rằng, làm cán bộ không nghèo, nhưng cũng không được hèn. Tôi nhớ, có lần một Đại biểu Quốc hội đã nói rằng, làm quan thì thời nào cũng có lộc, nhưng cái lộc ấy khác với chuyện ăn chặn của dân.
Ông Vũ Quốc Hùng: “Lịch sử luôn trung thực, không tha thứ cho bất kỳ ai”. ảnh: Ngọc Quang.
Như vậy vấn đề ông đặt ra suy cho cùng vẫn phải là đột phá trong công tác nhân sự. Đây là vấn đề được quan tâm và đặt ra ở nhiều kỳ Đại hội, nhưng vì sao chúng ta vẫn còn những cán bộ yếu kém năng lực phẩm chất đạo đức?
Video đang HOT
Ông Vũ Quốc Hùng: Tôi đặt niềm tin và gửi gắm niềm tin Đại hội Đảng 12 sẽ tạo ra một bước đột phá trong công tác nhân sự để đưa đất nước vượt lên nhanh hơn đúng với tiềm năng đang có.
Tôi cũng mong chúng ta sẽ soát xét lại nhiều việc, cho dù cương lĩnh chiến lược đã có, nhưng phải tổng kết thực tiễn một cách nghiêm khắc để có những bước đi mới .
Điều quan trọng là bầu được những đồng chí xứng đáng với dân. Bầu được những người như vậy thì dân mới được nhờ. Còn những người không xứng đáng, cho dù có được bầu lên bằng cách này hay cách khác thì trước sau gì cũng phải gánh nghiệp chướng, sẽ không sung sướng gì, vì lịch sử luôn trung thực, không tha thứ cho bất kỳ ai.
Vì vậy, tôi nghĩ rằng các đồng chí nào mà tham vọng danh lợi, tiền bạc, quyền lực… thì cũng nên tĩnh tâm nhìn lại toàn cục. Không nên tạo ra một cuộc đua tranh làm cho nội bộ rối ren. Đừng làm ra những việc xấu, hãm hại người khác để rồi sau này hối hận không kịp.
Quyền lợi, danh vọng chỉ là những thứ nhất thời, còn lịch sử muôn đời mới là vững bền. Liều mạng lao vào tranh giành, làm đủ mọi việc sai trái, khi đã tạo ra những vết nhơ thì có bao giờ gột rửa được?
Ông cha ta nói rằng “Con hơn cha là nhà có phúc”. Nhưng liệu rằng trước quá nhiều việc làm sai trái của bố mẹ chúng thì rồi liệu chúng có nên người không? Tôi e rằng những cái nhà rắp tâm làm việc sai trái, hại cả người khác thì trước sau gì cũng vô phúc.
Bây giờ nhiều người đã hiểu sai cả câu nói “Hy sinh đời bố củng cố đời con”. Câu nói ấy khi hiểu đúng nghĩa thì rất tốt đẹp, còn hy sinh theo kiểu lao vào những việc sai trái để có đặc quyền, đặc lợi, rồi thì tù tội, rồi thì bị phế truất phải chịu điều tiếng nhưng để cho con cái được sung sướng thì có nghĩa lý gì.
Thưa ông, đã có những Đại biểu Quốc hội bày tỏ lo lắng công tác cán bộ thì có thứ tự “nhất hậu duệ, nhì quan hệ, ba tiền tệ, bốn trí tuệ”. Cũng có Đại biểu Quốc hội chỉ ra rằng, việc xử lý cán bộ nhiều lúc còn “trên nhẹ, dưới nặng”. Những yếu tố này gây ảnh hưởng thế nào tới công tác xây dựng Đảng, thưa ông?
Ông Vũ Quốc Hùng: Tôi băn khoăn ở hai vấn đề: Thứ nhất là tính tự giác ở nhiều cơ sở chưa cao, làm chỉ có hình thức còn thực chất thì không có. Thứ hai là chuyện mất đoàn kết nội bộ và chạy chức chạy quyền mà dư luận xã hội đã nói rất nhiều năm gần đây.
Tôi nhớ là trong tổng kết việc thực hiện phê bình và tự phê bình theo Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) của các cấp ủy, tổ chức Đảng từ năm 2000 đã chỉ rõ quyết tâm chỉnh đốn một bước những tư tưởng lệch lạc, những hành vi không cho phép trong đạo đức, lối sống của một số cán bộ Đảng viên.
Việc kết hợp xử lý cán bộ vi phạm Điều lệ Đảng, vi phạm pháp luật đã nhận được sự đồng tình ủng hộ của tập thể cán bộ, Đảng viên và nhân dân. Chỉ trong 1 năm, Trung ương, Bộ Chính trị, Thường vụ Bộ Chính trị đã thi hành kỷ luật 39 người (trong đó khai trừ 3 người).
Ở địa phương, cán bộ thuộc diện cấp tỉnh, thành ủy quản lý cũng đã có hàng trăm người bị xử lý kỷ luật, trong đó nhiều người bị khai trừ khỏi đảng, bị cách chức. Còn ở cấp huyện, số cán bộ bị khai trừ và bị cách chức thì đã lên tới vài trăm người.
Việc xử lý cán bộ lãnh đạo Đảng viên, các tổ chức Đảng phải đảm bảo tính nghiêm minh, công bằng, thấu tình đạt lý. Phải dứt khoát không còn xảy ra chuyện trên nhẹ, dưới nặng, khiến dư luận nhân dân không đồng tình.
Việc quán triệt nêu cao tinh thần nhận thức, trách nhiệm với công tác xây dựng Đảng có ý nghĩa then chốt trong quá trình đổi mới xây dựng đất nước.
Trong đó không chỉ chú trọng tới vai trò của Đảng viên đang giữ cương vị lãnh đạo mà còn phải rất chú ý tới các Đảng viên trẻ mới được kết nạp, cần phải khơi gợi trong họ tinh thần của người chiến sĩ cộng sản, giữ vững được ý chí của một người Đảng viên làm việc gì cũng phải nghĩ tới lợi ích của dân.
Thời kỳ tôi còn công tác, qua các cuộc thanh tra, kiểm tra đã có nhiều biểu hiện suy thoái phẩm chất, đạo đức, số thực dụng, cá nhân vị kỷ, cục bộ địa phương, quan liêu, lãng phí, tham nhũng, chạy chức chạy quyền, chạy cả học vị…
Rồi có cả chuyện cán bộ vì kèn cựa, tranh giành địa vị nên đã làm rối nội bộ, dẫn tới mất đoàn kết. Khi đi sâu kiểm tra thì phát hiện nhiều lãnh đạo đã để cho người thân lợi dụng vị thế của mình để làm giàu, giàu nhanh bất thường.
Trong nhiều kỳ Đại hội đã qua, tôi thấy ấn tượng với Đại hội VI có khẩu hiệu “Nhìn thẳng vào sự thật” và tôi rất mong Đại hội Đảng 12 lần này cũng sẽ có được tinh thần quyết tâm như thế.
Chỉ khi chúng ta nhìn thẳng vào sự thật, không sợ nói ra những điểm hạn chế, tồn tại, yếu kém thì mới đi đến phương châm trong hành động đúng; mới đặt ra chính xác những vấn đề đổi mới cấp bách trong xây dựng chỉnh đốn Đảng.
Nói cho cùng, chúng ta vẫn phải trân trọng những người nông dân. Con em của họ đang canh gác ngoài đảo xa, nơi biên giới, nguy hiểm và gian khổ. Họ đã tin tưởng và đi theo Đảng từ trong kháng chiến gian khổ thì dứt khoát trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không thể làm mất đi niềm tin ấy.
Trân trọng cảm ơn ông!
Ngọc Quang (Thực hiện)
Theo giaoduc
Quan điểm trái ngược vụ Giang Kim Đạt tham nhũng 18,6 triệu USD
"Vụ việc Giang Kim Đạt tham nhũng 18,6 triệu USD cho thấy, cơ chế quản lý, kiểm soát tham nhũng của chúng ta thực sự yếu kém...", ông Vũ Quốc Hùng nhận định.
Lỗ hổng trong công tác quản lý
Bộ Công an vừa bắt được bị can Giang Kim Đạt, nguyên quyền Trưởng phòng Kinh doanh của Công ty TNHH Một thành viên vận tải Viễn Dương Vinashin, thuộc Tập đoàn Vinashin.
Cơ quan điều tra phát hiện bị can Đạt chiếm đoạt gần 18,6 triệu USD và chuyển rất nhiều tiền tham ô, tham nhũng ra nước ngoài.
Theo thống kê, Giang Kim Đạt có tổng cộng có 40 nhà biệt thự, căn hộ cao cấp, đất đai tại nhiều thành phố trên cả nước, nước ngoài...
Khối tài sản lớn đứng tên gia đình Đạt đều hình thành từ sau thời điểm đối tượng làm việc tại Vinashin, đảm nhận cương vị trưởng phòng kinh doanh.
Bị can Giang Kim Đạt vừa bị bắt giữ (ảnh: Báo Tuổi trẻ)
Giới quan sát chính trị trong nước (hôm 18/7) bình luận, đây là vụ tham nhũng nghiêm trọng, cần mạnh tay xử lý.
"Đáng buồn thay, chúng ta có cả một hệ thống, các thiết chế quản lý Nhà nước, nhưng lại để cho một cán bộ chỉ giữ chức quyền trưởng phòng tham nhũng số tiền lớn như vậy", ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương nêu quan điểm.
Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương đặt nghị vấn, tại sao vụ việc xảy ra nhiều năm đến nay mới được phát giác? Có lợi ích nhóm, hay sự bao che nào đó của đơn vị quản lý trong vụ việc này?
"Nếu không có sự dung dưỡng từ phía người có trách nhiệm, liệu con voi có thể chui lọt lỗ kim dễ dàng đến vậy không?
Sự việc còn cho thấy, công tác phòng chống tham nhũng ở Việt Nam đang có vấn đề, đặc biệt là lỗ hổng về công tác quản lý cán bộ, vấn đề minh bạch về tài sản của cán bộ...
Trong đó, cơ chế quản lý, kiểm tra, kiểm soát của cơ
"Cán bộ có liêm sỉ phải tự biết xấu hổ"
quan có trách nhiệm liên đới sự việc, thực sự quá yếu kém, nếu không muốn nói là tê liệt ở mức độ nào đó.
Người ta đã "đánh cắp" hàng tỷ đồng tiền thuế của nhân dân. Trong khi đó cơ quan chức năng không thể quản lý được. Đây là điều quá đau lòng, đáng lên án", ông Vũ Quốc Hùng nhận định.
Trong khi đó, Đại biểu Quốc hội Lê Nam (Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Thanh Hóa) cho rằng, vụ bắt giữ Giang Kim Đạt cho thấy, cơ quan chức năng thực sự mạnh tay trong công tác phòng chống tham nhũng.
"Cũng có thể hôm nay họ có mối quan hệ ràng buộc về mặt lợi ích đối với một số cán bộ thiếu phẩm chất, đạo đức để thực hiện hành vi tham nhũng. Nhưng ngày mai chưa chắc họ đã thoát tội.
Sự việc cũng đưa ra tín hiệu cảnh báo cho những đối tượng tham nhũng nhưng chưa bị lộ", Đại biểu Lê Nam nhận định.
Cần làm gì để chống tham nhũng?
Từ vụ Giang Kim Đạt tham nhũng 18,6 triệu USD, ông Vũ Quốc Hùng cho rằng, muốn chống tham nhũng, cần có một đội ngũ cán bộ chuyên trách thật sự trong sáng...
"Phải lựa chọn được cán bộ tốt để tham gia vào công tác phòng chống tham nhũng. Muốn chọn được cán bộ trong sáng thì phải hỏi dân, do dân đề xuất, giới thiệu.
Ngược lại, sẽ tai hại nếu người ta đưa cán bộ không đủ năng lực, trình độ, đạo đức vào những cơ quan kiểm tra, kiểm soát tham nhũng', ông Vũ Quốc Hùng đề nghị.
Ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương (ảnh: Ngọc Quang).
Bên cạnh đó, phải đổi mới thể chế, cơ chế quản lý kinh tế, xã hội. Một bộ máy hoạt động tốt sẽ ít có tiêu cực.
Ngoài ra, công tác kiểm tra, kiểm soát tài sản của cán bộ phải có sự giám sát của người dân.
Nói như vậy không có nghĩa là lý thuyết suông. Đó là đề nghị, để những người có trách nhiệm tiếp thu, xử lý vụ việc một cách triệt để", ông Vũ Quốc Hùng nêu quan điểm.
Cũng đề cập tới những giải pháp trong công tác phòng chống
"Muốn chống tham nhũng, phải tăng cường hoạt động giám sát của các đoàn thể chính trị, các tổ chức quần chúng đối với công tác phòng chống tham nhũng. Có như vậy thì người dân mới có quyền giám sát và phản biện. Phải đảm bảo tính công khai và minh bạch (bầu cử, bỏ phiếu, kê khai tài sản...) nhằm đảm bảo tính thượng tôn của pháp luật. Trong đó, cần chú ý đến việc thực hiện kê khai tài sản một cách có hệ thống, đúng đối tượng. Việc làm này phải đảm bảo tính khách quan như công bố rộng rãi cho nhân dân được biết. Còn nếu việc kê khai mang tính hình thức thì chẳng có tác dụng gì", PGS.TS Đặng Ngọc Dinh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Phát triển Hỗ trợ Cộng đồng.
tham nhũng của nước ta nhìn từ vụ Giang Kim Đạt, Đại biểu Quốc hội Lê Nam cho rằng, cần đi vào thực chất việc công khai, minh bạch về tài sản cán bộ hơn là các giải pháp mang tính hình thức.
"Chúng ta đã nói quá nhiều đến vấn đề công khai, minh bạch về tài sản để chống tham nhũng. Tuy nhiên việc thực hiện thì chưa thực sự hiệu quả.
Kê khai, nhưng làm thế nào để kiểm tra, kiểm soát được những con số ấy có trung thực hay không? Trong khi đó tài sản cán bộ tham nhũng có thể "chuyển hóa" dưới rất nhiều hình thức".
Do vậy vấn đề chống tham nhũng phải được bàn bạc đến nơi đến chốn, chứ không thể làm theo kiểu hình thức.
Theo đó, nên đề nghị kiểm tra, xác minh tài sản cán bộ khi thấy có dấu hiệu bất minh, và xử lý nghiêm người vi phạm...
QUỐC TOẢN
Theo giaoduc
Hoàn thiện thể chế pháp luật phòng, chống tham nhũng Tư nay tơi cuôi năm, Ban Nội chinh Trung ương se tập trung hoàn thành việc kiểm tra, giám sát, đôn đốc công tác phong chông tham nhung ơ 4 bộ, 10 địa phương. Ông Phan Đinh Trac chi đao tai hôi nghi (Anh: Ban Nôi chinh Trung ương). Kêt luân hôi nghi sơ kêt công tac 6 thang đâu năm va triên...