Ông Vũ Khoan: “Ngân hàng đang lãi ảo”
“Khi nền kinh tế khó khăn, ở tất cả các nước, đều nổ ở bất động sản và ngân hàng, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Tôi thấy kinh tế khó khăn thế mà ngân hàng vẫn lãi khủng chứng tỏ là ảo!
Tái cơ cấu phải nhìn thấy điều đó để xử lý tập trung vào đây” – ông Vũ Khoan nhấn mạnh.
Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan
Ý kiến của nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan vừa được đưa ra tại hội nghị nêu ý kiến và kiến nghị của nhân dân với Đảng, Nhà nước, Mặt trận tổ quốc Việt Nam với chủ đề “Những vấn đề về Kinh tế- xã hội” do Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam tổ chức ngày 27/9.
Đây là hội nghị đầu tiên nhằm cụ thể hóa một bước những vấn đề đã được nêu trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 – Khóa XI (NQTƯ4;) về thực hiện quy chế giám sát của nhân dân đối với cán bộ, đảng viên, tổ chức đảng và chính quyền các cấp, trong đó có cơ chế để MTTQ và các đoàn thể chính trị-xã hội và nhân dân tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.
Nhìn nhận về khó khăn của nền kinh tế hiện nay, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan cho rằng, bức tranh kinh tế của chúng ta còn quá nhiều điều ngổn ngang trước mắt cũng như lâu dài.
Video đang HOT
Ông Vũ Khoan đề nghị cần có đồng thời giải pháp ngắn hạn và dài hạn, trong đó, vấn đề dài hạn cần tập trung tái cấu trúc nền kinh tế mà trọng tâm nhấn vào 3 lĩnh vực đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và ngân hàng.
“Vừa rồi Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã bàn đến chuyện phải có chiến lược tổng thể của cả quá trình cấu trúc nền kinh tế nhưng lại chưa đi đến kết luận cụ thể. Nếu không có chương trình tái cơ cấu một cách tổng thể này thì nền kinh tế sẽ đi về đâu?” – ông Khoan đặt câu hỏi.
Theo đó, đã nổi lên một số vấn đề cần phải có phương án giải quyết kịp thời, như trong lĩnh vực ngân hàng đã nổi lên vấn đề nợ xấu, nếu không xử lý đúng đắn sẽ… “vỡ trận”.
“Khi nền kinh tế khó khăn, ở tất cả các nước, đều nổ ở bất động sản và ngân hàng, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Tôi thấy kinh tế khó khăn thế mà ngân hàng vẫn lãi khủng chứng tỏ là ảo! Tái cơ cấu phải nhìn thấy điều đó để xử lý tập trung vào đây” – ông Vũ Khoan nhấn mạnh.
Vấn đề này, GS.TS Bùi Ngọc Hiên cũng đồng tình, phải nhìn vấn đề ngắn hạn và dài hạn, nhìn từng bộ phận, địa phương.
Nhiều đại biểu cũng dành thời gian nêu ý kiến về đầu tư công, vẫn nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan nêu quan điểm: “Thu chi ngân sách 9 tháng đã thấy thu tăng 1% trong khi chi tăng tới 13-14%, rất nhiều lễ hội đã được tổ chức… Tại sao không tiết kiệm?”
Cũng nội dung này, TS Lê Xuân Nghĩa đề nghị Chính phủ tăng đầu tư công cho những năm tới, giảm chi 10% từ hội hè đình đám để chuyển sang xây dựng cơ sở hạ tầng.
Theo Dantri
'Xây bảo tàng nghìn tỷ tốn kém, nhưng có ích'
Nếu viện kinh tế khó khăn để không xây bảo tàng là không công bằng. Bảo tàng xây dựng tốn kém song có ích, không được so sánh với những thất thoát, lãng phí như Vinashin", GS sử học Lê Văn Lan trao đổi với VnExpress.
- Ông đánh giá như thế nào về việc xây dựng Bảo tàng Lịch sử Quốc gia?
- Theo tôi, đến thời điểm này chúng ta xây dựng là muộn, so với các nước phát triển trung bình thì những bảo tàng ở nước ta kém xa. Tại Hunggari, một khách sạn mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở cũng biến thành bảo tàng, hay để giới thiệu lịch sử về đế quốc Áo Hung, họ cũng có tới hàng trăm bảo tàng.
Thực trạng này cắt nghĩa được vì sao công chúng, nhất là thanh niên đang kêu ca ít hiểu biết về lịch sử, thậm chí thờ ờ, quay lưng lại với lịch sử. Chúng ta cần có đột phá, như một ngòi nổ để thổi bùng sự nghiệp bảo tàng.
GS Lê Văn Lan: "Cần có đột phá trong sự nghiệp bảo tàng". Ảnh: Đoàn Loan.
- Nhưng thưa ông, chi phí xây dựng bảo tàng là khá lớn trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang khó khăn?
- Nếu nói nền kinh tế khó khăn thì chúng ta cần nói đến 2 điều. Thứ nhất là mặt bằng dân trí thấp của những người làm kinh tế và những người thụ hưởng kết quả của nền kinh tế đều là thấp. Hãy nhìn vào các nước tiên tiến, họ có mặt bằng dân trí cao, làm kinh tế tốt hơn với bảo tàng. Trong khi, bảo tàng của Việt Nam không đem lại hiệu quả kinh tế.
Thứ hai, nền kinh tế Việt Nam khó khăn có nguyên nhân thất thoát từ những tập đoàn như Vinashin. Nếu viện kinh tế khó khăn để không xây bảo tàng là không công bằng. Bảo tàng xây dựng tốn kém song là có ích, không được so sánh như những thất thoát, lãng phí từ Vinashin. Chúng ta nên công bằng, không nên than phiền về việc xây bảo tàng là đắt hay không thích hợp. Vấn đề ở chỗ có xứng đáng là ngòi nổ của sự nghiệp bảo tàng, phục vụ sự phát triển của đất nước hay không.
- Thực tế, một số bảo tàng chưa phát huy được hiệu quả, ông có lo ngại dự án lớn này sẽ tương tự như vậy?
- Bảo tàng Hà Nội xây dựng dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long chi phí 2.000 tỷ đồng song chưa có nhiều người đến tham quan. Chúng ta hì hục xây một bảo tàng mà không tính đến cái ruột của nó. Chùa Bái Đính cũng mất hàng nghìn tỷ đồng xây dựng song kiến trúc không phải của Việt Nam, lại ảnh hưởng tới cả khu di sản quốc gia. Hãy nhìn vào đó như một tấm gương để nói về công trình hàng nghìn tỷ là Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.
Nhiều người đang băn khoăn xây dựng Bảo tàng Lịch sử Quốc gia có hợp tình hình hay không, song tôi quan tâm hiệu quả hay hệ quả công trình như thế nào. Nhưng tôi biết những người chuẩn bị cho dự án Bảo tàng Lịch sử là những chuyên gia hàng đầu về bảo tàng, di sản. Tôi hy vọng họ được đặt đúng chỗ, giải quyết được nỗi lo toan của nhiều người.
- Theo ông, việc trưng bày nội dung bên trong cần chú ý những vấn đề gì để thu hút khách?
- Chúng ta đang có tâm lý chạy theo dự án xây dựng nhà gọi là bảo tàng và không biết chứa những gì ở bên trong, nên mới trưng bày hiện vật như bày hàng xén. Nghệ thuật trưng bày không phải là bày hàng xén, phải cân nhắc đến chất liệu như pha lê, đồng, kim loại quý, lời giới thiệu, ngôn ngữ, chiếu sáng như thế nào... Đúc kết từ các bảo tàng trên thế giới, giá trị của bảo tàng là 1 còn giá trị của nội dung trưng bày là 3. Phải xá
Theo VNE
Sài Gòn 'mệt nhoài' vì Tết Đường phố vắng người hơn nhưng không vì thế mà thông thoáng. Nhiều cửa hàng, quán ăn tại TP HCM đã khai trương, hoạt động tấp nập chứ không "vắng như chùa bà Đanh" như mọi người lầm tưởng. Sài Gòn vẫn đông nghịt người trong ngày Tết. Khác với những năm trước nhà nhà, người người đổ về quê và đi du...