Ông Võ Kim Cự: “Cấp phép cho Formosa là một cuộc cân não”
Nguyên bí thư tỉnh ủy Hà Tĩnh nói việc cấp phép 70 năm cho Formosa là đúng trình tự, tuy nhiên ông thừa nhận mình có phần trách nhiệm trước sự cố môi trường do Formosa gây ra.
Chiều 24.7, trả lời phỏng vấn ông Võ Kim Cự, Chủ tịch Liên minh hợp tác xã Việt Nam, nguyên Bí thư tỉnh ủy Hà Tĩnh – người trực tiếp cấp phép đầu tư 70 năm cho Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa.
Theo quy định trước năm 2014, cấp tỉnh chỉ được cấp phép cho thuê đất trong 50 năm, nhưng Hà Tĩnh đã cho Formosa thuê 70 năm. Ông giải thích việc này như thế nào?
- Đây là một dự án lớn. Hồi đó chúng tôi đã làm nghiêm túc, căn cứ vào các quy định pháp luật liên quan cũng như quyết định của cấp có thẩm quyền. Cụ thể như quyết định Khu kinh tế Vũng Áng là vùng đặc biệt khó khăn, được hưởng ưu đãi về chính sách của Chính phủ. Nghị định 108 của Chính phủ cũng nêu rõ đối tượng, phạm vi, thời gian ưu đãi, loại nào thì khuyến khích đầu tư tối đa, loại nào thì mức độ.
Các quy định pháp luật liên quan nêu thời gian cho thuê đất các dự án nói chung không quá 50 năm, nhưng với dự án có quy mô lớn, thời gian thu hồi vốn chậm và ở những vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thì được phép kéo dài thời gian không quá 70 năm.
Ông Võ Kim Cự, nguyên bí thư tỉnh ủy Hà Tĩnh.
Vậy vì sao Thanh tra Chính phủ xác định Hà Tĩnh cấp phép chưa đúng thẩm quyền?
- Ở đây là một quá trình, trước hết cấp có thẩm quyền chấp nhận chủ trương đầu tư, sau đó các bộ ngành cho ý kiến, rồi địa phương làm các bước theo quy định pháp luật, trong đó có bước hoàn thiện việc cấp giấy chứng nhận đầu tư. Sau khi Thanh tra Chính phủ nêu vấn đề, cấp có thẩm quyền đã họp có sự tham gia các bộ ngành. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có ý kiến đề nghị tiếp tục giữ nguyên quy định thời hạn là 70 năm và ý kiến này được cấp có thẩm quyền đồng ý.
Trong 3 tập đoàn mong muốn đầu tư vào Hà Tĩnh, có tập đoàn Tata, vì sao Formosa được chọn?
Video đang HOT
- Phải nói tới bối cảnh lịch sử, hồi đó đang có chủ trương kêu gọi đầu tư trong lĩnh vực thép, điện, cảng biển. Lúc bấy giờ có 3 tập đoàn lớn của nước ngoài muốn vào Hà Tĩnh, nhưng 2 tập đoàn không làm cảng biển, có tập đoàn yêu cầu được cấp giấy phép khai thác mỏ sắt Thạch Khê, riêng Formosa cam kết sẽ làm luyện thép, cảng biển, đầu tư nhà máy điện.
Với chúng tôi, đây là một cuộc cân não và đã quyết định giữ mỏ sắt để sau này cho con cháu làm. Nghĩa là chấm điểm 3 nhà đầu tư nước ngoài thì Formosa được điểm cao nhất, đạt các tiêu chí để hưởng ưu đãi, trong đó có một tiêu chí là sử dụng trên 5.000 lao động. Chúng tôi cũng phải xin ý kiến Trung ương, chứ không phải địa phương tự quyết.
Hà Tĩnh nhận dự án của Formosa là để phát triển, tuy nhiên đến nay sự cố môi trường biển đã gây thiệt hại lớn và còn nhiều hệ luỵ khác, ông nghĩ sao?
- Đây là sự cố ngoài ý muốn. Đến nay Chính phủ và các cơ quan chức năng đã kịp thời xử lý. Khi Formosa chưa cam kết đền bù thì Chính phủ đã ra văn bản hỗ trợ khẩn cấp cho người dân 4 tỉnh, các bộ ngành đều vào cuộc. Vấn đề hiện nay là sớm ổn định tình hình, nếu cá nhân, tổ chức nào có vi phạm thì xử lý nghiêm theo đúng quy định pháp luật, đồng thời không làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư. Điều quan trọng là rút ra bài học để chấn chỉnh trong thời gian tới.
Bài học này không riêng địa phương nào hay nước nào. Đó là một chuỗi vấn đề từ hoạch định chính sách, cơ chế, cho đến tổ chức đầu tư, quản lý đầu tư của tất cả các cấp, sao cho các tiêu chí chuẩn mực hơn. Không chấp nhận phát triển bằng mọi giá, lấy yếu tố chủ thể là con người và môi trường sống của con người làm trọng tâm.
Với bài học này, trước đây lãnh đạo tỉnh Khánh Hoà từng từ chối dự án thép tỷ đô của Posco, ông nghĩ sao?
- Đây là hai việc khác nhau, không thể so sánh. Ở đây là do dự án thép của Posco không đạt các tiêu chí, mặt khác khi xét thấy các điều kiện không khả thi thì từ chối.
Formosa không chỉ gây ra sự cố môi trường biển mà còn chôn chất thải nhiều nơi trên đất liền. Hà Tĩnh tính toán khâu xử lý chất thải của Formosa như thế nào?
- Formosa có một khu đất để xử lý chất thải nằm trong diện tích đất được cấp, bắt buộc phải xử lý trong đó để chịu trách nhiệm. Bản thân tôi nghe chuyện này cũng không đồng tình, đó là vi phạm, phải xử nghiêm.
Việc Formosa đổ thải ra ngoài có nhiều lý do, có thể do người phụ trách xử lý chất thải của Formosa, nhưng cũng có thể do tổ chức, cá nhân hoạt động trên địa bàn. Nếu không có người chấp nhận chở chất thải, chứa chất thải thì làm sao có vi phạm. Do vậy cần làm rõ để xử lý nghiêm các bên liên quan.
Là lãnh đạo Hà Tĩnh trong giai đoạn Formosa đầu tư, đến nay ông thấy trách nhiệm gì của mình như thế nào?
- Với bối cảnh như tôi nói ở trên, căn cứ vào quy định pháp luật, về phần thực hiện các thủ tục đầu tư, cấp phép thì tôi đã làm nghiêm túc, đầy đủ quy trình một cách chặt chẽ, không có gì sai. Điều băn khoăn, trăn trở là vì Formosa vi phạm, gây sự cố môi trưởng ảnh hưởng đến đời sống bà con, trong đó có những người thân của mình. Tất nhiên, tôi thấy có phần trách nhiệm của mình, nói là đứng ngoài cuộc thì không phải.
Cá nhân tôi đã kiến nghị với các cấp có thẩm quyền cũng như liên hệ với các tổ chức để tìm những giải pháp hỗ trợ bà con sớm ổn định cuộc sống. Theo tôi, đừng vì sự cố này mà dẫn đến kìm hãm động lực phát triển, làm ảnh hưởng đến những vấn đề khác. Hiện Chính phủ đã có chỉ đạo quyết liệt, có việc đã xử lý, có việc đang tiếp tục kiểm tra để xử lý tiếp theo một cách minh bạch, công bằng.
Trao đổi về ý kiến tránh báo chí tại hành lang Quốc hội, ông Võ Kim Cự cho hay, sẵn sàng chia sẻ, cung cấp thông tin cho báo chí để mọi người có thông tin đa chiều. Tuy nhiên thời gian nghỉ giữa phiên làm việc tại Quốc hội ngắn. Nói ít không đủ không tin, mà nói đủ thì không có thời gian. “Tôi là đại biểu Quốc hội, nên mọi việc phải có trách nhiệm, không thể thoái thác và không thoái thác được”.
Theo Võ Văn Thành – Võ Hải (Vnexpress)
Hơn 700 tấn bùn ép của Formosa chưa được xử lý
Ngoài 100 tấn chất thải tự ý chôn lấp tại trang trại ở Hà Tĩnh, Công ty Formosa còn khoảng hơn 700 tấn chất thải bùn ép đang được lưu kho, chưa được xử lý.
Ngày 24/7, đoàn công tác của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc giám sát các vấn đề bảo vệ môi trường, kiểm soát chất thải của Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh.
Tại cuộc họp, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tăng cường thêm chuyên gia cho đoàn công tác làm việc thường xuyên tại Formosa. Đoàn công tác này sẽ do Bộ chủ trì phối hợp với cán bộ của tỉnh, giám sát toàn bộ hệ thống xử lý chất thải từ trạm xử lý sinh hóa, trạm xử lý chất thải công nghiệp và trạm xử lý quan trắc. Mục tiêu là nhằm kiểm soát được chất thải khí, rắn và nước trước khi xả ra môi trường.
Chất thải bùn ép ở phía trong nhà máy Formosa. Ảnh: Đ.H
Hiện trong khuôn viên Công ty Formosa Hà Tĩnh còn tồn đọng khoảng hơn 700 tấn chất thải bùn đen. Đây là bùn ép từ công đoạn bể lắng tại tổ xử lý chất thải công nghiệp của công ty này. Trước kia, Công ty Môi trường đô thị thị xã Kỳ Anh từng hợp đồng vận chuyển loại chất thải trên. Tuy nhiên sau sự việc tự ý chôn lấp trái phép ở trang trại, đơn vị này đã bị nhà chức trách Hà Tĩnh lập biên bản, hợp đồng với Formosa đã được dừng lại.
Lúc này phía Formosa không thể xử lý 700 tấn chất thải bùn ép và cũng chưa ký hợp đồng với bất kỳ đơn vị nào để xử lý bùn thải sau sự nhiều sự cố liên quan đến chất thải thời gian qua.
Ông Dương Tất Thắng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh cho biết, hơn 700 tấn bùn thải chưa được xử lý, phải chờ kết quả phân tích xác định là bùn thải công nghiệp thông thường hay nguy hại thì mới có phương án yêu cầu phía Formosa xử lý thế nào.
"Hiện phía Formosa đang lưu tại kho nên có thể kiểm soát được mức độ ảnh hưởng", ông Thắng nói.
Sơ đồ những nơi chôn lấp chất thải của Formosa. Xem chi tiết
Địa bàn Hà Tĩnh hiện có 7 điểm chôn lấp và xử lý chất thải của Formosa trên đất liền, trong đó tập trung chủ yếu ở thị xã Kỳ Anh. Nhà chức trách chờ kết quả phân tích mẫu bùn thải được phát hiện trong trang trại ở phường Kỳ Trinh ngày 11/7 từ Bộ Tài nguyên và Môi trường. Bước đầuSở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh thừa nhận có thiếu sót lúc lấy mẫu, dẫn tới sự thiếu khách quan khi đưa ra kết quả xét nghiệm ban đầu.
Ngày 16/7, tỉnh Hà Tĩnh đã lập tổ kiểm tra xử lý môi trường và xả thải của Formosa. Tổ gồm 12 người do ông Phan Lam Sơn, Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức, giám sát việc xả thải, kế hoạch vận hành, sửa chữa bảo dưỡng thiết bị... của Formosa. Ngoài ra, một tổ công tác hỗn hợp ở Formosa cũng được đề xuất thành lập ngày 19/7. Tổ gồm đại diện Ban quản lý Khu kinh tế Hà Tĩnh và một số cán bộ của Formosa, làm việc tại trụ sở chính của công ty. Các thành viên thuộc tổ sẽ báo cáo, tổng hợp số liệu liên quan đến mọi hoạt động của công ty, trong đó có việc giám sát hoạt động xử lý môi trường nhanh và kịp thời nhất.
Đức Hùng
Theo VNE
Bùn rác chất đống, cá chết trong Formosa Trong khu liên hợp Formosa, cá vẫn chết nhiều trong các kênh mương nối ra biển và cánh đồng. Nhiều nơi trên công trường, rác sinh hoạt, rác xây dựng, bùn thải được nhét chung trong các bao tải. Rác thải chất đống trong Fomorsa. Ảnh: Hồng Lộc Cá phơi bụng trong mương, rác chất đống ở công trường Nhờ dân bản địa...