Ông tỷ phú nông dân tỉnh Vĩnh Long nuôi con đặc sản gì trong bể xi măng mà giàu lên, dân tới xem rất đông?
Sau hơn 3 tháng nuôi thử nghiệm con ốc bươu đen đặc sản (hay còn gọi là ốc nhồi đặc sản), anh Hồ Văn Tính ở ấp An Thành, xã An Bình, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long đã thành công trong việc nuôi và sản xuất con giống ốc bươu đen.
Có ngày gia đình anh thu nhập lên đến hàng chục triệu đồng.
Những năm trước đây, anh Hồ Văn Tính, xã An Bình, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long đã được biết đến với biệt danh là “Ông vua cá diêu hồng” ở xứ Cù lao An Bình. Hiện nay anh cũng đang là chủ của hơn 70 bè cá đặc sản các loại trên sông Tiền.
Đồng thời anh Hồ Văn Tính, xã An Bình, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long cũng là nhà phân phối cung cấp thức ăn thủy sản cho các hộ nuôi cá trên bè ở khu vực này.
Anh Hồ VănTính, xã An Bình, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long (người đội mũ thứ 3 từ phải sang) chia sẻ về con ốc bươu đen đặc sản với các bạn đoàn viên xã An Bình và Trung tâm Khuyến nông tỉnh Vĩnh Long.
Tuy nhiên, hơn một năm trước, trong một lần tình cờ khi nghe người hàng xóm khoe vừa bán được 5 kg ốc bươu đen thu được 300 nghìn đồng, anh chợt nghĩ, sao con ốc bươu đen lại có giá bán cao như vậy.
Ngay lập tức, anh bắt tay vào tìm hiều và nhận thấy giá ốc bươu đen đặc sản luôn ổn định ở mức cao từ 50 – 60 nghìn đồng/kg. Từ đó, anh Tính bắt tay vào nghiên cứu về con ốc bươu đen.
Anh Tính cho biết: Thời gian đầu anh mua ốc bươu bắt ngoài tự nhiên về nuôi, nuôi bao nhiêu cũng chết. Anh lại tiếp tục nuôi, mỗi ngày anh đều ra ao, ra bể ốc nhìn ngắm con ốc bươu đen từ sáng sớm đến tối để tìm hiểu đặc tính sinh học của chúng. Anh tìm hiểu về thức ăn, môi trường sống của loài ốc bươu đen,…
Thành công cũng đến với anh nhưng tỷ lệ ốc bươu đen sống ban đầu chỉ khoảng 5%. Cứ kiên trì như vậy, sau đó tỷ lệ ốc bươu đen sống tăng dần. Cuối cùng hơn 3 tháng tìm hiểu, nghiên cứu với niềm đam mê và quyết tâm thực hiện, anh Tính đã thành công với con ốc bươu đen.
Anh tự tin cho biết với con ốc bươu đen giống do anh sản xuất thì có thể sống ở môi trường nước mới một cách dễ dàng.
Video đang HOT
Hiện tại anh Tính là trang trại cung cấp con giống ốc bươu đen có tiếng ở các tỉnh phía Nam, đặc biệt là vùng Đồng bằng sông Cửu Long với lịch đặt hàng mua ốc bươu đen giống dày đặc.
Anh Tính cho biết có ngày anh cung cấp cho người nuôi ốc bươu đen khoảng 5 vạn ốc giống (50.000 con).
Ốc bươu đen giống 1 tuần tuổi, anh Tính bán với giá 300 đồng/con; ốc bươu đen 2 tuần tuổi anh bán với giá là 350 đồng/con. Như vậy tổng thu của anh Tính từ bán ốc bươu đen giống khoảng 15 triệu đồng/ngày.
Tuy nhiên với số lượng ốc bươu đen giống mà trang trại anh sản xuất hiện nay vẫn không đủ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Nhiều hộ nuôi phải đặt con ốc bươu đen giống với anh từ nhiều tháng trước nhưng đến nay vẫn chưa được cung cấp.
Trong thời gian nghiên cứu về con ốc bươu đen, anh Tính nhận thấy con ốc bươu đen có cơ quan hô hấp phụ, khi lên bờ ốc thở bằng phổi, khi xuống nước ốc thở bằng mang. Ốc bươu đen thích nơi có độ ẩm, thoáng mát, vì vậy khi nuôi ốc trong ao hay trong bể lót bạt bà con cần lưu ý điều này.
Nhất là khi nuôi ốc bươu đen trong bể bạt cần điều chỉnh mực nước phù hợp. Nếu nuôi ốc bươu đen trong bể lót bạt, mật độ nuôi từ 500-1000 con/m2, mực nước cao khoảng 30cm là thích hợp nhất.
Anh Tính cũng nhận thấy nuôi ốc bươu đen trong bể lót bạt sẽ dễ quản lý hơn nuôi ở ao. Đồng thời, theo anh Tính, người nuôi ốc bươi đen cần chú ý 3 yếu tố quan trọng khi nuôi ốc bươu đen là: giá thể cho ốc, thức ăn cho ốc và môi trường nước.
Ốc bươu đen nuôi từ 4,5 – 5 tháng có thể xuất bán với giá bán ốc thịt thương phẩm.
Ngoài ra, anh Tính cũng chia sẻ thêm, hiện tại anh đang tiến hành thả nuôi thử nghiệm ốc bươu đen thương phẩm trên bè.
Với diện tích bè trên sông 27 m2, anh thả nuôi ốc bươu đen với mật độ 1.100 con/m2, 27m2 thả nuôi 3 vạn con.
Anh cho biết bước đầu hiệu quả khả quan, tỷ lệ ốc sống cao, ốc lớn nhanh,… và anh sẽ mở rộng mô hình nuôi ốc bươu đen đặc sản này trong thời gian tới.
Nghệ An: Nuôi loài ốc siêu đẻ bò quanh quẩn trong ao, mỗi năm "bỏ túi" tiền tỷ
Anh Trần Quý Bang, SN 1984, ở xã Đức Thành, huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) đã biến đồng ruộng ngập nước, kém hiệu quả thành trang trại nuôi ốc bươu đen, thu nhập tiền tỷ mỗi năm.
Năm 2014, vợ chồng anh Trần Quý Bang, ở xã Đức Thành, huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) thầu gần 3 ha vùng đất nông nghiệp ngập nước, khó sản xuất thuộc khu vực đồng Cửa Chùa (xã Đức Thành, Yên Thành) để làm trang trại nuôi ốc bươu đen (ốc nhồi).
Mô hình nuôi ốc bươu đen của vợ chồng anh Trần Quý Bang đang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: PV
Trước đây, vợ chồng anh Bang thả gà, vịt, lợn, thả cá... Những năm gần đây do dịch bệnh liên tiếp xảy ra ảnh hưởng đến kinh tế gia đình, anh Bang quyết định chuyển đổi sang mô hình khác phù hợp hơn.
Qua tìm hiểu, nhận thấy ốc bươu đen là loài dễ nuôi, phù hợp với khí hậu địa phương, chi phí đầu tư thấp mà mang lại hiệu quả kinh tế cao nên anh Bang quyết định đầu tư nuôi.
Chị Nguyễn Thị Hồng (vợ anh Bang), chia sẻ: "Sau 5 năm thầu gần 3ha, vợ chồng tôi chăn nuôi đủ loại con, trồng nhiều loại cây nhưng chưa thành công như mong đợi. Không thể dẫm chân tại chỗ, vợ chồng tôi đã đi tham quan học hỏi các mô hình trong xã cũng như các vùng lân cận và thấy mô hình nuôi ốc bươu đen có khả quan".
Anh Trần Quý Bang, xã Đức Thành, huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) đang kiểm tra ốc bươu từng giai đoạn phát triển. Ảnh: PV
Đầu năm 2019, tận dụng diện tích nuôi nuôi cá, vợ chồng anh Trần Quý Bang đã đầu tư mua 5 vạn con ốc bươu đen giống với giá 20 triệu đồng. Đến nay, thả nuôi hơn 50 vạn con ốc bươu. Mỗi năm, gia đình Bang xuất bán ra thị trường 7 tấn ốc thịt thương phẩm và hơn 150 vạn con giống. Sau khi từ chi phí, gia đình anh còn thu về hơn 1 tỷ/năm.
Ốc thương phẩm được thương lái mua với giá từ 75.000 - 80.000 đồng/kg, ốc giống được mua với giá từ 300 - 500 đồng/con. Ảnh: PV
"Ốc bươu đen là loài rất dễ nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế cao, chúng hầu như không có bệnh tật gì, thức ăn hằng ngày của chúng chỉ hoa quả và rau cỏ có ở xung quanh vườn. Ốc bươu đen phát triển tốt trong môi trường nước sạch, không bị ô nhiễm và nhiệt độ nguồn nước luôn giao động trong khoảng từ 27 đến 33 độ C" - anh Bang bật mí.
Thức ăn của ốc bươu đen là bèo tai tượng. Ảnh: PV
Anh Bang chia sẻ "Để đảm bảo nhiệt độ trong ao nuôi luôn ổn định, tôi thả bèo tây trên mặt ao. Bèo tây giúp nước trong ao mát về mùa hè, giữ ấm vào mùa đông, bèo tây cũng chính là nguồn thức ăn cho ốc. Muốn đảm bảo nguồn nước trong ao luôn sạch, chúng tôi phải thường xuyên thay nước, cứ 10 ngày tôi phải khử trùng ao bằng vôi bột và men vi sinh một lần...".
Theo kinh nghiệm nuôi ốc bươu đen của anh Thành, khi cho ốc ăn, nên cho lượng thức ăn vừa đủ, vì thức ăn thừa sẽ làm ô nhiễm nguồn nước. Ốc bươu đen rất dễ mắc bệnh đường ruột nếu nguồn nước không sạch".
Trứng ốc bươu được anh Bang đem ấp có tỉ lệ nở 90%. Ảnh: PV
Theo anh Bang, cứ mỗi sào mặt ao nên thả khoảng 5 vạn ốc bươu đen giống. Sau 5 tháng nuôi, mỗi sào cho sản lượng gần 1 tấn ốc bươu đen thương phẩm và khoảng 15 vạn con giống. Ốc thương phẩm được thương lái mua với giá từ 75.000 - 80.000 đồng/kg, ốc giống được mua với giá từ 300 - 500 đồng/con, sau khi trừ chi phí, gia đình anh Bang bỏ túi hơn trăm triệu.
Trang trại nuôi ông bươu đen của vợ chồng anh Trần Quý Bang. Ảnh: PV
Trao đổi với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, ôngNguyễn Ngọc Long - Công chức Địa chính - Xây dựng - Nông Nghiệp xã Đức Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) cho biết: "Vùng đất được gia đình anh Trần Qúy Bang thuê có địa hình thấp, thường xuyên bị ngập. Trước đây, gia đình anh Bang có chăn nuôi, thả cá nhưng không hiệu quả nên đã chuyển đổi sang mô hình nuôi ốc bươu đen, bước đầu mang lại nguồn thu nhập cao cho gia đình.
Mô hình nuôi ốc bươu đen của gia đình anh Bang là một trong những mô hình tiêu biểu của xã, được chính quyền địa phương quan tâm và tạo điều kiện để phát triển. Mô hình này được rất đông bà con trong và ngoài xã đến tham quan và học hỏi".
Cụ ông 71 tuổi vẫn "lãnh lương" 24 triệu/tháng nhờ nuôi ốc này Chỉ vỏn vẹn có 1.200 m2 mặt nước nhưng lão nông Lê Hoàng Thanh (ngụ xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ) đã tận dụng nuôi ốc bươu đen, cho thu nhập 24 triệu đồng/tháng. Ông Lê Hoàng Thanh năm nay 71 tuổi nhưng vẫn còn nhanh nhẹn và ông luôn "kè kè" điện thoại bên người bởi có rất nhiều...