Ông Trương Minh Tuấn bị đề nghị 14-16 năm tù
Cựu Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn bị đề nghị mức án 14-16 năm tù.
Sáng 20/12, phiên tòa xét xử 2 cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông (TT&TT) chuyển sang phần tranh luận. Trước khi bước vào tranh tụng, đại diện Viện kiểm sát (VKS) đề nghị mức án cho 2 cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn và 12 bị cáo.
Bị cáo Trương Minh Tuấn, cựu Bộ trưởng Bộ TT&TT bị đề nghị 6-7 năm tù tội “Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng” 8-9 năm tù tội “Nhận hối lộ”, tổng hình phạt là 14-16 năm tù.
Bị cáo Trương Minh Tuấn. (Ảnh: TTXVN)
Viện kiểm sát xác định bị cáo Trương Minh Tuấn biết thẩm quyền quyết định đầu tư phải tuân thủ theo luật nhưng vẫn thực hiện theo chỉ đạo của bị cáo Son, ký quyết định phê duyệt dự án đầu tư dịch vụ truyền hình của MobiFone khi chưa có quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ; chưa được cơ quan có thẩm quyền thẩm định về giá mua và hiệu quả đầu tư của dự án; dẫn đến việc Mobifone tổ chức thực hiện dự án, ký các thỏa thuận, hợp đồng chuyển nhượng cổ phần với AVG gây hậu quả thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng đến tài sản Nhà nước.
Kết quả thẩm vấn tại tòa thể hiện bị cáo Trương Minh Tuấn ký quyết định 236 là không đúng trách nhiệm được phân công. Bị cáo Trương Minh Tuấn không đồng ý ký quyết định và đã báo cáo ông Nguyễn Bắc Son, nhưng ông Son vẫn chỉ đạo phải ký vì bị cáo Tuấn phụ trách lĩnh vực phát thanh truyền hình.
Trong nhóm bị cáo nhận hối lộ, ông Tuấn nhận số tiền ít nhất và chủ động tích cực khắc phục hậu quả. Bị cáo tự thú hành vi phạm tội trước khi bị phát hiện, có nhiều thành tích, gia đình có công với cách mạng… có nhiều tình tiết giảm nhẹ đáng kể cho trong cả 2 tội.
Video đang HOT
XUÂN TRƯỜNG – HỮU DÁNH
Theo vtc.vn
Đại hội XIII sẽ xây dựng, chỉnh đốn Đảng mạnh hơn nữa
Hội nghị Trung ương 11 đã kết thúc chiều nay sau sáu ngày làm việc. Kết quả được hé mở qua phát biểu bế mạc của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cho thấy Trung ương mong muốn nhiệm kỳ tới đẩy mạnh hơn nữa công cuộc xây dựng Đảng.
Nghị trình quan trọng của các Ủy viên Trung ương trong hội nghị gần cuối nhiệm kỳ này là thảo luận, góp ý vào các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng, sau khi đã thống nhất đề cương ở Hội nghị 10.
Toàn cảnh phiên bế mạc hội nghị. Ảnh: TTXVN
Kiên trì, quyết liệt thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII
Văn kiện trình đại hội là nơi tập trung đầy đủ, toàn diện đánh giá của Đảng về hiện tình đất nước, cũng như xác định mục tiêu, phương hướng, giải pháp cho nhiệm kỳ tiếp theo. Góp ý cho dự thảo do các tiểu ban của Bộ Chính trị chuẩn bị, Trung ương đã đánh giá về kết quả 10 năm thực hiện Cương lĩnh 2011, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020; 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII, cũng như nhìn lại 30 năm thực hiện Cương lĩnh 1991 và 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới.
Trong các nội dung được thảo luận, góp ý này, phần công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, đặc biệt là công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực đã có chuyển biến mạnh mẽ, quyết liệt. Đã có bước đột phá, đạt nhiều kết quả rõ rệt, được nhân dân hoan nghênh, đồng tình, tin tưởng, ủng hộ.
Phát biểu có tính khái quát kết quả Hội nghị, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết: "Trung ương đặc biệt nhấn mạnh, phải phát huy những thành quả và bài học kinh nghiệm đã có được trong nhiệm kỳ khoá XII. Đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực gắn với xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh về mọi mặt; nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước".
Với quan điểm ấy, văn kiện Đại hội XIII sẽ khẳng định việc tiếp tục kiên trì, quyết liệt thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng Đảng, ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong Đảng và trong xã hội.
Như vậy, Đảng tiếp tục giữ vững, kiên định bản chất cách mạng và vai trò tiên phong, gương mẫu của mình, của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức xây dựng Đảng. Tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.
Kỷ luật cán bộ cấp cao: đau xót, nhưng không thể không làm
Về quyết định của Trung ương khai trừ ra khỏi Đảng với hai cựu Bộ trưởng Thông tin Truyền thông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng điểm lại số lượng 70 cán bộ cao cấp thuộc diện Trung ương quản lý đã chịu các hình thức kỷ luật từ sau Đại hội XII đến nay. Trong số này, có 1 Ủy viên Bộ Chính trị, 4 Ủy viên Trung ương khóa XII, 1 là nguyên Phó thủ tướng, 5 Bộ trưởng và nguyên Bộ trưởng, 2 bí thư tỉnh ủy, 5 nguyên bí thư tỉnh ủy và 17 tướng lĩnh. Cùng với đó là 7 tổ chức đảng bị Trung ương khóa XII thi hành kỷ luật.
"Thật đau xót, nhưng không thể không làm, không có cách nào khác! Tất cả là vì sự nghiệp chung của Đảng, của đất nước, của nhân dân".
Tống bí thư Nguyễn Phú Trọng bày tỏ và nhấn mạnh: "Đây là bài học sâu sắc, bài học đắt giá cho tất cả chúng ta. Đề nghị từng đồng chí Uỷ viên Trung ương Đảng và mỗi cán bộ, đảng viên, công chức cần thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện, thường xuyên nêu gương, tự soi, tự sửa, tránh xa những cám dỗ vật chất, tham vọng để không đi vào vết xe đổ, gây ra những hậu quả, tổn thất khôn lường".
"Chúng ta đang tích cực chuẩn bị đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIII của Đảng, phải kiên quyết không để lọt vào cấp uỷ những cán bộ vi phạm, thoái hoá, biến chất! Bất cứ trường hợp nào mà vi phạm kỷ luật, chúng ta phải xử lý nghiêm minh, làm nghiêm từ trên xuống dưới để giữ vững kỷ cương, kỷ luật của Đảng, để lấy lại và củng cố niềm tin và tình thương yêu, quý trọng của nhân dân", Tổng bí thư phát biểu phiên bế mạc.
Xây dựng, chỉnh đốn Đảng là một trong nhiều nội dung quan trọng mà Trung ương đã thảo luận, thống nhất. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết các tiểu ban sẽ khẩn trương, nghiêm túc tiếp thu ý kiến. Các dự thảo báo cáo sẽ được hoàn thiện để gửi đại hội đảng bộ các cấp đóng góp ý kiến. Tiếp đó trong năm 2020, Trung ương sẽ thảo luận một lần nữa, xem xét thông qua, rồi xin ý kiến nhân dân trước khi trình Đại hội XIII.
Trung ương nghe báo cáo đối ngoại
Trong ngày cuối cùng của Hội nghị 11, Trung ương đã nghe báo cáo công tác đối ngoại nổi bật thời gian gần đây.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì để Bộ Chính trị báo cáo tiếp thu, giải trình về ý kiến của các Ủy viên Trung ương góp ý cho các dự thảo Báo cáo chính trị, Báo cáo 10 năm thực hiện Cương lĩnh 2011, Báo cáo tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 2016-2020, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2021-2025, Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng.
Bộ Chính trị cũng tiếp thu, giải trình trình các ý kiến thảo luận liên quan đến tình hình kinh tế - xã hội, thực hiện ngân sách 2019 cũng như dự kiến kế khoạch liên quan 2020, và kế hoạch tài chính ngân sách 3 năm 2020-2022. Đây là các nội dung Chính phủ sẽ trình Quốc hội thảo luận, quyết định trong kỳ họp tháng 10 này.
(Theo Thông cáo báo chí của Văn phòng Trung ương)
N.NHÂN
Theo PLO
Ông Hoàng Trung Hải vi phạm đến mức phải xem xét kỷ luật Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải trong thời gian giữ cương vị ủy viên Ban cán sự đảng, Phó Thủ tướng đã có vi phạm, khuyết điểm khi cho một số ý kiến chỉ đạo đối với dự án TISCO 2. Từ ngày 4-6/12, tại Hà Nội, UB Kiểm tra TƯ đã họp kỳ 41. Chủ nhiệm UB Kiểm tra...