Ông Trương Gia Bình tái nhiệm Tổng giám đốc FPT
Hội đồng quản trị Tập đoàn FPT chiều nay thống nhất bầu ông Trương Gia Bình trở lại điều hành sau khi đã chấp thuận đơn từ nhiệm của Tổng giám đốcTrương Đình Anh.
Đơn từ nhiệm của ông Trương Đình Anh được gửi tới chiều 26/9, với lý do là sự khác biệt trong hoạch định chiến lược và phương thức điều hành giữa ông và Hội đồng quản trị.
Theo nghị quyết của Hội đồng quản trị FPT, ông Đình Anh sẽ thôi chức Tổng giám đốc ngay từ ngày 26/9 và sẽ tiếp tục là thành viên Hội đồng quản trị và Hội đồng sáng lập công ty mẹ. Ở các công ty thành viên như FPT Retail, FPT Telecom, FPT Online, ông Trương Đình Anh vẫn là thành viên Hội đồng Quản trị và cố vấn cấp cao.
Ông Trương Gia Bình trở lại điều hành sau 3 năm định hướng FPT trên vai trò Chủ tịch Hội đồng quản trị. Ảnh: Nhật Minh
Chủ tịch Hội đồng Quản trị (HĐQT) FPT Trương Gia Bình sẽ kiêm nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc từ ngày 26/09/2012 cho đến khi việc ông Trương Gia Bình kiêm nhiệm chức Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc được Đại hội đồng cổ đông thường niên FPT phê chuẩn, dự kiến diễn ra vào đầu năm 2013. FPT cho biết, sẽ tiếp tục quá trình tìm kiếm, phát triển ứng viên cho vị trí tổng giám đốc trong tương lai.
Ông Bình từng là học sinh chuyên toán Chu Văn An Hà Nội, tốt nghiệp khoa Toán cơ Đại học Tổng hợp Matxcơva năm 1979. Sau đó, ông lấy bằng Tiến sĩ Toán Lý, Đại học Tổng hợp Lomonosov Nga năm 1982. Ông được bầu chọn vào Top 10 nhân vật ICT Việt Nam tiêu biểu và Top 10 cá nhân có nhiều đóng góp và ảnh hưởng lớn đến Internet Việt Nam trong 10 năm qua.
Là một trong 13 sáng lập viên, ông Trương Gia Bình trực tiếp điều hành công ty suốt 20 năm đầu. Dưới sự dẫn dắt của ông, từ 13 thành viên ban đầu, FPT đã trở thành tập đoàn công nghệ thông tin và viễn thông hàng đầu Việt Nam, đạt doanh thu 1 tỷ USD vào năm 2008.
Video đang HOT
Tháng 4/2009 ông bàn giao chức vụ cho tổng giám đốc thế hệ thứ hai và tập trung cho công việc quản trị, định hướng chiến lược tập đoàn.
FPT khẳng định việc ông Trương Gia Bình trở lại công điều hành là nhằm đảm bảo tập đoàn tiếp tục phát triển ổn định và chuẩn bị tốt hơn cho sự chuyển giao một thế hệ lãnh đạo trong thời gian tới.
Trước khi đi đến quyết định chính thức rút khỏi ghế Tổng giám đốc, ông Đình Anh đã xin nghỉ phép 2 tháng và quay trở lại công việc hôm 17/9 vừa rồi. Trương Đình Anh là tổng giám đốc thế hệ thứ ba của tập đoàn, sau ông Trương Gia Bình và ông Nguyễn Thành Nam. Ông được bổ nhiệm từ tháng 3/2009 sau những thành tích ấn tượng tại Công ty Viễn thông FPT (FPT Telecom), đưa công ty này từ chỗ là một trung tâm Internet với 4 nhân sự trở thành nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến hàng đầu và là một trong 3 doanh nghiệp có ảnh hưởng nhất tới sự phát triển Internet tại Việt Nam.
Ông Trương Đình Anh lúc mới nhậm chức Tổng giám đốc FPT. Ảnh: Nhật Minh
FPT chuyển giao chức vụ cho ông Trương Đình Anh khi bắt đầu kế hoạch dài hơivới mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 4 lần trong 4 năm, lọt vào danh sách 500 doanh nghiệp hàng đầu trong Forbes Global 2000…
Hội đồng quản trị FPT khẳng định sau khi ông Trương Gia Bình quay lại làm Tổng giám đốc, tập đoàn tiếp tục theo đuổi chiến lược OneFPT, theo đó sẽ tập trung phát triển lĩnh vực kinh doanh cốt lõi là Công nghệ Thông tin và Viễn thông.
8 tháng đầu năm nay, FPT đạt doanh thu gần 15.300 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 1.540 tỷ đồng. Trước đó, do biến động thị trường và khó khăn chung của nền kinh tế, tập đoàn đã giảm mục tiêu doanh thu cả năm xuống 26.072 tỷ đồng (dự kiến ban đầu là 31.300 tỷ đồng) và giảm mục tiêu lợi nhuận trước thuế còn 2.547 tỷ đồng (kế hoạch cũ 3.000 tỷ đồng).
Kết thúc 6 tháng, FPT đứng thứ 9 trong danh sách 27 doanh nghiệp có lượng tiền mặt dồi dào từ 500 đến 10.000 tỷ đồng. Lượng tiền mặt của FPT đạt trên 2.000 tỷ đồng 6 tháng.
FPT có 10 công ty con, với hơn 13.000 nhân viên, tổng tài sản đạt gần 15.000 tỷ đồng và có mặt ở 11 quốc gia trên thế giới.
Theo VNE
2015: FPT "phủ sóng" cả nước
Hiện tổng dung lượng đi quốc tế của FPT khoảng 300 Gbps và trung bình mỗi thuê bao có băng thông quốc tế ở mức 0,5 Mbps.
Tính đến cuối năm 2012, FPT Telecom sẽ có mặt tại 44/63 tỉnh thành. Theo đại diện FPT Telecom, FPT Telecom sẽ mở thêm 3 - 5 chi nhánh vào năm 2013 trước khi có mặt ở 100% tỉnh, thành phố vào năm 2015.
Trung bình mỗi thuê bao FPT Telecom có tốc độ quốc tế ở mức 0,5 Mbps
Tại buổi lễ "Tổng kết hoạt động 5 tháng 2012 của FPT và chia sẻ định hướng công nghệ mới" ngày 15/6, ông Trương Đình Anh, Tổng Giám đốc FPT cho biết, lĩnh vực viễn thông của FPT đang phát triển nhanh. Tháng 11/2011, FPT đã xây dựng tuyến cáp quang mới có dung lượng 300 Gbps từ Lạng Sơn đến Cà Mau. Trong những năm qua, FPT có sự đầu tư rất mạnh mở rộng dung lượng đi quốc tế, ngay từ cuối năm 2007, FPT đã đầu tư 10 triệu USD vào tuyến cáp quang biển AAG (Asia America Gateway) để có 30 Gbps quốc tế từ Việt Nam đi Hồng Kông. "Cuối tháng 9/2012, FPT sẽ có thêm 130 Gbps từ tuyến cáp quang biển AAG", ông Trương Đình Anh cho biết thêm.
Hiện FPT cũng đẩy mạnh kết nối với các nhà cung cấp biên giới Việt Nam - Trung Quốc như China Telecom, China Mobile và China Unicom để có thêm 100 Gbps dung lượng quốc tế nâng tổng dung lượng đi quốc tế của FPT ở mức 300 Gbps, gấp 150 nghìn lần so với tổng dung lượng đi quốc tế của cả Việt Nam năm 2007 (khoảng 2Mbps).
"Với khoảng 700 nghìn thuê bao, bình quân băng thông đi quốc tế của mỗi đầu thuê bao đạt khoảng 0,5 Mbps và từ 4 - 6 Mbps băng thông trong nước", ông Trương Đình Anh nhấn mạnh.
Ngoài ra, FPT và một vài doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet khác liên minh cùng với các đối tác quốc tế khác để đầu tư xây dựng một tuyến cáp quang biển mới, dự kiến FPT có thêm khoảng 60 Gbps từ tuyến cáp quang mới này vào 2014.
Đầu 2012, FPT Telecom đã "rầm rộ" khai trương chi nhánh ở Hưng Yên, Long An, Hà Tĩnh - đây là 3 trong số 8 chi nhánh mà đơn vị sẽ mở thêm trong năm 2012. Trung bình mỗi chi nhánh, FPT Telecom đầu tư khoảng 15 - 20 tỷ đồng. Còn trong năm 2013, theo kế hoạch, FPT Telecom sẽ mở thêm 3 - 5 chi nhánh.
Theo ông Nguyễn Văn Khoa, Tổng Giám đốc FPT Telecom, dự kiến cuối tháng 6/2012, chi nhánh thứ 40 của FPT Telecom sẽ đi vào hoạt động tại Sóc Trăng. "Đến 2015, FPT sẽ có mặt tại 23 tỉnh, thành phố còn lại", ông Khoa cho biết thêm.
Tập trung phát triển mạnh ADSL, FTTH
Tại Hội nghị phổ biến văn bản pháp luật lĩnh vực Viễn thông, Internet khu vực miền Bắc ngày 6/6, Bộ TT&TT cho biết, thuê bao Internet cũng tăng trưởng đáng kể, trong đó VNPT và FPT Telecom là 2 doanh nghiệp có nhiều thuê bao nhất. Cụ thể, VNPT có hơn 63% thị phần, gấp gần 3 lần số thuê bao của doanh nghiệp đứng thứ 2 là FPT Telecom (22,29%).
Ông Khoa cho biết, mặc dù VNPT có lợi thế lớn về hạ tầng, vùng phủ rộng khắp nhưng FPT Telecom sẽ cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ và kinh doanh tập trung. Bởi vì, mặc dù VNPT phủ rộng nhưng không phải vùng nào VNPT cũng có khách hàng nên làm hiệu quả kinh doanh thấp và không có tiền để tái đầu tư mạng lưới, công nghệ, thiết bị dẫn đến chất lượng dịch vụ tại vùng đó ngày càng đi xuống. Còn FPT Telecom sẽ kinh doanh trọng tâm chính tại thủ phủ của mỗi địa phương thay vì dàn trải phải có mặt tại tất cả các vùng của tỉnh, thành đó. "Khi đó, vốn đầu tư mới đạt hiệu quả cao để tái đầu tư và nâng cao chất lượng dịch vụ", ông Khoa nhấn mạnh.
Ngoài ra, FPT Telecom rất muốn đi đến tận vùng sâu, vùng xa nhưng phải tiếp cận được các nguồn vốn đầu tư của Nhà nước với lãi suất thấp.
Thời gian tới, FPT Telecom sẽ tập trung phát triển mạnh cả mạng cáp quang FTTH và ADSL. Bởi vì, với tỷ lệ người sử dụng Internet băng rộng cố định (ADSL, VDSL, FTTH...) hiện nay trên toàn quốc, có thể thấy rõ băng rộng cố định chưa thực sự phổ cập trên quy mô toàn quốc, người dân được tiếp cận với Internet chưa nhiều và chỉ tập trung ở các thành phố lớn. Do đó, thị trường cho cả FTTH và ADSL còn rất lớn.
Theo vietbao
FPT khai trương cửa hàng bán đồ Apple ủy quyền thứ 2 tại Việt Nam Apple mở thêm cửa hàng thứ 2 "chuyên bán táo". Hôm qua 25/9/2012, công ty cổ phần bán lẻ kỹ thuật số FPT (FPT Retail) chính thức khai trương cửa hàng thứ 2 trong chuỗi cửa hàng được ủy quyền chính hãng của Apple, còn gọi là F.Studio (tên gọi cũ là iStore Premium) tại 121 Lê Lợi, P.Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM....