Ông Trương Gia Bình là ai? người mở trường nuôi dưỡng miễn phí cho 1.000 trẻ mồ côi cha mẹ bởi Covid-19
Ông Trương Gia Bình là người từng có đường học vấn vô cùng đáng nể trước khi cùng các anh em đặt nền móng, sáng lập nên FPT.
Mới đây, Chủ tịch Hội đồng quản trị FPT Trương Gia Bình công bố thành lập trường và chu cấp toàn bộ việc nuôi dưỡng, đào tạo 1.000 em nhỏ mất cha, mẹ vì COVID-19.
Ông Trương Gia Bình là ai?
Theo ông Trương Gia Bình, dịch COVID-19 đang gây ra nhiều tang thương và xáo trộn cho đất nước. Hàng nghìn người chết, hàng chục nghìn doanh nghiệp đóng cửa, hàng triệu người lao động mất việc. Đau thương hơn nữa là hàng nghìn em nhỏ mất cha, mất mẹ.
Trong bối cảnh đó, Chủ tịch FPT – ông Trương Gia Bình đã quyết định mở trường nuôi dạy 1.000 trẻ nhỏ mất cha mẹ bởi dịch Covid-19 đến khi khôn lớn. Chủ tịch Hội đồng Quản trị FPT cam kết sẽ nhận 1.000 em mất cha mẹ và đào tạo liên tục trong 20 năm tới, chi phí mỗi năm 80 tỷ đồng.
Theo đó, trường học được xây dựng theo mô hình thiếu sinh quân. FPT City Đà Nẵng sẽ là nơi đào tạo từ lớp 1 đến 12 và cả Đại học. Trường sẽ chu cấp toàn bộ việc nuôi dưỡng, đào tạo các em cho đến khi khôn lớn. Nếu em nào có nguyện vọng học cao lên nữa, trường sẽ hỗ trợ.
Ông Trương Gia Bình nổi tiếng là một doanh nhân hàng đầu trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin
Ông Trương Gia Bình là ai?
Ông Trương Gia Bình sinh năm 1956 tại Nghệ An. Lên 2 tuổi, ông cùng gia đình chuyển vào Hà Nội sinh sống. Ông là cựu học sinh lớp chuyên Toán của ngôi trường Chu Văn An nổi tiếng. Sau đó, ông thi đỗ vào khoa Toán cơ, Đại học Tổng hợp Hà Nội và đã tốt nghiệp.
Nhờ sự vượt trội của mình mà ông giành được học bổng du học tại Nga. Năm 1979, ông nhận được tấm bằng Cử nhân Toán của ĐH Tổng họp Lomonosov. Tiếp tục, năm 1982, ông nhận được bằng Tiến sĩ Toán Lý cũng của ngôi trường này. 1 năm sau, ông bảo vệ thành công luận án Phó Tiến sĩ tại ĐH Tổng hợp Moscow.
Thời điểm năm 1982, ông Trương Gia Bình quyết định về nước và làm việc tại Viện Cơ học thuộc Viện khoa học Việt Nam. Ông có 2 năm sau đó làm nghiên cứu viên cao cấp thuộc Viện toán học Steclov, viện Hàn Lâm khoa học Xô Viết, Nga.
Năm 1989, ông trở thành nghiên cứu viên tại Viện Max-Plant tại Gottinggen, CHLB Đức. Ông Trương Gia Bình được nhà nước phong tặng danh hiệu Phó giáo sư năm 1991. Từ năm 1995, ông Bình giữ chức chủ nhiệm Khoa Quản trị kinh doanh-HSB, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội.
Video đang HOT
Năm 1988, 6 năm sau ngày về nước, ông Trương Gia Bình cùng các cộng sự của mình sáng lập nên nền móng cho FPT ngày nay, đó là công ty Công nghệ Thực phẩm với số tiền vay mượn từ GS. Vũ Đình Cự.
Đến năm 1995, tin học ngày càng được chú ý, do đó, ông quyết định chuyển hướng để phát triển mạnh mẽ lĩnh vực công nghệ. Năm 2002, công ty của ông chính thức đổi tên thành Công ty cổ phần Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT.
Dưới sự dẫn dắt của 65 tuổi người Quảng Nam, FPT đang ngày càng lớn mạnh với 7 công ty con và 2 công ty liên kết.
Ông Trương Gia Bình giàu cỡ nào?
Doanh nhân 65 tuổi người Quảng Nam đang nắm giữ hàng loạt vị trí quan trọng ở những doanh nghiệp hàng đầu cả nước bao gồm Chủ tịch HĐQT & Thành viên Hội đồng sáng lập CTCP FPT; Thành viên HĐQT CTCP Viễn thông FPT và Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Giáo dục FPT và Thành viên HĐQT Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
Về tài sản cá nhân, ông Trương Gia Bình cũng đang trực tiếp sở hữu gần 64 triệu cổ phiếu của tập đoàn FPT, tương đương khối tài sản trị giá hơn 6.000 tỷ đồng. Với khối tài sản này, ông Trương Gia Bình đứng trong Top 30 những người giàu nhất Việt Nam trên sàn chứng khoán.
Dưới sự dẫn dắt của ông Trương Gia Bình, FPT cũng đạt kết quả kinh doanh ấn tượng trong 8 tháng đầu năm 2021.
Chỉ tính riêng trong tháng 8/2021, FPT có doanh thu đạt 2.840 tỷ đồng, tăng 20,2% và lợi nhuận sau thuế 480 tỷ đồng, tăng 20,9% so với cùng kỳ năm trước.
Lũy kế 8 tháng đầu năm, FPT đạt doanh thu 21.842 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 4.005 tỷ đồng, tăng 19,2% và 19,8% so với cùng kỳ năm trước, tương đương 102% và 104% kế hoạch đề ra.
Theo số liệu được FPT công bố, trong 8 tháng đầu năm, doanh thu ký mới của mảng Công nghệ đạt 16.095 tỷ đồng, tăng trưởng 38,2%. Trong đó, doanh thu ký mới của thị trường nước ngoài đạt 11.930 tỷ đồng, tăng trưởng 38,5%.
Doanh thu và lợi nhuận trước thuế Dịch vụ công nghệ thông tin trong nước đạt 3.362 tỷ đồng và 335 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 41,9% và 118,2%. Doanh thu Dịch vụ công nghệ thông tin nước ngoài tăng 17,2%, trong đó doanh thu từ thị trường Mỹ tăng 49%.
Doanh thu Chuyển đổi số cũng tăng tốc đạt mức tăng trưởng 45,1% nhờ đà tăng từ các công nghệ AI/Phân tích dữ liệu, Điện toán đám mây và Low code.
Hé lộ về thù lao và cú sụt hơn 50.000 tỷ đồng của tỷ phú giàu nhất Việt Nam
Biến động sụt giảm hơn 50.000 tỷ đồng trên sàn chứng khoán của tỷ phú Phạm Nhật Vượng diễn ra khi cổ phiếu VIC diễn biến giảm. Trong tuần, nhiều thông tin thú vị về tỷ phú cũng xuất hiện.
Tỷ phú Việt gia tăng đầu tư vào Mỹ, Đức
Mới đây, theo báo cáo 6 tháng của Bộ KH&ĐT, cơ quan của Bộ KH&ĐT đã phê duyệt nguồn vốn đầu tư nước ngoài hơn 547 triệu USD bao gồm cả vốn cấp mới và tăng thêm. Số vốn đầu tư ra nước ngoài hiện tăng 2,5 lần so với cùng kỳ năm trước.
Theo đó, hơn 24 dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới, với tổng vốn đăng ký đạt 143,8 triệu USD, bằng 77,6% so với cùng kỳ và 9 lượt dự án điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn tăng thêm là 403,2 triệu USD, tăng 10,8 lần so với cùng kỳ.
Masan là ông lớn đầu tư mới nhất ra nước ngoài với dự án được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài với tổng vốn 91,5 triệu USD tại Đức.
Ngoài Masan, dự án tại Mỹ của tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng điều chỉnh vốn đầu tư tăng hơn 300 triệu USD. Ngoài ra, tại Đức, VinFast cũng điều chỉnh một dự án tăng vốn hơn 32 triệu USD, chủ yếu để hợp tác với các nhà cung ứng lớn liên quan đến công nghệ, xe hơi.
Cũng trong 6 tháng đầu năm, tỷ phú ô tô Trần Bá Dương tiếp tục bỏ hơn 76 triệu USD vốn tăng thêm vào dự án tại Campuchia. Dự án này do công ty con của Thaco là Thadi mua lại 100% vốn của Hoàng Anh Gia Lai của bầu Đức trước đó.
Ô ng Phạm Nhật Vượng nhận thù lao ra sao?
Theo công bố tại phiên họp Đại hội đồng cổ đông thường niên Tập đoàn Vingroup của ông Phạm Nhật Vượng ngày 24/6, 9 thành viên HĐQT Vingroup nhận 12,4 tỷ đồng thù lao, tương đương 0,27% lợi nhuận sau thuế cho kỳ hoạt động 2020. Trong khi đó, 3 thành viên Ban kiểm soát nhận 2,1 tỷ đồng, tương đương 0,05% lợi nhuận sau thuế.
Như vậy, mỗi thành viên HĐQT tại Vingroup nhận gần 1,38 tỷ đồng tiền thù lao trong năm 2020, tương ứng với mức thù lao bình quân theo tháng là 115 triệu đồng. Còn các thành viên BKS có mức thù lao 700 triệu đồng/người/năm (tương đương với 58 triệu đồng/tháng).
Ông Phạm Nhật Vượng nhận thù lao bao nhiêu?
Căn cứ theo kế hoạch kinh doanh năm nay, Đại hội đồng cổ đông Vingroup cũng thông qua mức thù lao HĐQT và BKS lần lượt là 0,4% và 0,1% lợi nhuận sau thuế năm 2021.
Trên cơ sở mục tiêu lợi nhuận sau thuế đạt 4.500 tỷ đồng trong năm nay, nếu hoàn thành kế hoạch này, HĐQT Vingroup sẽ nhận thù lao tối đa 18 tỷ đồng còn BKS nhận được 4,5 tỷ đồng thù lao, lần lượt tăng 45% và 114% so với năm 2020.
"Ông trùm chứng khoán" Nguyễn Duy Hưng nhận thua
Trên trang cá nhân Facebook, tối 24/6, ông Nguyễn Duy Hưng chia sẻ trạng thái: "Chưa bao giờ trong đời "thua độ" mà sung sướng như thế này!".
Cụ thể, ông Hưng thừa nhận đã "thua" ông Trương Gia Bình - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FPT khi cá "FPT không thể khắc phục sự cố tắc nghẽn hệ thống giao dịch của HSX trong vòng 100 ngày".
Ông Nguyễn Duy Hưng vui vẻ nhận thua sau khi cá với ông Trương Gia Bình.
Ông Hưng cho biết, trong ngày 24/6, lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và HSX đã khẳng định dự án khắc phục tình trạng nghẽn lệnh trên HSX đã cơ bản hoàn thành và chính thức đưa vào sử dụng ngay trong tháng 6 này.
Chủ tịch SSI gửi lời chúc mừng tới ông Trương Gia Bình, Tập đoàn FPT, Sở HSX cũng như nhà đầu tư và các công ty chứng khoán vì sắp được trở về trạng thái bình thường với hệ thống giao dịch thông suốt hàng ngày.
Chỉ trong 1 giờ chia sẻ, dòng trạng thái của ông Nguyễn Duy Hưng đã thu hút trên 2.800 lượt thích (like) với trên 200 bình luận và 32 lượt chia sẻ.
Ông Phạm Nhật Vượng sụt hơn 50.000 tỷ đồng
Cộng với 2 phiên giảm giá mạnh tuần qua, tính chung trong tháng, VIC giảm khoảng 2,25%. Tại mức giá này của VIC, vốn hóa thị trường của Vingroup đạt 397.097 tỷ đồng xếp sau vốn hóa thị trường của Vietcombank (đạt 402.413 tỷ đồng).
Ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Hội đồng quản trị Vingroup - hiện nắm giữ trực tiếp 876 triệu cổ phiếu VIC và gián tiếp 1,04 tỷ cổ phiếu này thông qua 92,88% cổ phần tại Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Việt Nam. Tổng giá trị tài sản của ông Vượng tại VIC đạt 224.982 tỷ đồng tại thời điểm chốt phiên giao dịch 18/6.
Với diễn biến giá cổ phiếu VIC trong 2 tháng qua, giá trị tài sản của ông Phạm Nhật Vượng sụt giảm khoảng 50.975,2 tỷ đồng. Con số này thậm chí còn lớn hơn tổng giá trị tài sản của ông Trần Đình Long - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Hòa Phát. Ông Long đang sở hữu khối tài sản 45.014 tỷ đồng tại HPG và đang xếp thứ hai trong danh sách những người giàu nhất Việt Nam.
FPT xây trường nuôi dạy 1.000 em nhỏ mất cha, mẹ do Covid-19 Chưa đầy 24 giờ từ khi có ý tưởng, ông Trương Gia Bình quyết định FPT mở trường nuôi dạy 1.000 trẻ nhỏ mất cha mẹ bởi dịch Covid-19 đến khi khôn lớn. Sau thống kê hàng nghìn trẻ em mồ côi do dịch bệnh, ngày 16/9, Chủ tịch HĐQT FPT Trương Gia Bình công bố thành lập trường và chu cấp toàn...