Ông Trump và tham vọng định hình lại bản đồ địa chính trị thế giới năm 2025
Với khẩu hiệu “ Nước Mỹ trên hết”, ông Trump đặt mục tiêu tái định hình trật tự thế giới, khôi phục vị thế Mỹ và ứng phó với các đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc và Nga.
Ông Donald Trump phát biểu tại Milwaukee, Wisconsin, Mỹ. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Năm 2024 đã chứng kiến nhiều biến động chính trị toàn cầu với hàng loạt cuộc bầu cử quan trọng tại EU, Mexico, Nam Phi, Ấn Độ, Anh, Pháp, Nhật Bản và đặc biệt là sự trở lại của ông Donald Trump tại Mỹ. Năm 2025 hứa hẹn sẽ là năm định hình lại hoàn toàn bản đồ địa chính trị thế giới, với trọng tâm là cách thức chính quyền Trump 2.0 tương tác với một thế giới đang thay đổi.
Khác với nhiệm kỳ đầu tiên, lần này ông Trump trở lại với sứ mệnh rõ ràng hơn, tự tin hơn. Tổng thống đắc cử Trump và nhóm cố vấn của ông, với sự hỗ trợ của tỷ phú Elon Musk, tuyên bố sẽ không chỉ thay đổi nền chính trị, chính phủ mà còn cả thương mại, văn hóa và trật tự thế giới.
Cơ sở cho tuyên bố trên là việc Mỹ đã ở vị thế thuận lợi khi kết thúc năm 2024. Theo tờ Economist, nền kinh tế Mỹ đạt mức tăng trưởng cao nhất và lạm phát thấp nhất trong nhóm G7. Mỹ duy trì vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực tài chính và trí tuệ nhân tạo (AI). Các trường đại học Mỹ tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của những bộ óc xuất sắc nhất thế giới.
Video đang HOT
Trong khi đó, các đối thủ chính của Mỹ đang bộc lộ nhiều vấn đề. Trung Quốc đã bắt đầu suy giảm tỷ trọng trong GDP toàn cầu từ năm 2021, trong khi kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng mạnh. Dân số Trung Quốc đang sụt giảm và đã bị Ấn Độ vượt qua để trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới. Nền kinh tế của Nga cũng đang chững lại, khiến NATO tin rằng Moskva sẽ không thể duy trì cuộc chiến ở Ukraine sau năm 2026.
Ở ba khu vực xung đột và nóng bỏng quan trọng nhất – Trung Đông, Ukraine và châu Á, ông Trump có cơ hội khẳng định vị thế của Mỹ. Tại Trung Đông, sau thành công của Israel ở Liban, sau cuộc tấ.n côn.g Gaza và sự sụp đổ của chính quyền ông Bashar al-Assad ở Syria, chính quyền Trump mới có thể thúc đẩy một giải pháp khu vực, bao gồm việc bình thường hóa quan hệ Israel và Saudi Arabia.
Nhiều quan chức an ninh quốc gia tại châu Á, đặc biệt là ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Philippines, đang theo dõi sát sao diễn biến tại Ukraine, coi đây như một phép thử về cam kết của Mỹ đối với các đồng minh.
Tuy nhiên, để thành công, ông Trump cần khắc phục những điểm yếu từ nhiệm kỳ đầu tiên. Saudi Arabia vẫn còn bất bình về phản ứng kiềm chế của ông đối với cuộc tấ.n côn.g của Iran vào các nhà máy lọc dầu của họ năm 2019. Hàn Quốc không hài lòng về việc ông đơn phương đàm phán với Triều Tiên. Châu Âu lo ngại về cam kết của ông với NATO. Canada và Mexico mong đợi một đối tác đáng tin cậy về thương mại và an ninh biên giới.
Thách thức lớn nhất của ông Trump trong năm 2025 sẽ là cân bằng giữa chính sách đối nội và đối ngoại. Trong khi cử tri trong nước muốn ông hủy bỏ các thỏa thuận thương mại và rút quân đội về nước, thì vai trò lãnh đạo thế giới đòi hỏi Mỹ phải thể hiện sức mạnh trong việc định hình trật tự toàn cầu.
Tổng thống Ukraine nêu điều kiện đàm phán với Nga và Mỹ
Tổng thống Ukraine Zelensky vừa tiết lộ hai điều kiện tiên quyết để đàm phán với Nga: gặp Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump và nhận được đảm bảo an ninh cụ thể.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ảnh: THX/TTXVN
Theo hãng thông tấn độc lập UNIAN của Ukraine ngày 6/1, trong cuộc phỏng vấn kéo dài hơn 3 giờ với người dẫn chương trình podcast người Mỹ Lex Friedman, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã đưa ra những điều kiện quan trọng để bắt đầu đàm phán với Nga, trong đó nhấn mạnh vai trò then chốt của Mỹ và Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Ông Zelensky nêu rõ, Ukraine chỉ có thể bắt đầu đàm phán với Nga sau khi đáp ứng được hai điều kiện tiên quyết: Thứ nhất là gặp ông Trump và thứ hai là nhận được các đảm bảo an ninh cụ thể. "Tôi nghĩ rằng vào ngày 25/1 hoặc một ngày nào đó, trước hết chúng tôi sẽ gặp ông Trump. Chúng tôi cần thống nhất với ông ấy về cách ngăn chặn cuộc chiến tiếp diễn", Tổng thống Ukraine nhấn mạnh.
Về vai trò của các đối tác quốc tế, Tổng thống Zelensky nhấn mạnh tầm quan trọng của sự ủng hộ từ châu Âu: "Điều rất quan trọng đối với chúng tôi là châu Âu, nơi chúng tôi là một phần, cũng có tiếng nói". Tuy nhiên, ông Zelensky cũng khẳng định không thể đảm bảo an ninh cho Ukraine nếu thiếu vai trò của Mỹ, một quốc gia có tiềm lực mạnh mẽ và có đóng góp quan trọng trong chiến thắng Thế chiến thứ hai.
Liên quan đến khả năng Mỹ rút khỏi NATO dưới thời chính quyền Trump mới, Tổng thống Zelensky bày tỏ quan ngại sâu sắc: "Tôi nghĩ điều đó rất tệ cho NATO. Đó sẽ là sự kết thúc, là sự tan rã của NATO", đồng thời chỉ ra rằng hiện không có quốc gia thành viên NATO nào phải đối mặt với chiến tranh trên lãnh thổ của mình.
Hiện tại, Kiev đang nỗ lực tìm kiếm các cam kết từ phương Tây nhằm ngăn chặn khả năng Nga có thể tiến hành các hành động tấ.n côn.g mới. Tổng thống Zelensky nhấn mạnh rằng chỉ có sự bảo đảm từ các nước EU là chưa đủ và Mỹ cần phải đóng vai trò quan trọng trong việc này.
Trước đó vào tháng 12/2024, ông Trump cũng cho biết ông sẽ nói chuyện với Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky về việc chấm dứt giao tranh ở Ukraine, bày tỏ sự lo ngại trước những hình ảnh tàn phá từ cuộc xung đột này.
Tiếp tục đề cập tới xung đột Nga - Ukraine, ông Trump cho biết thêm rằng phần lớn lãnh thổ đang tranh chấp đã bị tàn phá thành đống đổ nát, có những thành phố mà không còn một tòa nhà nào đứng vững.
Cuba sắp ký hợp đồng tín dụng 60 triệu USD với Nga Ngày 5/1, Đại sứ Cuba tại Nga Julio Antonio Garmendía cho biết Moskva sẽ cấp cho La Habana khoản tín dụng trị giá 60 triệu USD để mua nhiên liệu. Đồng ruble của Nga. Ảnh minh họa: THX/TTXVN Các thỏa thuận tương ứng đã được ký kết và hai nước dự kiến sẽ chính thức ký hợp đồng trong vài ngày tới để...