Ông Trump ‘tự hào’ chống TQ, Bắc Kinh dọa trả đũa
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố ông là “người được chọn” để chống lại hàng thập kỷ “gian dối thương mại” của Trung Quốc và đang chiến thắng trong thương chiến.
Phát biểu trước các phóng viên bên ngoài Nhà Trắng ngày 21/8, ông Trump bác bỏ những cáo buộc cho rằng, cuộc chiến thương mại chống Trung Quốc của ông sẽ đẩy nước Mỹ và nền kinh tế kinh tế toàn cầu vào suy thoái. Theo lãnh đạo Nhà Trắng, ông gia tăng áp lực đối với Bắc Kinh đơn giản nhằm “dọn sạch những hỗn độn” do những người tiền nhiệm để lại.
Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định ông đang chiến thắng trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc. Ảnh: AP
“Ai đó từng nói đây là cuộc chiến thương mại của Trump. Đây thực tế không phải cuộc chiến thương mại của tôi. Đây là cuộc chiến thương mại đáng lẽ đã phải diễn ra từ cách đây rất lâu do rất nhiều tổng thống khác. Ai đó cần phải làm việc này. Tôi là người được chọn”, ông Trump nhấn mạnh.
Theo Sputnik, ông Trump cũng lên án các cựu Tổng thống Bill Clinton, George W. Bush và Barack Obama đã không hành động để chấn chỉnh tình trạng mất cân bằng thương mại với Trung Quốc.
Phát biểu của người đứng đầu Nhà Trắng được đưa ra đúng vào lúc nước Mỹ bắt đầu hứng chịu một số biến động kinh tế đáng báo động. Việc thị trường chứng khoán sụt giảm 800 điểm, mối quan hệ không ổn định với Anh và Liên minh châu Âu (EU) cùng tình trạng ngày càng tăng giới hạn tiếp cận thị trường Trung Quốc là những biểu hiện của một cuộc khủng hoảng kinh tế tiềm ẩn, bất chấp tốc độ tăng trưởng kỷ lục của Mỹ trong vài năm trở lại đây.
Các nhà kinh tế dự báo, một cuộc suy thoái nhiều khả năng sẽ xảy ra với nước Mỹ vào cuối năm 2020, một phần vì sự leo thang giá cả cũng như sự bất ổn bắt nguồn từ các xung đột thương mại quốc tế do ông Trump châm ngòi nổ. Viễn cảnh đó là một rắc rối lớn đối với Tổng thống Trump khi ông đang phải vận động tái tranh cử vào năm sau.
Ông Trump hiện chỉ trích Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) vì việc gia tăng lãi suất, đồng thời đổ lỗi cho cơ quan này vì sự giảm tốc phát triển của nền kinh đất nước. Ông cũng thông báo sẽ hoãn áp thuế nhập khẩu bổ sung đối với lượng hàng hóa Trung Quốc còn lại nhằm tránh gây tổn hại cho người tiêu dùng Mỹ trước dịp Giáng sinh năm nay.
Video đang HOT
Tại một cuộc họp báo ngày hôm nay, 22/8, phát ngôn viên Bộ Thương Mại Trung Quốc cảnh báo, Bắc Kinh sẵn sàng trả đũa nếu Washington không sửa chữa các “hành động sai lầm”. Quan chức này quả quyết, các đòn thuế mới của Washington chắc chắn sẽ dẫn tới việc leo thang thương chiến và rằng Bắc Kinh vẫn hy vọng Washington sẽ chấm dứt cách hành thù địch hiện thời.
Tuấn Anh
Theo vietnamnet
Chuyên gia Singapore kêu gọi quốc tế phản ứng cứng rắn với hành động của Trung Quốc ở Biển Đông
Trừ khi quốc tế đồng loạt đưa ra phản ứng cứng rắn chống lại các hành động của Trung Quốc, nếu không các sự việc như ở bãi Tư Chính sẽ lặp lại trong tương lai.
Khẳng định này được chuyên gia Swee Lean Collin Koh tới từ Học viện Chiến lược và Quốc phòng Singapore đưa ra trong bài xã luận trên trang Maritime Issues.
Theo ông Koh, việc quốc tế chưa cho Trung Quốc thấy thái độ cứng rắn của mình có thể sẽ tạo ra các tiền lệ tương tự với chủ thể gây ra các hành động gây hấn là các quốc gia khác trong khu vực hoặc trên thế giới. Họ có thể sẽ "giậu đổ, bìm leo", bình thường hóa các hành vi cưỡng ép, lặp đi lặp lại để các nước tập quen dần.
"Lịch sử chứng minh, các hành động xoa dịu chỉ khiến kẻ xâm lược hung hăng hơn khi chính họ không biết giới hạn. Bãi Tư Chính không nên trở thành Sudetenland của biển Đông", ông Koh nhận định. Sudetenland là vùng đất của Tiệp Khắc bị Đức quốc xã chiếm đóng trước Thế chiến II, với nguyên nhân một phần do sự phó mặc của phương Tây.
Tàu Hải dương Địa chất 8 của Trung Quốc. (Ảnh: SCMP).
Trung Quốc nhiều năm qua ngày càng hung hăng với dã tâm không hề che giấu trên biển Đông. Mới đây nhất, hành động vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam của nhóm tàu Hải Dương Địa chất 8 Trung Quốc khiến cộng đồng quốc tế bất bình.
Bộ Ngoại giao Việt Nam trong tuyên bố đưa ra cuối tuần trước mạnh mẽ lên án hành vi này. Vài ngày sau đó, Bộ Ngoại giao Mỹ cũng lên tiếng chỉ trích Trung Quốc trước các hành động cưỡng ép, can thiệp vào các hoạt động khai thác và sản xuất dầu khí đã có từ lâu của Việt Nam.
Tuyên bố đưa ra sau Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN (ADMM) gần đây tại Bangkok không đề cập tới việc Bắc Kinh đang tiếp tục quân sự hóa các vùng biển tranh chấp. Chính điều này khiến nhiều người lầm tưởng câu chuyện biển Đông vẫn đang hòa bình và ổn định, do dó không cần sự can thiệp của bên ngoài.
Theo ông Koh, Bãi Tư Chính nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam nhưng cũng nằm trong yêu sách đường 9 đoạn của Trung Quốc. Phán quyết tại Tòa Trọng tài quốc tế ở La Hague năm 2016 bác bỏ đường 9 đoạn này nhưng Bắc Kinh làm ngơ và không hề tuân thủ.
Với Trung Quốc, họ coi việc các bên có tranh chấp trong đường 9 đoạn tổ chức các hoạt động thăm dò địa chất như ở Bãi Tư Chính là bất hợp pháp vì cho rằng đó là vùng biển tranh chấp mà "cố đấm ăn xôi" chối bỏ thực tế rằng các quốc gia ven biển như Việt Nam đang thực thi các quyền hợp pháp trên EEZ theo đúng quy định của Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển.
Ông Koh nhận định, Trung Quốc không muốn đả động tới phán quyết cách đây 3 năm vì nó phần nào ảnh hưởng tới uy tín của giới tinh hoa nước này, những người luôn miệng khẳng định chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông. Khi tâm tâm niệm niệm các vùng biển tranh chấp đó là của mình, Bắc Kinh phản đối các hoạt động thăm dò hợp pháp của Hà Nội trong chính EEZ của Việt Nam.
Với hành động ngang ngược của nhóm tàu khảo sát, Bắc Kinh như đang muốn gửi đi thông điệp rằng không ai được quyền khai thác tài nguyên năng lượng trong vùng biển tranh chấp, nhất là khi không có sự đồng ý của Trung Quốc trong khi Bắc Kinh làm điều đó nhản nhản ở những nơi khác.
"Họ muốn nói rằng khi Bắc Kinh không thể đặt tay vào những tài nguyên đó, những người khác cũng đừng mơ. Nó cũng tương tự như cái gọi là đảm bảo lẫn nhau về những quyền tài nguyên đó", ông Koh phân tích.
Theo vị chuyên gia tới từ Học viện Chiến lược và Quốc phòng Singapore, sự vụ mới đây ở Bãi Tư Chính cho thấy các hành động bồi đắp phi pháp và quân sự hóa các thực thế của Trung Quốc trên biển Đông mang tới những hệ lụy nguy hiểm. Các tàu của Trung Quốc chở theo lực lượng bảo vệ bờ biển và dân quân của nước này đang duy trì hiện diện tại các vùng biển tranh chấp, lưu lại tại các tiền đồn mà Bắc Kinh xây dựng phi pháp mà không cần phải quay lại căn cứu ở đại lục.
Ông Koh cho rằng Bắc Kinh đang leo thang các hành động ngang ngược như vậy vì tự tin rằng các quốc gia Đông Nam Á sẽ dĩ hòa vi quý trước các động thái cưỡng chế của mình trong bối cảnh ASEAN và Bắc Kinh gần đây đang đạt được những bước tiến quan trọng đi đến mục tiêu thông qua Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC). Sau đó, Trung Quốc vẫn sẽ lặp đi lặp lại các kịch bản cũ rích như họ từng làm, biện minh các hành động trái phép chỉ là phản ứng trước các khiêu khích và đổ vấy ngược cho các bên khác có tranh chấp phá hoại thiện chí trong tiến trình hòa bình trên biển Đông.
Nhắc tới tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đưa ra cuối tuần trước, ông Koh chú ý tới lời kêu gọi của bà Hằng về việc "các bên liên quan và cộng động quốc tế cùng nỗ lực duy trì trật tự, hòa bình, an ninh ở khu vực biển Đông là lợi ích chung của các nước trong và ngoài khu vực cũng như cộng đồng quốc tế".
Theo ông Koh, điều này cho thấy Hà Nội sẵn sàng quốc tế hóa vụ việc ở Bãi Tư Chính. Động thái này có thể là một đòn đánh vào nỗi sợ phải đương dầu với sự can thiệp từ bên ngoài vào Biển Đông của Trung Quốc.
Mặc dù vậy, ông Koh cho rằng trước khi cần đến hỗ trợ từ bên ngoài, các nước ASEAN phải sẻ chia quan điểm thống nhất về vấn đề này. Giới tinh hoa chính trị ASEAN cần cảnh báo Bắc Kinh rằng bất cứ sự ép buộc nào tương tự như vụ việc ở Bãi Tư Chính đều đi ngược các quy tắc quốc tế được thiết lập, làm xói mòn các lợi ích mà ASEAN và Trung Quốc đạt được trong 2 năm qua, trong đó có COC.
"Vụ việc ở Bãi Tư Chính nên là giấy quỳ thử nghiệm cho tính trung tâm của ASEAN", ông nói, cho rằng đây là lúc để đưa ra một chương trình nghị sự thích hợp và thực sự đánh động tới Trung Quốc.
Các cường quốc bên ngoài như Mỹ và EU vốn từ lâu có truyền thống bảo vệ trật tự dưa trên các nguyên tắc cũng có thể cân nhắc tham gia tích cực hơn vào nỗ lực áp chế dã tâm của Bắc Kinh.
"Đã tới lúc cộng đồng quốc tế, không chỉ các quốc gia thành viên ASEAN nhận ra nỗ lực hòa giải với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông sẽ không mang lại kết quả. Một mặt, Trung Quốc vẫn sẽ công khai ủng hộ ngoại giao như những gì họ làm khi đàm phán COC. Mặt khác, Bắc Kinh sẽ tiếp tục sử dụng các công cụ cưỡng chế của mình để đạt được mục tiêu, gây bất lợi cho các bên khác", ông Koh cho hay.
(Nguồn: Maritime Issues)
SONG HY
Theo VTC
Vì sao đầu tư Trung Quốc vào Mỹ giảm gần 90% từ khi ông Trump nhậm chức? Niềm tin rạn vỡ giữa Mỹ và Trung Quốc làm chậm dòng tiền Bắc Kinh đổ vào Washington trong bối cảnh thương chiến giữa 2 quốc gia chưa có dấu hiệu chấm dứt. Theo NYT, đầu tư của Trung Quốc vào Mỹ giảm gần 90% kể từ khi Tổng thống Trump nhậm chức. Sự lao dốc này xuất phát từ sự giám sát...