Ông Trump: Từ đẹp nhất thế giới là ‘thuế quan’
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 15.10 đã tham dự buổi phỏng vấn với nhiều câu hỏi quan trọng nhằm vào lập trường thuế quan của ông nếu tái đắc cử.
Ông Trump khẳng định lập trường về các chính sách bảo hộ thương mại về đề xuất tài chính khác, bác bỏ thông tin rằng chúng có thể làm tăng nợ liên bang và ảnh hưởng đến những đồng minh của Mỹ, Reuters đưa tin ngày 15.10.
“Chúng tôi quan tâm đến tăng trưởng. Chúng tôi sẽ đưa các công ty trở lại Mỹ”, ông Trump nói trong buổi phỏng vấn tại Câu lạc bộ kinh tế Chicago (diễn ra ở bang Illinois, Mỹ). “Với tôi, từ đẹp nhất trên thế giới là ‘thuế quan’”, ông nêu thêm.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump và người dẫn chương trình John Micklethwait trong sự kiện ngày 15.10 ở bang Illinois. ẢNH: REUTERS
Buổi phỏng vấn đôi khi diễn ra trong không khí căng thẳng, với những câu hỏi quan trọng từ người dẫn chương trình John Micklethwait, Tổng biên tập Bloomberg. Ông Micklethwait dẫn dự báo của các nhà phân tích rằng kế hoạch áp thuế lên hàng nhập khẩu của ông Trump sẽ khiến nợ liên bang tăng 7.500 tỉ USD cho đến năm 2035, gấp đôi so với những đề xuất của đối thủ tranh cử năm nay, Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris.
Ông Micklethwait nêu thêm đề xuất của ông Trump về cơ bản sẽ làm gián đoạn thương mại với Trung Quốc, đồng thời áp thuế ít nhất 10% đối với các nước châu Âu sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Mỹ, nơi 40 triệu việc làm là trong lĩnh vực thương mại.
Ông Trump kêu gọi quân đội đối phó ‘kẻ thù trong nước’ vào ngày bầu cử
“Nó sẽ có ảnh hưởng lớn nhưng đó là ảnh hưởng tích cực. Chắc hẳn ông thấy rất khó khăn khi 25 năm qua nói về thuế quan như điều tiêu cực và sau đó có người đến giải thích rằng ông hoàn toàn sai”, The Hill dẫn lời ông Trump phản hồi người dẫn chương trình Micklethwait.
Lập trường về thuế thương mại của ông Trump tập trung vào việc giảm thuế cho các doanh nghiệp chuyển dịch hoạt động sản xuất về Mỹ và áp thuế với những mặt hàng nhập khẩu. Một số chuyên gia thương mại nhận định chính sách thuế của ông Trump có thể đẩy giá tiêu dùng tăng cao.
Ông Micklethwait nói việc áp thuế lên các nước châu Âu có thể ảnh hưởng đến đồng minh mà Washington cần trong cuộc cạnh tranh với Trung Quốc. Cựu Tổng thống Trump cho rằng: “Các đồng minh lợi dụng chúng ta còn nhiều hơn những đối thủ”.
Trong nhiệm kỳ đầu tiên (năm 2017 – 2021), cựu Tổng thống Donald Trump đã tăng thuế với máy giặt, pin mặt trời, thép, nhôm và nhiều loại hàng hóa khác nhập từ Trung Quốc và châu Âu.
Những vấn đề ảnh hưởng lớn đến chính sách của Mỹ với Ukraine
Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 này sẽ có ảnh hưởng lớn đến chính sách của Mỹ đối với Ukraine.
Trong khi Mỹ đang đối mặt với nhiều vấn đề nội địa, Kiev cần phải nỗ lực hơn nữa để đảm bảo sự ủng hộ từ Washington.
Tổng thống Mỹ Joe Biden (phải) và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong cuộc gặp tại Nhà Trắng, Washington DC., ngày 12/12/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo tờ Kiev Post (Ukraine) ngày 15/10, khi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024 chỉ còn khoảng 3 tuần nữa, mọi sự chú ý đang dồn vào cuộc đua tới Nhà Trắng. Nhiều người đều quan tâm đến việc liệu nhà lãnh đạo mới có thể thay đổi chính sách đối nội và đối ngoại của Mỹ hay không. Đặc biệt, trong bối cảnh Ukraine đang phải đối mặt với cuộc xung đột với Nga, các vấn đề liên quan đến chính sách của Mỹ đối với Ukraine trở nên cực kỳ quan trọng.
Trong một bài xã luận mới đây, Pavlo Klimkin, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine, đã nêu ra những thách thức mà Ukraine sẽ phải đối mặt với vị tổng thống Mỹ tiếp theo. Ông nhấn mạnh rằng con đường phía trước với Kiev sẽ không dễ dàng, bất kể ai vào Nhà Trắng vào tháng 1/2025 sau cuộc bầu cử. Ông Klimkin đã chỉ ra 5 vấn đề chính sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến quan hệ Mỹ - Ukraine trong thời gian tới.
Thứ nhất, sự ủng hộ dành cho Ukraine không phụ thuộc vào đường lối đảng phái. Ông Klimkin cho rằng sự ủng hộ của người dân Mỹ dành cho Ukraine đã giảm sút khi cuộc xung đột kéo dài. Mặc dù các cử tri Mỹ từng ủng hộ mạnh mẽ Ukraine vào đầu cuộc xung đột, nhưng một số chính trị gia, đặc biệt trong đảng Cộng hòa, đã bắt đầu đặt câu hỏi về việc liệu việc gửi hàng tỷ USD viện trợ cho Ukraine có còn khả thi hay không. Điều này đặt ra thách thức lớn cho Ukraine trong việc duy trì sự hỗ trợ từ Mỹ, nơi mà các vấn đề nội bộ như lạm phát và an ninh biên giới đang chiếm ưu thế.
"Trong khi chúng ta phải kiên định với lập trường của Ukraine trong cuộc đối thoại với Mỹ, chúng ta cũng cần lắng nghe đối tác Mỹ và hiểu rằng họ đang theo đuổi các ưu tiên và vấn đề nóng hổi riêng, chứ không phải của chúng ta. Điều đó sẽ không thay đổi sau cuộc bầu cử", ông Klimkin lưu ý.
Thứ hai, kết quả của cuộc bầu cử quốc hội Mỹ sẽ đóng vai trò rất lớn. Không chỉ cuộc bầu cử tổng thống mà cả cuộc bầu cử quốc hội Mỹ cũng sẽ có tác động lớn đến mối quan hệ Mỹ - Ukraine. Khi 1/3 Thượng viện và toàn bộ Hạ viện sẽ tái tranh cử, kết quả của các cuộc bầu cử này sẽ ảnh hưởng đến ngân sách và những quyết định chiến lược liên quan đến hỗ trợ quân sự cho Ukraine. Ông Klimkin nhấn mạnh rằng Ukraine cần phải đảm bảo rằng việc hợp tác với tổng thống tương lai và chính quyền Mỹ không bị coi là "thiên vị chính trị".
Cựu bộ trưởng ngoại giao Ukraine nêu rõ: "Sau cuộc bầu cử, Kiev sẽ phải đối mặt với nhiệm vụ đầy thách thức là đảm bảo rằng việc tập trung vào hợp tác với tổng thống tương lai và chính quyền của họ không bị đảng kia coi là thiên vị chính trị".
Thứ ba, Mỹ đang chuyển hướng tập trung khỏi châu Âu. Một thực tế không thể phủ nhận là Mỹ hiện đang quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề nội địa như lạm phát và nhập cư thay vì các cuộc xung đột ở nước ngoài. Ông Klimkin nhận định rằng dù ứng cử viên nào thắng cử, thì ít người Mỹ hơn sẽ quan tâm đến các vấn đề châu Âu.
Thứ tư, ông Trump và bà Harris có chiến lược không rõ ràng để giúp Ukraine. Các ứng cử viên tổng thống hiện tại, Donald Trump và Kamala Harris, đã có những quan điểm khác nhau về cuộc chiến ở Ukraine. Cựu Tổng thống Trump tuyên bố rằng ông có thể chấm dứt xung đột ngay cả trước khi trở lại Nhà Trắng, trong khi bà Harris tỏ ra ủng hộ Ukraine nhưng né tránh các câu hỏi cụ thể.
Thứ năm, không ứng cử viên nào hiểu được cuộc chiến của Nga ở Ukraine. Dù đã có một lịch sử lâu dài với Ukraine, cả Tổng thống Biden và cựu Tổng thống Trump đều dường như không nắm bắt rõ ràng về cách thức cuộc chiến đang diễn ra. Ông Klimkin nhấn mạnh rằng chính quyền Biden đã có những đánh giá sai về Kiev trong một số tình huống quan trọng.
Tóm lại, cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 này sẽ có ảnh hưởng lớn đến chính sách của Mỹ đối với Ukraine. Trong khi Mỹ đang đối mặt với nhiều vấn đề nội địa, Kiev cần phải nỗ lực hơn nữa để đảm bảo sự ủng hộ từ Washington.
Ông Trump dẫn trước bà Harris ở các bang quan trọng bỏ phiếu sớm Tỷ lệ cử tri ủng hộ cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump cao hơn một chút so với của Phó Tổng thống Kamala Harris tại một số bang chiến địa bỏ phiếu sớm. Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris (phải) và cựu Tổng thống Donald Trump (Ảnh: Reuters). Theo khảo sát của trung tâm Harvard CAPS công bố đầu tuần này, 48% cử...