Ông Trump tính mua Greenland từ Đan Mạch: Mỹ nghiêm túc tới đâu?
Hôm 18/8, Tổng thống Mỹ Donald Trump lý giải rằng mọi thứ hoàn toàn hợp lý nếu Greenland về với nước Mỹ.
Cuối tuần qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa gây bất ngờ khi bày tỏ ý định mua lại Greenland, hòn đảo lớn nhất thế giới thuộc chủ quyền Đan Mạch nhưng nằm gần Bắc Mỹ.
Tờ Nhật báo phố Wall cho biết ông Trump đã yêu cầu các trợ lý của ông tìm hiểu về việc này. Sự việc này khiến dư luận tò mò về ý định thực sự đằng sau động thái của chính quyền Mỹ.
Ông Trump. Ảnh: CNN.
Tin tức liên quan tới ý định của chính quyền Donald Trump, mua lại đảo Greenland từ Đan Mạch khiến mạng xã hội Twitter “bùng nổ” hôm 15/8. Trên website cho thị trường bất động sản Zillow, các chuyên gia không thể định giá được hòn đảo có diện tích lên đến 2,1 triệu km vuông, thuộc chủ quyền Đan Mạch này.
Phát biểu với báo giới hôm 18/8, Tổng thống Mỹ Donald Trump lý giải rằng mọi thứ hoàn toàn hợp lý nếu Greenland về với nước Mỹ: “Rất nhiều thứ có thể xảy ra. Về cơ bản đây là một hợp đồng bất động sản lớn. Greenland đang gây thiệt hại rất nhiều cho Đan Mạch bởi họ mất khoảng 700 triệu đôla mỗi năm để quản lý nó. Vậy nên đây là một mất mát lớn. Và về mặt chiến lược, hòn đảo này rất phù hợp với Mỹ. Chúng ta là đồng minh lớn của Đan Mạch, và chúng ta giúp đỡ Đan Mạch và chúng ta bảo vệ Đan Mạch và chúng ta sẽ như vậy. Điều này khá thú vị và chúng ta quan tâm tới nó. Nhưng đây chưa phải là ưu tiên khẩn cấp.”
Cố vấn kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow cũng lên tiếng xác nhận thông tin này trong một cuộc phỏng vấn trên Fox News.
“Nếu tôi điều hành ngân hàng trung ương, đó sẽ là một câu chuyện rất thú vị. Chúng tôi đang cân nhắc và bàn thảo nhiều khả năng. Tôi chưa thể tiết lộ gì cả. Nhiều năm trước, Tổng thống Harry Truman cũng từng muốn làm vậy. Đan Mạch là đồng minh của chúng ta và họ sở hữu Greenland. Hòn đảo này là một địa điểm chiến lược và có rất nhiều tài nguyên giá trị ở đây. Tôi không muốn dự đoán gì bây giờ. Tôi chỉ muốn nói rằng Tổng thống có danh sách 1-2 bất động sản cần mua, và ông ấy muốn tiến gần hơn với thương vụ tiềm năng ở Greenland.”
Video đang HOT
Phản ứng trước tuyên bố đơn phương của phía Mỹ, Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen cho biết Greenland không phải để bán và ý tưởng bán nó cho Mỹ là vô lý. Bà Frederiksen nói Greenland không phải để bán. Greenland không phải của Đan Mạch. Greenland thuộc về Greenland. Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen cũng hy vọng rằng Mỹ không có ý nghiêm túc với Greenland.
Đây không phải là lần đầu tiên một tổng thống Mỹ có ý tưởng mua lại Greenland. Năm 1946, Tổng thống Harry Truman đã cố gắng mua Greenland từ Đan Mạch với giá 100 triệu USD nhưng bị từ chối. Quân đội Mỹ hiện có một căn cứ không quân lớn trên Greenland, nằm ở phía tây bắc hòn đảo. Căn cứ này có 600 nhân viên và đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống radar toàn cầu của Mỹ. Tổng thống Trump sẽ thăm chính thức Đan Mạch lần đầu tiên vào tháng 9, nhưng Greenland được cho là không nằm trong chương trình nghị sự.
Tờ Nhật báo phố Wall cho biết tổng thống Mỹ đưa ra vấn đề này trong một bữa ăn tối vào năm ngoái, cho rằng Đan Mạch đang tìm kiếm hỗ trợ tài chính cho lãnh thổ tự trị Greenland, vốn là gánh nặng của nước này.
Đan Mạch hiện chưa phản hồi về thông tin nói trên./.
Theo Phan Tùng/VOV1
Tổng thống Trump: Mua Greenland là một thỏa thuận bất động sản quy mô lớn
Ông Trump xác nhận đang thảo luận khả năng mua lại Greenland, một thỏa thuận bất động sản quy mô lớn chứ không phải là ưu tiên hàng đầu của chính quyền.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 18/8 xác nhận đang xem xét nỗ lực mua đảo Greenland từ chính phủ Đan Mạch vì lý do chiến lược, mặc dù ông cho biết ý tưởng này " không phải là vấn đề nóng hàng đầu" với chính quyền của ông.
Ông cũng khẳng định ông cảm thấy không có vấn đề gì với việc mua nguyên một hòn đảo tự trị, cho rằng đó chỉ là " một thỏa thuận bất động sản quy mô lớn, có rất nhiều thứ có thể làm được".
Tổng thống Mỹ Donald Trump. (Ảnh: The Jerusalem Post)
Tuy nhiên, ý tưởng của ông chủ Nhà Trắng vấp phải những phản ứng dữ dội từ phía Đan Mạch. Nhiều chính trị gia Đan Mạch chế giễu ý tưởng của ông Trump, cho rằng đây là trò "Cá tháng Tư" dù giờ đã là giữa tháng 8.
Thủ tướng Đan Mạch gọi ý tưởng là "vô lý".
"Greenland không phải để bán. Greenland không phải của Đan Mạch. Greenland thuộc về Greenland. Tôi rất hy vọng rằng họ không có ý nghiêm túc", Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen nói với báo Sermitsiaq trong chuyến thăm Greenland hôm 18/8 .
Theo CNN, ông Trump đã nhiều lần đưa ra ý định mua Greenland - một lãnh thổ tự trị Đan Mạch. Văn phòng luật sư Nhà Trắng đã xem xét khả năng này. Xác nhận quan tâm đến việc mua đất, ông Trump nói với các phóng viên rằng Greenland đang làm tổn thương Đan Mạch vì chi phí 700 triệu USD một năm Đan Mạch phải mất vì hòn đảo. "Nên họ (Đan Mạch) đang giữ nó với một sự mất mát lớn, trong khi về chiến lược nó sẽ rất tốt đối với Mỹ."
"Chúng tôi là đồng minh tốt của Đan Mạch, chúng tôi sẽ bảo vệ Đan Mạch giống như chúng tôi bảo vệ phần lớn thế giới, và ý tưởng này đã xuất hiện", ông Trump phát biểu tại New Jersey trước khi trở về Washington. "Về mặt chiến lược, điều đó thật thú vị, và chúng tôi sẽ quan tâm, sẽ nói chuyện với họ một chút."
Quan chức kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow nói Greenland là vùng đất chiến lược và có nhiều khoáng sản giá trị. Ông cũng cho biết Tổng thống Trump, "người biết một hai điều về mua bất động sản, muốn xem xét khả năng mua Greenland."
Dù vậy Tổng thống Mỹ nói: "Đó không phải là ưu tiên số một".
Ông Trump không phải là Tổng thống Mỹ đầu tiên đề cập đến việc mua lại Greenland. Dù cựu Tổng thống Harry Truman phủ nhận những câu hỏi liên quan, Mỹ từng cố gắng mua Greenland năm 1946. Năm 1867, Ngoại trưởng Mỹ lúc bấy giờ là William Seward cũng bày tỏ sự quan tâm đến việc mua hòn đảo.
Các Tổng thống Mỹ cũng trả tiền "mua đất" ở các lãnh thổ trước đây. Năm 1803, ông Thomas Jefferson mua những vùng đất rộng lớn từ Pháp với giá 15 triệu USD. Năm 1867, ông Andrew Johnson trả 7,2 triệu USD mua Alaska từ Nga. Năm 1917, ông Woodrow Wilson đã mua Danish West Indies từ Đan Mạch với giá 25 triệu USD, đổi tên thành Quần đảo Virgin thuộc Mỹ (US Virgin Islands).
"Họ cố gắng mua (đất) chúng tôi năm 1867, trong Thế chiến hai, và giờ lại tiếp tục." - một người dân địa phương nói. "Chuyện đó sẽ không xảy ra."
Người Greenland cũng bày tỏ sự tức giận với ý tưởng này. "Bạn không thể cứ thế mua một hòn đảo hay một con người. Nghe giống như từ thời nô lệ và thuộc địa vậy" - Else Mathiesen nói.
Greenland là hòn đảo lớn nhất thế giới, có khí hậu lạnh giá quanh năm vì nằm ở vùng Bắc Cực. Hòn đảo nằm gần khu vực Bắc Mỹ hơn là với châu Âu.
Greenland hiện nay đang là lãnh thổ tự trị của Đan Mạch, nơi có căn cứ không quân Thule của Mỹ. Đây là căn cứ có các trạm radar và liên lạc thuộc Hệ thống cảnh báo sớm tên lửa của Mỹ, có thể đưa ra các cảnh báo về tên lửa đạn đạo bay qua khi đối thủ tấn công nước Mỹ.
(Nguồn: CNN, The Guardian)
Theo VTC
PHƯƠNG ANH
Mỹ và Trung Quốc nỗ lực tìm cách nối lại đàm phán thương mại Nếu các cuộc điện đàm giữa hai bên đạt kết quả tốt trong 10 ngày tới, Washington có thể khôi phục thực sự các cuộc đàm phán, với việc phái đoàn Trung Quốc tới Mỹ. Cố vấn kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow phát biểu với báo giới tại Washington, DC. (Ảnh: AFP/TTXVN) Ngày 18/8, cố vấn kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow...