Ông Trump tính bổ nhiệm quan chức đặc biệt về Triều Tiên
Tổng thống Mỹ Donald Trump đang xem xét khả năng bổ nhiệm một đặc phái viên phụ trách vấn đề Triều Tiên bên cạnh Ngoại trưởng Rex Tillerson sau khi Bình Nhưỡng phát tín hiệu đàm phán.
Tổng thống Donald Trump (Ảnh: Getty)
CBS dẫn lời một quan chức Mỹ cho biết chính quyền Trump đang xem xét khả năng bổ nhiệm một chuyên gia giữ vai trò là đặc phái viên phụ trách các vấn đề liên quan tới Triều Tiên bên cạnh Ngoại trưởng Rex Tillerson nếu các cuộc đối thoại giữa hai nước có thể diễn ra. Thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh nhà lãnh đạo Kim Jong-un được cho là đã thông báo với phía Hàn Quốc về ý định đàm phán với Mỹ về vấn đề phi hạt nhân hóa.
Mặc dù chưa có quyết định chính thức được đưa ra, song thông tin Tổng thống Trump tính tới phương án bổ nhiệm đặc phái viên về Triều Tiên cũng phần nào cho thấy sự thiếu sót của chính quyền Mỹ trong việc xử lý một trong những vấn đề hóc búa nhất của chính sách đối ngoại.
Bộ Ngoại giao Mỹ đang thiếu trầm trọng đội ngũ các nhà ngoại giao cấp cao với bề dày kinh nghiệm để xử lý vấn đề Triều Tiên. Tuần trước, nhà ngoại giao kỳ cựu của Mỹ về Triều Tiên, ông Joseph Yun, cũng đã thông báo quyết định thôi chức sau hàng chục năm gắn bó. Trong khi đó, Mỹ cho đến nay vẫn chưa bổ nhiệm vị trí đại sứ thường trực tại Hàn Quốc kể từ khi ông Trump lên nắm quyền.
Video đang HOT
Vị trí trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao về Đông Á hiện vẫn chưa được xác nhận, trong khi bà Susan Thornton mới chỉ được bổ nhiệm làm quyền trợ lý. Bộ trưởng Rex Tillerson vẫn đang cần một nhân vật đặc biệt chuyên xử lý vấn đề Triều Tiên.
Các quan chức Mỹ cho biết chính quyền Trump đang cân nhắc tìm kiếm một chuyên gia bên ngoài Bộ Ngoại giao – người có đủ năng lực và kinh nghiệm để phụ trách vấn đề Triều Tiên. Chuyên gia này có thể sẽ chịu trách nhiệm chuẩn bị các cuộc đàm phán trước khi Ngoại trưởng Tillerson trực tiếp tham gia đàm phán.
Việc lựa chọn chuyên gia đặc biệt về Triều Tiên có thể cho thấy cách tiếp cận của chính quyền Trump trong bối cảnh tồn tại hai trường phái khác biệt trong nội các Mỹ về vấn đề này. Ngoại trưởng Tillerson cùng Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis kêu gọi gia tăng sức ép tối đa về kinh tế và cô lập ngoại giao với Triều Tiên để buộc Bình Nhưỡng bước vào bàn đàm phán. Trong khi đó, một số tiếng nói khác tại Nhà Trắng, bao gồm cố vấn an ninh quốc gia H.R. McMaster, ủng hộ tiến hành cuộc tấn công phủ đầu Triều Tiên nếu Bình Nhưỡng tiếp tục đe dọa Mỹ bằng chương trình vũ khí.
Thành Đạt
Theo Dantri
Nhật cảnh báo về chiêu "tấn công quyến rũ" của Triều Tiên
Ngoại trưởng Nhật Bản cảnh báo tại Hội nghị Vancouver về Triều Tiên rằng, thế giới không nên bị mờ mắt vì chiêu "tấn công quyến rũ" của Bình Nhưỡng.
Triều Tiên đang có các cuộc đàm phán với Hàn Quốc. Trong ảnh là nhà lãnh đạo Kim Jong-un và binh sĩ Triều Tiên. Ảnh: Getty Images
Phát biểu của Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono được đưa ra khi Triều Tiên và Hàn Quốc hôm 17.1 tiếp tục các cuộc đàm phán về việc Bình Nhưỡng tham dự Olympic mùa Đông và Paralympic tại Hàn Quốc.
"Thế giới không nên ngây thơ rằng đây là thời điểm để giảm áp lực hoặc tưởng thưởng cho Triều Tiên, bởi việc Bình Nhưỡng tham gia đối thoại có thể được hiểu là bằng chứng cho thấy các biện pháp chế tài đang phát huy tác dụng" - Reuters dẫn lời ông Kono nói.
Cuộc đối thoại liên Triều đã cho thấy một số dấu hiệu tích cực để giảm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, song Ngoại trưởng Kono vẫn kêu gọi các nước đề cao cảnh giác.
"Tôi biết một số người lập luận rằng vì Triều Tiên đã tham gia đối thoại nên chúng ta cần tưởng thưởng cho họ bằng cách dỡ bỏ trừng phạt hoặc cung cấp hỗ trợ. Thành thực mà nói tôi cho đây là điều ngây thơ. Tôi tin là Triều Tiên đang câu giờ để tiếp tục chương trình tên lửa hạt nhân của mình" - BBC dẫn lời ông Kono nói.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung-wha bày tỏ hy vọng đối thoại liên Triều sẽ tiếp tục được tổ chức sau Olympic mùa Đông.
Còn Ngoại trưởng Rex Tillerson tuyên bố, Mỹ sẵn sàng đàm phán nghiêm túc nếu Triều Tiên chứng tỏ là một đối tác tin cậy.
"Chúng tôi đã thảo luận về việc thúc đẩy các nỗ lực ngoại giao và chuẩn bị cho triển vọng đàm phán" - ABC News dẫn lời ông Tillerson phát biểu trong cuộc họp báo chung ở Vancouver với người đồng cấp Canada.
"Nhưng đàm phán hiệu quả đòi hỏi một đối tác tin cậy. Triều Tiên vẫn chưa thể hiện mình là một đối tác đáng tin cậy" - Ngoại trưởng Tillerson nói, đồng thời bổ sung, Washington đã gửi thông điệp rõ ràng đến Bình Nhưỡng là "sẵn sàng đàm phán nghiêm túc, nhưng Triều Tiên phải dừng các vụ thử tên lửa và hạt nhân để chứng tỏ nước này thực sự muốn theo đuổi một giải pháp ngoại giao hòa bình".
Hội nghị Vancouver với sự tham dự của ngoại trưởng 20 quốc gia kết thúc vào sáng 17.1 theo giờ Việt Nam. Hội nghị thống nhất sẽ cân nhắc các biện pháp trừng phạt mạnh hơn để gia tăng sức ép buộc Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân, trong trong lúc tiếp tục tăng cường thực thi các chế tài hiện có.
Theo Vân Anh
Lao Động
Mỹ hối thúc Trung Quốc mạnh tay hơn với Triều Tiên Ngoại trưởng Rex Tillerson và Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis đã hối thúc Trung Quốc gây sức ép mạnh hơn với Triều Tiên trong cuộc gặp cấp cao giữa các quan chức Mỹ và Trung Quốc tại Washington hôm qua 21/6. Các quan chức cấp cao của Mỹ và Trung Quốc nhóm họp tại Washington ngày 21/6 (Ảnh: Reuters) Ngoại trưởng Rex...