Ông Trump tiết lộ vũ khí bí mật nhằm thu hút cử tri Gen Z
Vài ngày trước thềm diễn ra cuộc tranh luận quan trọng giữa hai ứng viên tổng thống Mỹ, ông Donald Trump đã tiết lộ về vũ khí bí mật giúp ông có thể thu hút sự ủng hộ của các cử tri trẻ thuộc thế hệ Gen Z (18-27 tuổi).
Mới đây, ứng viên tổng thống của đảng Cộng hòa Donald Trump đã xuất hiện trong một buổi phát sóng trực tiếp trên kênh của streamer Twitch và biểu tượng Gen Z Adin Ross, Daily Mail hôm 5/9 đưa tin.
Theo đó, buổi phát sóng trực tiếp của ông Donald Trump thu hút gần 600.000 lượt xem. Việc ông Trump ngày càng tích cực tham gia tương tác cùng giới trẻ thông qua nhiều nền tảng mạng xã hội, được đánh giá là bước đi chiến lược nhằm giúp ứng viên đảng Cộng hòa thu hút sự ủng hộ từ nhóm cử tri này.
Cựu Tổng thống Donald Trump và cậu út Barron Trump trong một sự kiện tại dinh thự Mar-a-Lago hồi tháng 4. Ảnh: TELEGRAPH
Daily Mail dẫn một số báo cáo thông tin, khoảng 41 triệu cử tri thuộc Gen Z được cho là sẽ tham gia bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử toàn nước Mỹ vào tháng 11 sắp tới.
Tại buổi tương tác, ông Donald Trump tiết lộ, cậu con trai 17 tuổi Barron Trump của ông chính là một vũ khí bí mật. “Tôi không biết nhiều về Gen Z nhưng con trai tôi thì có. Barron sẽ giúp tôi kết nối với họ. Đó quả là một thành công to lớn”, ông Donald Trump nhấn mạnh.
Theo một nguồn thạo tin, dù chưa bao giờ thốt ra lời nào trước công chúng, Barron Trump là người ủng hộ kiên định cho chiến dịch tranh cử 2024 của cha mình. Ông trùm kinh doanh người Mỹ gốc Iran Patrick Bet-David từng ca ngợi Barron trên podcast riêng rằng cậu rất có tài tổ chức với đầu óc sắc bén và cả khiếu hài hước. Không giống như vẻ công tử bên ngoài, Barron rất vững vàng và khiêm tốn.
Với chiều cao 2m06 và vẻ ngoài thu hút, Barron luôn trở thành tâm điểm mỗi lần xuất hiện cùng gia đình hay bị bắt gặp trên phố. Hôm 4/9 vừa qua, trong ngày đầu trở thành sinh viên, cánh săn ảnh phát hiện Barron Trump được các nhân viên an ninh hộ tống đến Đại học New York ở trung tâm Manhattan từ Trump Tower.
Barron Trump là nhân vật luôn được săn đón bởi các paparazzi mỗi lần xuất hiện trên đường phố. Ảnh: NYPost
Video đang HOT
Giới quan sát nhận định, trong khi đối thủ đến từ đảng Dân chủ Kalama Harris chủ yếu tiếp cận cử tri trẻ tuổi thông qua những người có sức ảnh hưởng, thì ông Donald Trump lại có cách làm rất ấn tượng. Và Barron Trump chắc chắn đã đóng góp không nhỏ vào việc hỗ trợ cha mình.
Thời gian gần đây, cựu Tổng thống Mỹ đã tham gia một cuộc phỏng vấn với tỷ phú Elon Musk trên X Spaces và xuất hiện trên podcast This Past Weekend của diễn viên hài Theo Von. Ngoài ra, ứng viên đảng Cộng hòa còn tích cực tham gia các sự kiện thể thao và văn hóa dành cho Gen Z.
Theo cuộc thăm dò bầu cử mới nhất của SurveyUSA, đối với nhóm cử tri trong độ tuổi 18-34, ông Donald Trump dẫn trước bà Kalama Harris 4 điểm phần trăm. Đây là một tin vui với cựu Tổng thống Mỹ sau thời gian bị đối thủ “chiếm sóng” trên các nền tảng mạng xã hội dành cho giới trẻ.
Cựu tổng thống Donald Trump và Phó tổng thống Kamala Harris sẽ tham gia buổi tranh luận trực tiếp trên ABC News vào 21h ngày 10/9 (theo giờ địa phương)
Trước thềm cuộc tranh luận 'sống còn', vì sao bà Harris nỗ lực rời xa Bidenomics
Cơ hội của bà Harris vào tháng 11 phụ thuộc một phần vào thành công của bà trong việc xây dựng hình ảnh bản thân như một lựa chọn mới cho cử tri và xóa tan mọi quan niệm rằng bà chỉ là "bản sao" của tổng thống đương nhiệm Joe Biden.
Ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ Kamala Harris trong chặng dừng chân tại Throwback Brewery, North Hampton, bang New Hampshire ngày 4/9/2024. Ảnh: Getty Images
Tại nông trại bia Throwback Brewery, Phó Tổng thống Kamala Harris đã đánh dấu sự chuyển hướng quan trọng, tách ra khỏi chính sách kinh tế của Tổng thống Biden (Bidenomics) trong nỗ lực thể hiện mình là một ứng cử viên có những sửa đổi so với chính quyền đương nhiệm.
Phó tổng thống Mỹ đã dừng chân tại New Hampshire - nơi có 4 phiếu đại cử tri quý giá - vào ngày 4/9, trước khi đến trại tranh luận ở Pittsburgh tham gia cuộc "đụng độ" trên truyền hình với cựu tổng thống Donald Trump vào tuần tới, sự kiện có thể định hình kết cục của cuộc bầu cử.
Động lực chính trị và cơ hội của bà Harris vào tháng 11 phụ thuộc một phần vào thành công của bà trong việc xây dựng hình ảnh bản thân như một lựa chọn mới cho cử tri và xóa tan mọi quan niệm bà chỉ đi theo con đường của tổng thống đương nhiệm Joe Biden. Điều này củng cố nỗ lực của bà nhằm thu hút cử tri Mỹ vốn đang bức bối về giá thực phẩm, lạm phát cao, bị "loại khỏi" thị trường nhà ở, cũng như nhằm tiếp cận những người ôn hòa ở vùng ngoại ô và cử tri trung lưu ở các tiểu bang dao động.
Trước đó, Phó tổng thống Harris đã cam kết sẽ ngăn chặn tình trạng tăng giá quá mức của các siêu thị lớn và hứa sẽ cấp 25.000 USD cho những người mua nhà lần đầu có thu nhập thấp để thanh toán trước.
Hôm 4/9, bà đã chuyển hướng sang chính trị trung dung với cam kết sẽ "nuôi dưỡng" 25 triệu doanh nghiệp nhỏ mới trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình với khoản khấu trừ thuế 50.000 USD cho các công ty khởi nghiệp. Bà kêu gọi mức thuế thu nhập từ đầu tư vốn thấp hơn đáng kể so với mức mà Tổng thống Biden đề xuất, để thúc đẩy đầu tư và đổi mới.
"Tôi tin rằng các doanh nghiệp nhỏ của Mỹ là nền tảng thiết yếu cho toàn bộ nền kinh tế của chúng ta. Các doanh nghiệp nhỏ sử dụng một nửa số lao động trong khu vực tư nhân", bà Harris phát biểu tại một nhà máy bia do hai nữ doanh nhân thành lập tại nơi có nguồn nguyên liệu địa phương.
Trong khi đó, cựu tổng thống Trump có thể sẽ cố gắng đáp trả các động thái kinh tế gần đây của bà Harris khi ông có bài phát biểu tại Câu lạc bộ Kinh tế New York trong ngày 5/9 (theo giờ địa phương).
Sự khởi đầu của Harrisomics?
Yếu tố chính trị đằng sau chiến lược của bà Harris rất rõ ràng. Chẳng hạn, về biện pháp đánh thuế thu nhập từ đầu tư vốn, Harris đã từ bỏ cách tiếp cận quyết liệt hơn của Tổng thống Biden khi bà kêu gọi mức thuế 28% đối với những người kiếm được 1 triệu USD trở lên thay vì mức thuế 39,6% mà ông Biden đã đưa vào ngân sách cho năm tài chính 2025. Cử chỉ này cho phép Harris chứng tỏ rằng bà không phải là "con tin" của các chính sách Bidenomics, bác bỏ tuyên bố của đối thủ Trump rằng bà là người thừa kế một di sản kinh tế thất bại. Đề xuất này cũng có thể không gây chú ý với các nhà tài trợ Dân chủ giàu có, có thu nhập chính từ đầu tư - những người đã giúp bà gây quỹ được nửa tỷ USD tiền mặt cho chiến dịch.
Việc bà Harris ủng hộ mạnh mẽ "huyền thoại" về các doanh nghiệp nhỏ của Mỹ thúc đẩy sự thịnh vượng và nền kinh tế phát triển rộng lớn hơn dường như cũng được thiết kế để chống lại các nỗ lực của ông Trump nhằm chỉ trích nữ đảng viên Dân chủ California là một "người theo chủ nghĩa tự do San Francisco" cực đoan, một "người cộng sản" và một "người Bolshevik".
Những cách tiếp cận mới của bà đã khiến các nhà kinh tế tranh luận về tính khả thi của "Harrisomics". Liệu lệnh cấm tăng giá ở cấp độ liên bang của bà có dẫn đến tình trạng thiếu hụt hàng hóa như đã từng xảy ra trong quá khứ không? Và liệu việc đổ thêm tiền vào thị trường nhà ở có gây ra lạm phát giá cả và khiến nhà ở trở nên đắt đỏ hơn không?
Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris phát biểu tại chiến dịch vận động tranh cử ở Las Vegas, Nevada, Mỹ. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Lý do bà Harris phải "rời xa" Tổng thống Biden
Những câu hỏi nói trên có thể gây rắc rối trong những tuần đầu của chính quyền Harris tiềm năng. Nhưng chỉ còn chưa đầy 9 tuần nữa là đến cuộc bầu cử, bà Harris quan tâm nhiều hơn đến việc tạo ra ấn tượng chính trị nổi bật hơn là cơ chế của chính sách kinh tế. Với lợi thế thăm dò của ông Trump về nền kinh tế, một cuộc chiến sâu rộng về chính sách đối với vấn đề này với ông có lẽ sẽ không khôn ngoan. Bà Harris cần biến cuộc bầu cử thành một cuộc trưng cầu dân ý về tính cách và ứng cử viên nào có thể đóng vai trò là một thế lực chính trị mới. Do đó, ngay cả những bước đi nhỏ để thoát khỏi cái bóng của ông Biden cũng có thể quan trọng.
Nhà tư vấn chính trị James Carville đã vạch ra một chiến lược tiềm năng cho bà Harris trong một chuyên mục của tờ New York Times 2/9. Ông cho biết cuộc bầu cử năm 2024 sẽ được định nghĩa bởi "ai mới mẻ và ai đã thối nát". Nhà chiến lược kỳ cựu của đảng Dân chủ cũng viết rằng sẽ không phải là một sự xúc phạm đối với Tổng thống Biden nếu bà Harris đi theo con đường riêng của mình - điều đó là bắt buộc đối với bản sắc chính trị của bà.
"Điều đó cho thấy rõ ràng hơn rằng bà ấy đam mê những ý tưởng của riêng mình và đại diện cho sự thay đổi chứ không phải là nhiều thứ giống nhau", ông viết, nhắc đến khẩu hiệu đã giúp cựu Tổng thống Bill Clinton giành chiến thắng với tư cách là ứng cử viên thay đổi trước Tổng thống George H.W. Bush vào năm 1992.
Phản ứng của ứng cử viên Trump
Trong khi đó, nỗ lực thuyết phục cử tri rằng bà Harris là một làn gió mới đang khiến cựu Tổng thống Trump tức giận. Những bình luận và tuyên bố trong chiến dịch tranh cử của cựu tổng thống này tỏ ra thất vọng khi bà Harris đang có một diện mạo mới và rằng ông đã mất vai trò là tác nhân thay đổi trong cuộc đua.
Chiến dịch tranh cử của ông Trump cũng đang tìm cách dập tắt vị thế kinh tế của bà Harris bằng một chiến dịch quảng bá truyền thông. Một đoạn phim quảng bá gần đây được phát ở bang Georgia đã ghép các đoạn video đưa tin về kinh tế khó khăn. Một người dẫn chương trình truyền hình than thở về "mức tăng đột biến đáng báo động của lạm phát lên mức cao nhất trong gần 40 năm". Giữa các đoạn video này, là hình ảnh bà Harris ca ngợi "Bidenomics" và vui vẻ nói trong các bài phát biểu rằng "Bidenomics đang phát huy tác dụng".
Chiến dịch tranh cử của ông Trump hôm 4/9 cũng đã bác bỏ "kế hoạch kinh doanh nhỏ" của bà Harris, lập luận rằng bà sẽ đẩy thuế thu nhập cao hơn và thuế thừa kế mở rộng cùng những biện pháp khác sẽ gây tổn hại cho các công ty nhỏ và người tiêu dùng.
Trong khi đó, kế hoạch của ông Trump là tăng mạnh thuế quan đối với hàng nhập khẩu - đặc biệt là hàng nhập khẩu từ Trung Quốc - đã khiến nhiều nhà kinh tế cảnh báo rằng ông sẽ làm tăng mạnh chi phí cho người tiêu dùng và gây ra một đợt lạm phát mới.
Nhưng tại thời điểm quan trọng của một chiến dịch tranh cử gay gắt và quyết liệt này, cả hai ứng viên Harris và Trump dường như đều ít quan tâm đến các chính sách kinh tế đã được chứng minh là có hiệu quả mà quan tâm hơn đến những chính sách có thể mang lại lợi ích chính trị ngay lập tức.
Ông Trump khen ngợi quân đội Nga, hứa kết thúc xung đột Ukraine trước cuối năm Cựu Tổng thống Trump khen ngợi kỹ năng chiến đấu của quân đội Nga và cam kết sẽ chấm dứt xung đột Ukraine trước cuối năm nếu tái đắc cử. Theo RT, trong ngày 26/8, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có cuộc phỏng vấn với cựu thành viên đặc nhiệm SEAL Shawn Ryan. Tại đây, ông Trump đã khen ngợi khả...