Ông Trump sẽ rút Mỹ ra khỏi WHO vào năm 2025?
Các thành viên trong nhóm chuyển giao quyền lực của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump hiện chuẩn bị kế hoạch để Washington rút khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào ngày 20.1.2025.
Ông Lawrence Gostin, giáo sư về y tế toàn cầu tại trường Luật Georgetown (Mỹ) chia sẻ với tờ Financial Times rằng: “Tôi có thông tin đáng tin cậy rằng ông ấy có kế hoạch rút khỏi WHO, có thể là vào ngày đầu tiên hoặc ngay trong giai đoạn đầu nhiệm kỳ của ông”.
Phía ông Trump chưa bình luận về thông tin trên.
Theo Reuters, kịch bản trên phù hợp với lời chỉ trích lâu nay của ông Trump đối với cơ quan y tế thuộc Liên Hiệp Quốc và sẽ đánh dấu sự thay đổi mạnh mẽ trong chính sách y tế toàn cầu của Mỹ.
Financial Times dẫn lời ông Ashish Jha, cựu điều phối viên ứng phó Covid-19 của Nhà Trắng, cho hay nhóm của Tổng thống đắc cử Trump muốn nước Mỹ rút khỏi WHO ngay ngày đầu nhiệm sở của ông Trump, coi đó là biểu tượng đảo ngược động thái mà người tiền nhiệm Joe Biden đã làm trong ngày nhậm chức trước kia.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. ẢNH: REUTERS
Vào ngày 20.1.2021, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nối lại quan hệ giữa Mỹ và WHO sau khi ông Trump khởi động quá trình rút khỏi tổ chức này vì chỉ trích năng lực ứng phó của WHO với đại dịch Covid-19. Hồi năm 2020, ông Trump chỉ trích WHO thuộc quyền “kiểm soát” của Trung Quốc và tuyên bố chuyển hướng các khoản đóng góp của Mỹ sang các sáng kiến y tế khác.
Video đang HOT
Hiện tại, Mỹ là nhà tài trợ lớn nhất của WHO, đóng góp khoảng 16% ngân sách trong giai đoạn 2022 – 2023. Việc Mỹ rút lui có thể khiến tổ chức này mất đi nguồn lực quan trọng để ứng phó với các cuộc khủng hoảng y tế công cộng.
“Mỹ sẽ để lại khoảng trống lớn trong lĩnh vực tài chính và y tế toàn cầu. Tôi không thấy nước nào có thể lấp đầy khoảng trống đó. Tôi không thể tưởng tượng một thế giới không có một WHO mạnh mẽ. Nhưng sự rút lui của Mỹ sẽ làm suy yếu nghiêm trọng cơ quan này, theo giáo sư Gostin.
Khi được hỏi về mối lo ngại nếu chính quyền Tổng thống đắc cử Mỹ Trump rút khỏi tổ chức, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus gần đây cho hay họ cần cho Mỹ thời gian và không gian để chuyển đổi, Ông Ghebreyesus cũng bày tỏ sự tin tưởng rằng các quốc gia có thể hoàn tất thỏa thuận về đại dịch vào tháng 5.2025.
Nước Mỹ trong vòng xoáy quyền lực của tỉ phú Elon Musk
Có tài sản khổng lồ cùng nhiều công ty đầy ảnh hưởng và nắm giữ một vị trí trong chính quyền của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump, tỉ phú Elon Musk đang tạo dựng quyền lực chưa từng có ở xứ cờ hoa.
Tại cuộc tập trung thường niên do nhóm bảo thủ Turning Point tổ chức ở TP.Phoenix (bang Arizona, Mỹ) vào ngày 22.12, đề cập đến vai trò của tỉ phú Musk (chủ hãng xe Tesla, công ty không gian SpaceX, chủ mạng xã hội X...), Tổng thống đắc cử Trump đã nhấn mạnh: "Không, ông ấy (Musk - NV) không đảm nhận chức tổng thống. Tôi có thể khẳng định với các bạn rằng ông ấy sẽ không trở thành tổng thống". Ông Trump cũng khẳng định bản thân vẫn là một tổng thống đúng nghĩa.
Tỉ phú đầy quyền lực chính trị
Trả lời trang Business Insider hồi tuần trước, bà Karoline Leavitt, phát ngôn viên của nhóm chuyển giao chính quyền Donald Trump - JD Vance, cũng nhấn mạnh: "Tổng thống đắc cử Trump là lãnh đạo của đảng Cộng hòa". Câu trả lời được đưa ra nằm trong việc giải đáp vai trò của ông Musk đối với dự luật ngân sách gây căng thẳng hồi tuần trước.
Như thế, chỉ trong vài ngày, ông Trump và người của phía đảng Cộng hòa đã lên tiếng để khẳng định tỉ phú Musk không phải đang "nhiếp chính". Sở dĩ có sự lên tiếng liên tục như vậy là vì dư luận của nước Mỹ, cũng như áp lực từ phía đảng Dân chủ, đã đặt vấn đề phải chăng tỉ phú Elon Musk mới thực sự là người kiểm soát chính sách của đảng Cộng hòa lẫn Tổng thống đắc cử Trump. Thậm chí, một số nghị sĩ Dân chủ còn so sánh ông Musk là "thủ tướng" trong chính phủ của ông Trump.
Tổng thống đắc cử Donald Trump và tỉ phú Elon Musk trong một sự kiện hồi tháng 11. ẢNH: REUTERS
Sau khi ông Trump thắng cử và đưa tỉ phú Musk vào vị trí đứng đầu Ban hiệu quả chính phủ (DOGE), một cơ quan không chính thức trong cơ cấu nội các, thì ông chủ hãng xe Tesla ngày càng thể hiện quyền lực của mình. Trong bình chọn mới đây của Công ty Eurasia Group (Mỹ), đơn vị tư vấn và nghiên cứu rủi ro chính trị hàng đầu thế giới, tỉ phú Musk chỉ đứng sau ông Trump trong danh sách "những người thay đổi cuộc chơi chính trị" của thế giới.
Không chỉ trực tiếp nêu ý kiến và chỉ trích các chính sách đối lập với ý kiến của ông, tỉ phú Elon Musk mới đây còn không ngần ngại "răn đe" cả các nghị sĩ đảng Cộng hòa nếu bỏ phiếu cho dự luật ngân sách ở Hạ viện. Ông ám chỉ những nghị sĩ này sẽ khó được tái đắc cử trong lần bầu cử tiếp theo. Thực tế, sau khi thâu tóm mạng xã hội Twitter rồi đổi tên thành X, tỉ phú Elon Musk được đánh giá là có đủ quyền lực để tác động đến định hướng dư luận. Điều này khiến không ít chính trị gia e ngại.
Đổi hướng chính sách của Mỹ ?
Một trong những chủ đề mà ông Musk đề cập gần đây chính là những khoản viện trợ của Mỹ dành cho các nước. Trong phân tích gửi đến Thanh Niên, Eurasia Group nhận định: "Khi chế độ của ông Bashar al-Assad sụp đổ ở Syria, Tổng thống đắc cử Trump tuyên bố: "Đây không phải là cuộc chiến của chúng ta". Việc Trump không muốn can thiệp từ nước ngoài và quan điểm lấy Mỹ làm trọng tâm không phải là chuyện mới. Đây cũng là lập trường mà nhiều người Mỹ ủng hộ. Nhưng tỉ phú Musk đã đi xa hơn nữa".
Cụ thể, ông bày tỏ sự ủng hộ đối với quan điểm của cựu nghị sĩ Mỹ Rol Paul. Đăng trên X cách đây chưa lâu, ông Ron Paul nêu quan điểm: "Hãy bỏ viện trợ nước ngoài! Các khoản viện trợ này đang lấy tiền từ người nghèo và tầng lớp trung lưu ở Mỹ và đưa cho người giàu ở các nước nghèo - với một phần cho những người trung gian ở giữa! Người Mỹ không muốn chính phủ của họ vay thêm tiền để chi cho viện trợ nước ngoài". Vị cựu nghị sĩ cũng cho rằng cắt viện trợ nước ngoài là điều mà Ban hiệu quả chính phủ của ông Musk có thể dễ dàng làm được. Trả lời ngay trên X sau đó, tỉ phú Musk tuyên bố: "Ông Ron không sai".
Với quyền lực và quan điểm của Musk hiện nay, giới phân tích cho rằng Mỹ trong nhiệm kỳ sắp tới của ông Trump có thể sẽ cắt giảm đáng kể các khoản viện trợ dành cho nước khác. Điều này sẽ tạo ra một thay đổi lớn về chính sách đối ngoại của Washington trong suốt nhiều năm qua.
Tuy nhiên, cũng có nhận định cho rằng với tính cách của ông Trump, việc tỉ phú Musk ngày càng nổi bật thì có thể là một thách thức cho quan hệ thân thiết giữa hai người.
Tổng thống Mulino phản pháo ông Trump về kênh đào Panama
* TikTok sẽ có "cửa sống" ở Mỹ ?
Tổng thống Panama Jose Raul Mulino ngày 22.12 viết trên mạng xã hội X rằng kênh đào Panama và các khu vực lân cận sẽ tiếp tục thuộc về Panama. Ông Mulino còn khẳng định kênh đào Panama không chịu sự kiểm soát từ Trung Quốc hay bất kỳ thế lực nào khác, theo AFP.
Tổng thống Mulino có phản ứng như trên sau khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump cảnh báo rằng nếu Panama không thể đảm bảo "hoạt động an toàn, hiệu quả và đáng tin cậy" của kênh đào Panama, "chúng tôi sẽ yêu cầu trả lại kênh đào Panama cho chúng tôi". Ông Trump phàn nàn rằng tàu Mỹ bị đối xử một cách không công bằng ở kênh đào Panama cũng như ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc xung quanh kênh đào này.
* Trong một diễn biến khác, ông Trump ngày 22.12 tỏ dấu hiệu ông ủng hộ TikTok tiếp tục hoạt động tại Mỹ trong một thời gian ngắn. Ông Trump đã đề cập vấn đề này khi phát biểu tại cuộc tập trung thường niên do nhóm bảo thủ Turning Point tổ chức ngày 22.12.
AFP dẫn lời ông: "Tôi nghĩ chúng ta sẽ phải bắt đầu suy nghĩ vì quý vị biết đấy, chúng ta đã tham gia TikTok, và chúng ta đã nhận được phản hồi tuyệt vời với hàng tỉ lượt xem".
Cố vấn ông Trump cảnh báo Hamas: Thả con tin nếu muốn sống Cố vấn an ninh quốc gia của chính quyền sắp tới tại Mỹ gửi lời cảnh báo cứng rắn đến lực lượng Hamas đang giam giữ con tin tại Dải Gaza và đồng minh Houthi tại Yemen. Hạ nghị sĩ đảng Cộng hòa Michael Waltz, người được Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump bổ nhiệm làm Cố vấn an ninh quốc gia,...