Ông Trump sẽ rút khỏi NATO nếu đắc cử Tổng thống?
Các quan chức Mỹ và châu Âu lo ngại, nếu ông Trump giành chiến thắng trong nhiệm kỳ tới, Tổng thống Mỹ sẽ thực sự rút khỏi NATO.
Theo New York Times, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhiều lần trao đổi kín về việc rút khỏi Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và nếu đắc cử, ông Trump có thể sẽ thực hiện động thái này.
Các cựu quan chức an ninh quốc gia cấp cao dưới thời chính quyền Tổng thống Trump đánh giá, động thái trên có thể là một chiến thắng cho Nga bởi theo họ, Moscow luôn coi NATO là một trở ngại cho những tham vọng toàn cầu của Tổng thống Putin.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Reuters
Tổng thống Trump từng không ít lần chỉ trích NATO. Hồi tháng 12, ông Trump đã phá vỡ một trong những nguyên tắc của liên minh này khi nói rằng Mỹ sẽ không bảo vệ thành viên trong liên minh này nếu họ bị tấn công.
Video đang HOT
New York Times cũng đưa tin, mặc dù Quốc hội Mỹ có thể sẽ ngăn chặn nỗ lực rút khỏi NATO nhưng ông Trump vẫn có thể sử dụng các biện pháp khác để làm suy yếu liên minh này. Chẳng hạn, nhà lãnh đạo Mỹ có thể nới lỏng việc thực hiện điều 5 trong Hiến chương NATO kêu gọi phòng thủ tập thể.
Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton cho biết hồi tháng 6 rằng, trong Hội nghị Thượng đỉnh NATO năm 2017, Tổng thống Trump đã có những tranh cãi với các nhà lãnh đạo châu Âu bởi ông Trump cho rằng, các nước này không đóng góp đủ ngân sách quốc phòng cho NATO.
Trong cuốn sách “The Room Where it Happened” (tạm dịch là Căn phòng nơi diễn ra mọi việc), ông Bolton viết rằng, Tổng thống Trump nhiều lần nói ông muốn rút khỏi NATO. Tháng trước, ông Bolton nhận định với một tờ báo Tây Ban Nha rằng ông Trump thậm chí có thể tuyên bố ý định rút khỏi liên minh này vào tháng 10 tới như một lời hứa tranh cử trong nhiệm kỳ thứ 2 khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11 sắp diễn ra.
John Kelly, một vị tướng đã nghỉ hưu nhận định, “một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất ông từng đối mặt là ngăn Tổng thống Trump rút Mỹ khỏi NATO”.
“Đó là một rủi ro thực sự. Chúng ta biết từ Kelly và Bolton rằng, ông ấy muốn đi xa hơn nhiệm kỳ đầu tiên. Nếu ông ấy cảm thấy rằng ông ấy hoàn toàn đúng trong cuộc bầu cử này, và ông ấy cảm thấy rằng mọi người khuyến khích các chính sách của ông ấy, tôi cho rằng ông ấy sẽ rút khỏi NATO”, Thomas Wright, giám đốc Trung tâm Mỹ và châu Âu tại Viện Brookings đánh giá với New York Times.
Thế giới hoan nghênh thỏa thuận chia sẻ quyền lực tại Afghanistan
Thỏa thuận vừa được ký kết được kỳ vọng sẽ giúp mang tới hòa hình và ổn định tại Afghanistan.
Ngay sau khi Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani và đối thủ chính trị Abdullah Abdullah ký thỏa thuận chia sẽ quyền lực ngày 17/5, cộng đồng quốc tế đã lên tiếng hoan nghênh bước tiến này.
Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani và đối thủ Abdullah Abdullah. Ảnh: DPA
Trong một thông báo ra cùng ngày, bộ Ngoại giao Pakistan khẳng định đây là thời điểm quan trọng, có ý nghĩa sống còn với Afghanistan khi mà tất cả các nhà lãnh đạo cùng ngồi lại trên tinh thần xây dựng vì lợi ích tối cao của người dân Afghanistan; đồng thời giúp mang lại hòa bình và ổn định lâu bền cho đất nước này.
Nước láng giềng Pakistan cũng cho rằng, điều quan trọng là các cuộc đàm phán nội bộ tại Afghanistan phải khởi động sớm nhất có thể để đạt được thỏa thuận chính trị toàn diện và bao trùm. Trong khi đó, Ấn Độ cũng đã ra tuyên bố ủng hộ thỏa thuận chính trị vừa đạt được tại Afghanistan.
Thông cáo của bộ Ngoại giao Ấn Độ nhấn mạnh tới việc hỗ trợ quản trị toàn diện, đoàn kết dân tộc, một thể chế mạnh dựa trên hiến pháp cũng như quyền của tất cả các thành phần trong xã hội ở Afghanistan.
New Delhi cũng bày tỏ hy vọng, thỏa thuận vừa được ký kết và việc thiết lập Hội đồng Tối cao Hòa giải Quốc gia sẽ giúp mang tới hòa hình và ổn định, cũng như kết thúc bạo lực và khủng bố được bên ngoài hậu thuẫn tại Afghanistan.
Còn Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Gien Jens Stoltenberg tái khẳng định sự hỗ trợ của liên minh này với Afghanistan sau sự kiện lịch sử ngày 17/5. Ông Stoltenberg cho rằng, tất cả các bên tại Afghanistan nên nắm lấy cơ hội chưa từng có tiền lệ này để giành lấy hòa bình.
"Chúng ta cần thấy rằng bản thỏa thuận toàn diện này sẽ giúp chấm dứt bạo lực, đảm bảo quyền của tất cả người dân Afghanistan, cũng như diệt trừ hoàn toàn khủng bố", ông Stoltenberg nhấn mạnh.
Trước đó, ngày 17/5, tại thủ đô Kabul, Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani và đối thủ chính trị- cựu quan chức Điều hành cấp cao Abdullah Abdullah đã cùng ký thỏa thuận chia sẻ quyền lực. Theo thỏa thuận, ông Abdullah Abdullah sẽ đứng đầu Hội đồng Tối cao Hòa giải Quốc gia và các phụ tá của ông sẽ được tham gia Nội các. Còn ông Ghani sẽ đứng đầu chính phủ với vai trò Tổng thống.
Thỏa thuận này đạt được 3 tháng sau khi hai nhân vật chính trị này cùng tuyên bố tự đứng ra thành lập chính phủ. Ông Abdullah không công nhận kết quả cuộc bầu cử hồi tháng 9/2019, với chiến thắng thuộc về ông Ghani. Bất đồng và tranh chấp giữa các phe phái chính trị tại Afghanistan khiến Mỹ tức giận và hủy bỏ khoản viện trợ trị giá 1 tỷ USD cho nước này.
Mỹ xác nhận đàm phán với Taliban về đề xuất giảm bạo lực trong 7 ngày Ngày 13/2, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper cho biết Mỹ và Taliban đã đàm phán về một đề xuất giảm bạo lực trong 7 ngày. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper. Ảnh: AFP/TTXVN Bộ trưởng Esper đã xác nhận thông tin trên khi trả lời báo giới tại hội thảo diễn ra ở trụ sở của Tổ chức Hiệp ước...