Ông Trump: Phải bắn máy bay Nga nếu kênh ngoại giao không tác dụng
Tỷ phú Donald Trump cho rằng phi công Mỹ cần bắn hạ máy bay chiến đấu Nga tiếp cận ở khoảng cách nguy hiểm với máy bay Mỹ nếu kênh ngoại giao không tác dụng.
Máy bay chiến đấu Sukhoi Su-24M của Nga. (Nguồn: THX/TTXVN)
Phát biểu trên Đài phát thanh Indiana ngày 3.5, ứng cử viên tổng thống Mỹ của Đảng Cộng hòa, tỷ phú Donald Trump, cho rằng phi công nước này cần bắn hạ máy bay chiến đấu Nga tiếp cận ở khoảng cách nguy hiểm với máy bay Mỹ, trong trường hợp các kênh ngoại giao để ngăn chặn sự cố như vậy không có tác dụng.
Theo ông Trump, Tổng thống Barack Obama cần thảo luận tình hình với Tổng thống Nga Vladimir Putin.Tỷ phú Donald Trump nhấn mạnh rằng Washington trước hết phải đối phó với các sự cố như vậy về mặt ngoại giao.
Tuy nhiên, ông Trump lưu ý: “Nếu biện pháp ngoại giao không có tác dụng đến một thời điểm nào đó cần phải bắn. Đó là hành động hết sức thiếu tôn trọng đất nước của chúng ta và Tổng thống Obama”.
Theo Danviet
Tàu chiến Mỹ thừa sức cho Su-24 tan xác cách trăm km
Dù phát hiện ra chiếc Su24 đang áp sát chiến hạm USS Donald Cook với tốc độ kinh hoàng nhưng Mỹ vẫn bình tĩnh và không có động thái đáp trả.
Video đang HOT
Dù phát hiện ra chiếc Su-24 đang áp sát chiến hạm USS Donald Cook với tốc độ kinh hoàng nhưng Mỹ vẫn bình tĩnh và không có động thái đáp trả.
Vụ việc diễn ra hôm 12/4, khi đó, chiến đấu cơ Su-24 của Nga đã bất ngờ bay áp khu trục hạm tên lửa USS Donald Cook của Mỹ trên biển Baltic ở khoảng cách "nguy hiểm". Lần áp sát đầu tiên vào ngày 11/4 khi tàu USS Donald Cook vừa rời thành phố cảng Gdynia, Ba Lan và đang tiến ra biển Baltic để thực hiện một bài diễn tập thông thường.
Ngay sau khi vụ áp sát nói trên, vị chỉ huy tàu Mỹ cho biết đây là động tác tấn công giả định của máy bay Nga, coi đây là hành động không an toàn và không chuyên nghiệp. Theo vị chỉ huy này, dù phát hiện ra máy bay Nga từ xa nhưng tàu USS Donald Cook đã không có bất kỳ hành động đáp trả nào.
Chiếc Su-24 áp sát chiến hạm Mỹ hôm 12/4.
Dù chiến hạm Mỹ không có động thái đáp trả tuy nhiên Hải quân Mỹ cho rằng với năng lực của mình, đối phó với những mục tiêu như chiếc Su-24 không phải là vấn đề khó khăn với tàu USS Donald Cook bởi theo thông tin được công khai, đây là lớp tàu chiến chủ lực của Hải quân Mỹ sở hữu sức mạnh công thủ toàn diện.
Tàu được trang bị hệ thống tác chiến Aegis. Tàu USS Donald Cook có lượng giãn nước khoảng gần 8.000 tấn, tốc độ tối đa có thể đạt 50 km/h.
Về trang bị vũ khí, tàu USS Donald Cook có hai hệ thống phóng đứng tên lửa. Hệ thống thứ nhất ở phần trước boong tàu với 32 hộp, hệ thống còn lại gồm 64 hộp nằm phía sau gần khu vực đỗ trực thăng.
Các hệ thống này có thể phóng đi nhiều loại tên lửa khác nhau như: tên lửa hành trình Tomahawk, tên lửa Harpoon chống tàu chiến, tên lửa RIM-66 chống máy bay, hỏa tiễn chống tên lửa, hỏa tiễn chống tàu ngầm...
Trong đó, các hỏa tiễn chống tên lửa giúp tàu sở hữu một lá chắn hữu hiệu khi kết hợp cùng những thiết bị định vị, cảnh báo sớm. Tất nhiên, USS Donald Cook cũng mang theo ngư lôi. Ở phía trước, tàu này được trang bị một pháo cỡ nòng 127 mm.
Ngoài ra, chiến hạm USS Donald Cook còn mang theo một hoặc hai hệ thống pháo cận chiến Phalanx CIWS và hai pháo vỡ nòng 20 mm.
Loại chiến hạm này cũng có thể chở theo trực thăng chiến đấu đa nhiệm Sikorsky SH-60 Seahawk vốn được hải quân Mỹ ưa chuộng.
Với số khí tài hùng hậu trên, tàu khu trục USS Donald Cook đủ sức tác chiến xa bờ để tấn công mọi mục tiêu trên biển, trên không lẫn trên mặt đất.
Trong khi đó chiếc cường kích Su-24 là cường kích phản lực siêu âm thế hệ thứ 3 được Liên Xô phát triển giữa những năm 1970-1980. Su-24 được thiết kế buồng lái 2 người ngồi song song dành cho phi công và sĩ quan điều khiển vũ khí.
Su-24 được trang bị 2 động cơ phản lực Saturn/Lyulka AL-21F-3A cho phép đạt tốc độ tối đa 1.550km/h, trần bay 11.000m, tầm bay 2.500km. Động cơ AL-21F-3A được đánh giá có hiệu suất hoàn hảo.
Su-24 trang bị một pháo GSh-6-23 6 nòng cỡ 23mm (cơ số 500 viên đạn) để không chiến tầm gần. Ngoài ra, 9 giá treo trên cánh và thân mang tổng cộng 8 tấn vũ khí gồm: tên lửa không đối không tầm ngắn R-60 hoặc R-73; tên lửa không đối đất có điều khiển loại Kh-23, Kh-25ML, Kh-28, Kh-29, Kh-58; bom có điều khiển KAB-500KR, KAB-500L.
Dù được trang bị kho vũ khí lớn nhưng Su-24 khó có thể thực hiện màn tấn công thực sự vào tàu USS Donald Cook của Mỹ.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, với hệ thống chiến đấu Aegis, USS Donald Cook có thể dễ dàng phát hiện được mục tiêu tàng hình ở khoảng cách hàng trăm km.
Trong khi đó, chiếc Su-24 chỉ là máy bay thuộc thế hệ 3. Vì vậy, tàu chiến Mỹ có thể bắn hạ Su-24 ngay khi máy bay này chưa có cơ hội để khai hỏa.
Tuấn Hưng
Theo_Báo Đất Việt
Kerry: tàu khu trục Mỹ có quyền bắn hạ Su-24 bay quá gần "Chúng tôi lên án hành vi này là thiếu thận trọng, khiêu khích và nguy hiểm theo nguyên tắc chiến tranh. Họ (máy bay Nga) có thể bị bắn hạ", ông Kerry nói. Phát biểu trong cuộc phỏng vấn với CNN Tây Ban Nha hôm 14/4, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho rằng tàu khu trục nước này, về nguyên tắc, có thể...