Ông Trump ‘nương tay’, liệu thương chiến có dịu
Mỹ và Trung Quốc dường như đang xuống thang cuộc thương chiến giữa hai nước khi cùng thông báo một số nhượng bộ. Tuy nhiên, giới chuyên gia cảnh báo chớ vội mừng.
Các thị trường ở châu Á khởi sắc sau khi Tổng thống Donald Trump thông báo trên Twitter ngày 11/9 rằng ông sẽ hoãn tăng thuế đánh vào các mặt hàng Trung Quốc trị giá 250 tỷ USD từ ngày 1/9 tới ngày 15/10 “như một cử chỉ thiện chí”. Quyết định này được đưa ra sau khi Bắc Kinh hôm trước đó thông báo sẽ loại 16 dòng sản phẩm của Mỹ khỏi danh sách áp thuế bổ sung.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Những diễn biến như trên là rất đáng mừng nhưng hai nước khó sớm đạt được bất kỳ giải pháp nào, theo James McCormack, trưởng bộ phận đánh giá tín nhiệm toàn cầu của Fitch.
“Mọi thứ thay đổi rất nhanh, thành thật mà nói rất khó biết đâu là động cơ thúc đẩy từ phía Mỹ. Vì vậy, tôi không muốn trông đợi quá nhiều vào một bước nhượng bộ nhỏ để cho rằng chúng ta đang trên đà tiến tới vấn đề được giải quyết”, ông McCormack nói trên chương trình Squawk Box của CNBC hôm 12/9.
“Tôi nghĩ có một vài chương nữa vẫn chưa được viết ra trong cuộc chiến tranh thương mại này”, McCormack bình luận thêm.
Trung Quốc, cũng có thể không nhất thiết phải giảm bớt lập trường thương mại của nước này bằng cách bỏ một số dòng hàng Mỹ khỏi danh sách áp thuế bổ sung, theo Iris Pang, một nhà kinh tế của ngân hàng Hà Lan ING. Bà chỉ ra rằng, trên thực tế Bắc Kinh đã cân nhắc hành động như vậy từ tháng 5, nên bước đi thiên về mục đích hỗ trợ cho nền kinh tế Trung Quốc, chứ không hẳn là “một cử chỉ chân thành” đối với Mỹ trước cuộc đàm phán thương mại vào tháng tới.
Video đang HOT
“Vẫn có rất nhiều bất trắc trong các cuộc đàm phán thương mại sắp tới. Một danh sách miễn áp thuế bổ sung sẽ không làm thay đổi lập trường của Trung Quốc. Chúng tôi tin Trung Quốc vẫn đứng rất vững trong đàm phán, và điều này cũng tương tự ở vòng đàm phán cuối cùng”, bà Pang nhận định.
Dưới góc độ đầu tư, cuộc thương chiến giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn rất khó đoán, theo Daniel Gerard, người phụ trách đầu tư và tư vấn rủi ro về châu Á – Thái Bình Dương tại State Street Global Exchange. Trao đổi với chương trình Squawk Box của NCBC, ông nói rằng điều đó có nghĩa là còn quá sớm để các nhà đầu tư rót thêm tiền vào các tài sản rủi ro như chứng khoán. Đặc biệt khi cuộc thương chiến đã tiến đến một thời điểm mà các diễn biến như khung hoảng Brexit cũng làm gia tăng bất ổn trên toàn cầu.
Chiến tranh thương mại bùng nổ từ năm ngoái và leo thang nhiều đợt trong năm nay, với cả Mỹ và Trung Quốc đều tung đòn thuế vào hàng hóa của nhau. Đợt tăng thuế mới nhất được thực hiện vào đầu tháng này, trước khi hai nước nhất trí gặp nhau trong tháng 10 để đàm phán thêm một vòng nữa.
Tuy nhiên, giới phân tích của Citi Research viết trong một bản đánh giá rằng “các cử chỉ thiện chí mới nhất” của Mỹ và Trung Quốc “đã tạo ra hy vọng cho một khoảng thời gian tạm lắng trong căng thẳng Mỹ – Trung ngay cả khi những khác biệt về cấu trúc” vẫn tồn tại.
Thanh Hảo
Theo VTC
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung có thể leo thang tới mức nào?
Tình hình chuyển xấu trong tuần này đồng nghĩa với sự gia tăng của khả năng Mỹ-Trung không bao giờ đạt được một thỏa thuận thương mại.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc gặp ở Hamburg, Đức, tháng 7/2017 - Ảnh: Getty/CNBC.
Bước leo thang mới nhất trong cuộc chiến thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc đã đặt hai nước vào thế "rất khó" để đạt được một thỏa thuận thương mại mà Tổng thống Donald Trump có thể tuyên bố chiến thắng - hãng tin CNBC dẫn nhận định của giới chuyên gia.
Vào thời điểm bắt đầu ngày thứ Sáu (10/5) theo giờ Mỹ, ông Trump chính thức nâng thuế quan trừng phạt đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc lên 25% từ 10% trước đó. Bắc Kinh ngay lập tức nhắc lại rằng sẽ có biện pháp đáp trả tương xứng.
Những diễn biến này xảy ra giữa lúc Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc đang có mặt ở Washington để đàm phán với Đại diện thương mại Mỹ (USTR) Robert Lighthizer và Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Steven Mnuchin.
Dù đàm phán vẫn tiếp diễn vào ngày thứ Sáu như kế hoạch, chuyên gia cấp cao Steve Okun thuộc công ty tư vấn McLarty Associates cho rằng với bước leo thang mới, khả năng hai bên đạt một giải pháp trong vài tuần tới là một việc "rất khó tưởng tượng".
"Để Mỹ thắng lợi, để ông Trump tuyên bố chiến thắng, thì ông ấy phải chứng tỏ được rằng đã có thay đổi to lớn trong chính sách của Trung Quốc về tài sản trí tuệ, về an ninh mạng, về chuyển giao công nghệ", ông Okun nói với CNBC.
"Ở thời điểm hiện tại... về mặt chính trị, rất khó để Trung Quốc chấp nhận việc bị nhìn nhận là nhượng bộ trước những yêu cầu mà Mỹ đưa ra", vị chuyên gia nói thêm.
Ông Ukun không phải là chuyên gia duy nhất dự báo về tình trạng xấu đi trong quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Nhà phân tích Nick Marro thuộc Economist Intelligence Unit (EIU) nhận định rằng đợt leo thang về thuế quan vào ngày thứ Sáu đã gây giảm sút "thiện chí" và "động lực tích cực" mà Mỹ và Trung Quốc đã xây dựng được trong những vòng đàm phán trước đây.
"Tôi cho rằng khả năng hai bên đạt một thỏa thuận đã giảm đi nhiều, và nguy cơ đổ vỡ đàm phán đã tăng thêm", ông Marro nói, và nhấn mạnh rằng rất khó để Mỹ và Trung Quốc xây lại được những điều tốt đẹp mà họ đã cố gắng tạo ra được trong mấy tháng qua.
Theo các chuyên gia, kịch bản tốt đẹp nhất được đặt ra ở thời điểm này là hai bên tiếp tục đàm phán, nhưng tình hình chuyển xấu trong tuần này cũng đồng nghĩa với sự gia tăng của khả năng Mỹ-Trung không bao giờ đạt được một thỏa thuận thương mại.
Giảng viên kinh tế Stefan Legge thuộc Đại học St. Gallen ở Thụy Sỹ dự báo rằng chiến tranh thương mại sẽ kéo dài chừng nào Mỹ và Trung Quốc còn chịu được sức ép mà cuộc chiến tạo ra.
"Trung Quốc có thể đã tụt sâu vào cái bẫy thù nghịch giữa các cường quốc, tới mức đủ để họ không còn có thể hợp tác nhiều với nhau được nữa", ông Legge nói.
Tuy nhiên, tổ chức đánh giá tín nhiệm Moody's tỏ ra ít bi quan hơn. Ông Michael Taylor, Giám đốc phụ trách chiến lược và tiêu chuẩn tín nhiệm của Moody's vẫn tin rằng Washington và Bắc Kinh rốt cục sẽ đạt được một thỏa thuận thương mại. Nhưng trước khi điều đó xảy ra, căng thẳng gia tăng giữa hai bên sẽ là mối đe dọa lớn đối với nền kinh tế toàn cầu, ông Taylor nhận định trong một báo cáo ra ngày thứ Sáu.
Đợt nâng thuế quan tuần này "làm trầm trọng thêm sự bấp bênh trong môi trường thương mại toàn cầu, đẩy cao căng thẳng Mỹ-Trung, tác động tiêu cực đến tâm lý toàn cầu, và làm gia tăng tâm lý e ngại rủi ro của các nhà đầu tư trên khắp thế giới", báo cáo viết.
Theo vneconomy
Trung Quốc giương oai doạ dẫm, Donald Trump 1 lời cứng rắn Cường quốc kinh tế thứ hai trên thế giới đang thể hiện sức mạnh trong cuộc chiến với chính quyền ông Donald Trump. Hầu hết các "vũ khí" và trận địa đã được sắp đặt và chỉ còn đợi thời gian để công phá lẫn nhau. Bắc Kinh thể hiện sức mạnh Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) vừa có một cuộc...