Ông Trump nói lái máy bay hiện đại quá phức tạp sau thảm kịch Ethiopia
Tổng thống Donald Trump cho rằng điều khiển máy bay ngày càng phức tạp và công việc này đang phụ thuộc vào giới khoa học thay vì các phi công.
Tổng thống Trump lên chuyên cơ Không Lực Một. (Ảnh: AFP)
“Các máy bay đang trở nên quá phức tạp để điều khiển. Các phi công giờ không còn cần thiết nữa mà là các nhà khoa học về máy tính từ MIT”, Tổng thống Trump bình luận trên mạng xã hội Twitter ngày 12/3, đề cập tới Viện Công nghệ Massachusett (MIT).
Tổng thống Trump từng sở hữu một hãng hàng không riêng của ông mang tên Trump Shuttle từ năm 1989 đến năm 1992. Trước khi trở thành tổng thống Mỹ và được phục vụ trong các chuyến đi bằng chuyên cơ Không Lực Một nổi tiếng, ông Trump đã sử dụng chuyên cơ mang tên ông.
“Tôi thường xuyên nhận thấy điều này trong nhiều sản phẩm. Họ luôn tìm cách cải tiến thêm một bước không cần thiết, trong khi thường những thứ cũ và đơn giản hơn lại tốt hơn nhiều”, Tổng thống Trump chỉ trích sự phức tạp của các máy bay hiện đại, đồng thời cho rằng “phức tạp tạo ra nguy hiểm”.
Theo ông chủ Nhà Trắng, do sự phức tạp của các máy bay hiện đại nên việc vận hành loại phương tiện này đang phụ thuộc vào giới khoa học, thay vì phi công. Tổng thống Trump muốn thay đổi điều đó.
“Tôi không biết các bạn thế nào, nhưng tôi không muốn Albert Einstein trở thành phi công của tôi. Tôi muốn những chuyên gia xuất sắc về lái máy bay, những người được phép kiểm soát máy bay một cách dễ dàng và nhanh chóng”, ông Trump viết trên Twitter.
Bình luận của Tổng thống Trump không đề cập cụ thể tới Boeing hay các vụ tai nạn gần đây liên quan tới hãng sản xuất máy bay hàng đầu thế giới này. Tuy vậy, nhận định của tổng thống Mỹ cũng làm dấy lên nhiều tranh cãi về nguyên nhân dẫn tới những thảm kịch hàng không gần đây.
Video đang HOT
Máy bay Boeing 737 MAX 8 của hãng hàng không Ethiopian Airlines đã rơi sau khi cất cánh vài phút hôm 10/3 khiến toàn bộ 157 người thiệt mạng. Trước đó, một chiếc Boeing 737 MAX 8 khác của hãng hàng không Lion Air (Indonesia) cũng rơi xuống biển tại Indonesia khiến 189 người thiệt mạng vào tháng 10/2018.
Liên quan tới vụ rơi máy bay mới nhất của Boeing, các nhà điều tra đang xem xét vai trò của một hệ thống phần mềm trên máy bay cũng như các tiêu chuẩn bảo dưỡng sửa chữa và huấn luyện của máy bay này. Boeing cho biết hãng đang lên kế hoạch nâng cấp phần mềm trong vài tuần tới.
Reuters dẫn các nguồn tin cho biết Tổng thống Trump đã có cuộc trao đổi qua điện thoại với Giám đốc điều hành Boeing Dennis Muilenburg hôm qua 12/3 và nhận được sự bảo đảm từ Boeing rằng dòng máy bay Boeing 737 MAX vẫn an toàn. Trong các chuyến công du nước ngoài, Tổng thống Trump từng chứng kiến lễ ký kết các thỏa thuận mua bán máy bay Boeing.
Thêm nhiều nước cấm Boeing 737 MAX
Ahmad Nizar Zolfakar, giám đốc điều hành Cơ quan Hàng không Dân dụng Malaysia, hôm qua đã công bố quyết định “đình chỉ ngay lập tức hoạt động của các máy bay Boeing 737 MAX 8″, đồng thời cấm dòng máy bay này “đến, đi hoặc quá cảnh tại Malaysia tới khi có thêm thông báo”. Ông Zolfakar cũng đề cập tới “hai vụ rơi máy bay nghiêm trọng liên quan tới Boeing 737 MAX 8 trong chưa đầy 5 tháng”.
Cùng ngày, Cơ quan Hàng không Dân dụng Anh cũng quyết định dừng toàn bộ hoạt động của các máy bay thương mại chở khách sử dụng dòng Boeing 737 MAX. Anh xem đây là một “biện pháp đề phòng” sau vụ tai nạn thảm khốc tại Ethiopia.
Cơ quan Quản lý Hàng không Dân dụng Singapore hôm qua thông báo “tạm dừng hoạt động tất cả các phiên bản của Boeing 737 MAX đến và rời Singapore” sau hai vụ tai nạn liên quan đến dòng máy bay này.
Ngoài ra, một số nước khác gồm Australia, Oman, Đức, Pháp, Mông Cổ cũng tạm thời cấm máy bay Boeing 737 MAX hoạt động trong không phận. Ethiopia, Singapore, Trung Quốc và Indonesia cũng ban bố lệnh ngừng bay đối với toàn bộ phi đội 737 MAX 8.
Trong khi đó, Cơ quan Quản lý Hàng không Mỹ (FAA) khẳng định dòng máy bay Boeing 737 MAX vẫn đủ điều kiện hoạt động. Tuy nhiên FAA cho biết sẽ yêu cầu Boeing chỉnh sửa thiết kế của dòng máy bay này.
Thành Đạt
Theo Dantri/ AFP
Máy bay JT610 Indonesia rơi: Giới chức xác nhận được địa điểm
Người phát ngôn cơ quan tìm kiếm cứu nạn Indonesia Yusuf Latif cho biết họ nhận được tin máy bay rơi ở gần Tanjung Karawang, vùng biển ngoài khơi West Java ngày 29/10.
Sáng 29/10, một chiếc máy bay của hãng hàng không giá rẻ Lion Air, Indonesia rơi khi đang trên hành trình từ Jakarta tới tỉnh Bangka Belitung.
Đường bay thực tế của máy bay Lion Air gặp nạn sáng nay. (Ảnh: Flightradar24)
Cơ quan chức năng tại Bắc Jakarta cho biết nhận được thông tin từ một tàu kéo nói nhìn thấy máy bay bị chìm ở Tanjung Bungin, West Java. Lực lượng cứu hộ đang trên đường tiếp cận khu vực.
Theo News.com.au, quan chức vận tải Indonesia cho biết máy bay chở theo 189 người, trong đó có 2 trẻ sơ sinh và phi hành đoàn.
Chuyến bay mang số hiệu JT610 cất cánh lúc khoảng 6h20 sáng (giờ địa phương) và dự kiến hạ cánh lúc 7h20 xuống Pangkalpinang.
"Chúng tôi xác nhận rằng máy bay đã rơi", ông Yusuf Latif, phát ngôn viên cơ quan cứu hộ Indonesia cho hay.
Theo ông này, chiếc máy bay đã mất liên lạc với kiểm soát không lưu 13 phút sau khi cất cánh trước khi rơi xuống biển.
Một chiếc máy bay của Lion Air. (Ảnh: Reuters)
Theo Reuters, đây là tai nạn đầu tiên được ghi nhận liên quan đến máy bay thương mại Boeing 737 MAX, một phiên bản mới được nâng cấp, được cho là sử dụng nhiên liệu hiệu quả hơn đến từ nhà sản xuất. Chiếc máy bay gặp nạn là một trong những chiếc Boeing 737 MAX đầu tiên được đưa vào sử dụng.
Chỉ 6 tháng trước, một máy bay của Lion Air trượt khỏi đường băng tại sân bay Djalaluddi, Gorontalo, Indonesia. May mắn, không ai trong số 174 hành khách và 7 thành viên đoàn bay bị thương, dù sự cố đã phá hủy hệ thống hạ cánh của máy bay.
Tháng 12/2014, một máy bay Airbus A320 của AirAsia rơi xuống biển sau khi cất cánh từ Surabaya đến Singapore chở theo 162 người.
(Tổng hợp)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Khoảnh khắc cuối cùng hé lộ nguyên nhân khiến máy bay Ethiopia rơi Dựa vào đoạn hội thoại cuối cùng của phi công chuyến bay ET302 của Ethiopian Airlines với đài kiểm soát không lưu, giám đốc điều hành của hãng này cho rằng, phi công đã gặp vấn đề về "kiểm soát bay" khiến chiếc máy bay gặp nạn sáng 10/3, làm 157 người thiệt mạng. Một mảnh vỡ của máy bay Ethiopian Airlines tại...