Ông Trump nổi giận, không công nhận tuyên bố chung của G7
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chỉ đạo giới chức Mỹ rút lại ủng hộ đối với tuyên bố chung của nhóm G7 chỉ sau vài giờ. Động thái này được cho là có thể làm gia tăng căng thẳng giữa Mỹ và các thành viên còn lại trong G7 do những bất đồng về bảo hộ thương mại.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Thủ tướng Canada Justin Trudeau (Ảnh: Reuters)
Quyết định của Tổng thống Trump dường như xuất phát từ căng thẳng với Thủ tướng Canada Justin Trudeau – người có những bình luận khá cứng rắn về chính sách áp thuế của Mỹ gần đây.
“Do những tuyên bố sai lệch của ông Justin tại cuộc họp báo, và thực tế rằng Canada đang áp hàng loạt thuế với người nông dân, công nhân và doanh nghiệp Mỹ, tôi đã chỉ đạo cho các nhà hoạch định chính sách đảng Cộng hòa không công nhận Tuyên bố chung (G7) bởi chúng tôi tính áp thuế lên các ô tô đang tràn ngập thị trường Mỹ”, ông Trump viết trên Twitter tối 9/6.
Tuyên bố trên được đưa ra chỉ vài giờ sau khi ông ủng hộ Tuyên bố chung của G7 tại cuộc họp với các lãnh đạo của nhóm tại Canada. Tuy nhiên, Tổng thống Trump không nêu rõ phát ngôn nào của Thủ tướng Justin mà ông coi là “sai lệch”.
Video đang HOT
Đáp lại chỉ trích này của Tổng thống Trump, văn phòng Thủ tướng Justin cho biết: “ Thủ tướng Justin Trudeau không nói điều gì mà ông ấy chưa từng nói trước đó, cả trước công chúng cũng như trong các cuộc hội đàm kín với Tổng thống Trump”.
Ông Justin Trudeau là một trong những quan chức chỉ trích gay gắt việc chính quyền Tổng thống Trump quyết định áp thuế đối với các sản phẩm nhôm thép nhập khẩu từ EU, Canada và Mexico gần đây. Thủ tướng Justin Trudeau cũng cảnh báo sẽ có các biện pháp đáp trả vào tháng 7 tới.
Trong một diễn biến liên quan khác, theo RT, bất đồng giữa hai nhà lãnh đạo càng xoáy sâu hơn sau khi ông Trudeau bị cho là gọi ông Trump là “người không có kỷ cương” vì nhà lãnh đạo Mỹ tới trễ giờ bữa sáng của lãnh đạo G7 hôm qua 9/6.
Minh Phương
Theo Dantri
Mỹ kích hoạt cuộc chiến thương mại, Trung Quốc phản đòn
Trung Quốc ngày 2.3 bày tỏ "quan ngại nghiêm trọng" về việc Mỹ áp đặt thuế quan với thép và nhôm.
Công nhân nhà máy thép ở Thanh Đảo, Sơn Đông, Trung Quốc. Ảnh: Getty Images
Tuyên bố không đề cập đến bước đi trả đũa, nhưng kêu gọi Mỹ giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán. Trước đó, giới chức Mỹ tuyên bố sẽ có "biện pháp cần thiết" để bảo vệ lợi ích quốc gia.
Tổng thống Donald Trump tuyên bố Mỹ áp thuế 25% cho mặt hàng thép và 10% mặt hàng nhôm. Trong chiến dịch tranh cử, ông Donald Trump thường xuyên chỉ trích Trung Quốc, nói rằng mối quan hệ thương mại là "hành vi ăn trộm lớn nhất trong lịch sử thế giới". Ông cũng cam kết bảo vệ ngành công nghiệp thép của Mỹ, và đây là bước đi đầu tiên để thực hiện lời hứa.
Về phần mình, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh tuyên bố: "Chúng ta cần hợp tác và cố gắng tìm cách vượt qua khó khăn này, chứ đừng vì lợi ích của mình mà làm tổn hại người khác và thực hiện hạn chế thương mại đơn phương. Trung Quốc kêu gọi Mỹ kiềm chế, không thực hiện các công cụ bảo hộ thương mại, hãy đối mặt với các quy tắc thương mại đa phương và đóng góp vào các quy định thương mại toàn cầu".
Tuy nhiên, phản ứng của Trung Quốc - một trong những nước bị ảnh hưởng nhiều nhất - được cho là kiềm chế, có thể vì Trung Quốc không nằm trong top 10 nước mà Mỹ nhập khẩu thép.
"Ảnh hưởng đối với Trung Quốc là không nhiều" - ông Li Xinchuang, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Sắt và Thép Trung Quốc cho biết. "Nếu muốn thực sự gây tổn thương cho xuất khẩu của Trung Quốc vào Mỹ thì nên nhắm vào mặt hàng điện tử và viễn thông" - Louis Kuijis, chuyên gia kinh tế tại Hong Kong, nói.
Canada là nước có thị phần thép nhập khẩu lớn nhất vào Mỹ, chiếm 16% - theo dữ liệu của Bộ Thương mại. Tiếp theo là Brazil và Hàn Quốc. Lượng thép nhập khẩu từ Trung Quốc vào Mỹ giảm 5% trong giai đoạn gần đây.
Canada, Australia và EU lên tiếng phản đối mức thuế nói trên, nhưng hiện chưa rõ liệu một số nước có nằm ngoài danh sách bị áp thuế hay không.
Phần lớn các thiệt hại sẽ ảnh hưởng đến những nước đồng minh của Mỹ, và giới chức thương mại cảnh báo có thể Mỹ sẽ bị trả đũa.
Bộ trưởng Thương mại Australia Steven Ciobo nói: "Việc áp thuế như thế này không gì khác là bóp méo thương mại và chúng tôi tin rằng rốt cục sẽ dẫn đến mất việc làm. Sau những hành động như thế chúng ta có thể thấy các biện pháp trả đũa của các nền kinh tế lớn. Điều đó chẳng vì lợi ích của ai cả".
VÂN ANH
Theo Laodong
Những vui buồn của các lãnh đạo thế giới năm 2017 (phần 2) Dù là những thủ tướng nhiều kinh nghiệm hay tổng thống mới nhậm chức, các nhà lãnh đạo thế giới vẫn phải đối mặt với không ít thử thách từ cả vấn đề đối nội lẫn đối ngoại trong nhiệm kỳ công tác năm 2017. Tổng thống Mỹ Donald Trump Tổng thống Trump cùng lãnh đạo các nước thành viên G7 dự hội...