Ông Trump nói điều kiện để bản thân đeo khẩu trang phòng Covid-19
Dù khuyến cáo người Mỹ nên đeo khẩu trang để phòng dịch Covid-19 nhưng Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố bản thân ông sẽ không đeo.
CNN ngày 6/4 đưa tin, ông Trump đã nêu ra điều kiện để bản thân phải đeo khẩu trang trong một buổi họp báo hôm 5/4 về phòng chống dịch Covid-19 ở Mỹ.
Khi được hỏi về hành động mới nhất của Đệ nhất phu nhân Melania Trump, người nhiều lần khuyến khích mọi người nên đeo khẩu trang trên Twitter, Tổng thống Mỹ nói: “Bà ấy rất thích và quan tâm tới biện pháp đeo khẩu trang. Và nhiều người khác cũng vậy. Tuy nhiên, tôi không phải là một trong số đó.
Bạn có muốn tôi đeo một chiếc khẩu trang ngay bây giờ để trả lời câu hỏi của bạn hay không? Tôi đoán, điều đó sẽ không hay ho chút nào cả. Tôi chỉ đeo khẩu trang một khi tôi cảm thấy nó quan trọng”.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: CNBC
Khi được hỏi liệu gia đình của mình ở New York có bắt đầu đeo khẩu trang và ông Trump có khuyến khích họ đeo hay không, Tổng thống Mỹ đáp lại: “Không có gì phải ngạc nhiên khi điều đó là chắc chắn”.
Trong khi đó, Anthony Fauci, giám đốc Viện Dị ứng và các bệnh truyền nhiễm quốc gia Mỹ, cũng nói lý do khi được phóng viên hỏi vì sao không đeo khẩu trang.
“Lý do chính để đeo khẩu trang là bảo vệ bạn khỏi bị lây nhiễm. Hôm 4/4 tôi đã có kết quả xét nghiệm âm tính với Covid-19″, ông Fauci nói.
“Đó là câu trả lời rất hay”, ông Trump nhận xét.
Cũng trong ngày 5/4, Tổng thống Mỹ cho biết đã thấy có chút hy vọng về tình hình dịch Covid-19 ở nước này khi số ca tử vong ở bang New York lần đầu tiên giảm trong những ngày gần đây.
“Có thể đó là một dấu hiệu tốt. Chúng ta bắt đầu thấy ‘ánh sáng phía cuối đường hầm’”, ông Trump nói.
Tổng thống Mỹ cũng cho biết thêm rằng chính phủ liên bang sẽ phát 600.000 khẩu trang N95 tới thành phố New York và 200.000 chiếc khác tới quận Suffolk, bang New York. Tính tới hôm nay, bang New York vẫn là điểm nóng nhất của nước Mỹ trong dịch Covid-19. Riêng thành phố New York đã có hơn 2.250 ca tử vong vì Covid-19, theo Sputnik.
Hôm 5/4, Đệ nhất phu nhân Mỹ, Melania Trump, lần thứ 2 trong 48 tiếng đăng tải trạng thái trên mạng xã hội Twitter nói về tầm quan trọng của việc đeo khẩu trang hoặc che mặt trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn tiếp tục lan rộng ở Mỹ.
Video đang HOT
“Tôi yêu cầu mọi người thực hiện nghiêm túc việc giữ khoảng cách xã hội và đeo khẩu trang hoặc che mặt. Dịch Covid-19 rất dễ lây lan”, bà Melania viết.
Theo CNN, số liệu thống kê trên toàn quốc, do Đại học John Hopkins tổng hợp từ các bang, cho thấy số ca nhiễm Covid-19 tính đến ngày 5/4 ở Mỹ là 331.151 và ít nhất 9.441 ca tử vong.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:
- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.
- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.
- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.
Số phận bi thảm của 6 du thuyền đang bị mắc kẹt giữa biển không nơi nào cho cập bến
Hiện có ít nhất 6 du thuyền đang bị mắc kẹt giữa biển khơi vì đại dịch COVID-19. Số phận của những con người đi trên đó giờ gắn chặt với con tàu, lênh đênh chẳng biết ngày cập bến và điều gì đang chờ đợi phía trước.
Một trong số các du thuyền đang phải lênh đênh trên biển vì dịch COVID-19
Đừng có mà trút rác xuống bãi biển Florida.
Thống đốc bang Florida Ron DeSantis lúc đầu kiên quyết không tiếp nhận tàu Zaandam và tàu Rotterdam vì hệ thống y tế của tiểu bang đang căng mình với hàng ngàn ca bệnh COVID-19.
Những du thuyền bị ruồng bỏ như Westerdam hay Diamond Princess đã tăng lên nhanh chóng sau khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố COVID-19 là đại dịch toàn cầu, buộc nhiều nước phong tỏa cả đường biển, đường bộ và hàng không để chặn dịch.
Miễn nhiễm cũng bị từ chối
Coral Princess, du thuyền thuộc sở hữu của Công ty Princess Cruise, hôm 2-4 cho biết 12 người đi trên tàu đã bị nhiễm virus corona, đưa nó trở thành cái tên mới nhất gia nhập các du thuyền bị COVID-19 tấn công.
Trong số những du thuyền vẫn còn lênh đênh trên biển, nổi tiếng kém may mắn nhất có lẽ là tàu Costa Deliziosa. Con tàu rời bến ở Venice (Ý) vào cuối tháng 1 và cho đến nay là tàu duy nhất chưa tìm được cảng nào để trả khách, sau khi dịch bệnh bùng phát mạnh mẽ ở Ý. Tương lai của 2.800 người trên những con tàu này vẫn chưa biết đi đâu về đâu.
Costa Crociere, công ty sở hữu tàu, khẳng định con tàu vẫn miễn nhiễm với virus corona. "Bất chấp các nỗ lực cầu cứu và điều chỉnh lịch trình, chúng tôi vẫn chưa tìm được bến cảng phù hợp để trả khách", một đại diện của Costa Crociere cho biết. Hiện tại để bảo đảm an toàn sức khỏe cho khách và thủy thủ đoàn, con tàu sẽ chỉ cập cảng để tiếp nhiên liệu, nhu yếu phẩm và dành toàn bộ thời gian còn lại trên biển.
Hai tàu thuộc sở hữu của Cruise & Maritime Voyages là Columbus và Astor cũng đang ở trên biển chờ ngày cập cảng London của Anh và Bremerhaven ở Đức vào giữa tháng 4 này nếu không có gì bất trắc.
Trong khi đó, du thuyền Coral Princess hiện đang hướng thẳng tới cảng Fort Lauderdale ở Florida (Mỹ), nơi họ hi vọng các hành khách có thể lên bờ và trở về nước, theo Đài CNN.
Hành khách bị bệnh trên du thuyền Zaandam được đưa tới bệnh viện sau khi tàu cập cảng Florida ngày 2-4 - Ảnh: REUTERS
"Du thuyền tử thần"
Ba tuần sau khi Zaandam - một du thuyền của Holland America Line - rời bến, 4 hành khách đã bỏ mạng trên tàu và vài chục người khác có những biểu hiện của căn bệnh đã lây nhiễm hơn 1 triệu người trên thế giới. Người thân của những người trên tàu lòng như lửa đốt trước những tin tức liên quan đến con tàu. Chuyến hải trình trong mơ đã nhanh chóng biến thành chuyến đi ác mộng và Zaandam được gán biệt danh là "du thuyền tử thần".
Nếu đúng kế hoạch, hành trình của tàu Zaandam sẽ kết thúc tại Chile vào ngày 21-3 và các hành khách có thể lên máy bay trở về nước. Nhưng mọi nỗ lực cập cảng để nhận tiếp tế và sơ tán hành khách đều bị khước từ dứt khoát vài ngày sau khi WHO tuyên bố COVID-19 là đại dịch toàn cầu.
Hành khách và thủy thủ đoàn trên tàu Zaandam bắt đầu tràn vào phòng bệnh viện của du thuyền với những triệu chứng như cúm mùa. 8 bác sĩ và y tá theo tàu nhanh chóng bị quá tải. Tin tức từ đất liền vẫn được cập nhật và những người vận hành con tàu nhanh chóng nhận ra họ đang đối mặt với thứ gì.
Tất cả hành khách được yêu cầu ở trong cabin trong lúc con tàu hướng thẳng về phía bắc chờ gặp Rotterdam, một du thuyền cùng công ty được điều động như tàu sơ tán hành khách và mang theo các nhu yếu phẩm khác, kể cả bộ xét nghiệm COVID-19.
"Phòng của chúng tôi dần ấm hơn, có lẽ nhiệt độ bên ngoài đã tăng dần. Chúng tôi vẫn được ăn ngày 3 bữa, nhưng mỗi ngày trôi qua thức ăn lại ít đi một chút. Hơn 1 tuần rồi, drap trải giường vẫn chưa được thay. Cách đây 2 ngày, chúng tôi không còn nhận được khăn sạch nữa", một hành khách lớn tuổi trên tàu Zaandam nhắn tin cầu cứu báo New York Times.
Gần 2/3 trong số hơn 1.200 hành khách trên tàu Zaandam cùng 580 thủy thủ đoàn được chuyển sang tàu Rotterdam sau khi được đo thân nhiệt và trả lời một vài câu hỏi. Những người có biểu hiện triệu chứng bệnh buộc phải ở lại Zaandam. Cuộc khủng hoảng tưởng chừng đã tới hồi kết cho đến khi Panama tuyên bố hai du thuyền này không được phép đi qua kênh đào để trở về Mỹ.
Mỹ giải cứu
Panama nhanh chóng mở cửa kênh đào cho tàu Zaandam và Rotterdam đi qua, sau khi có sự can thiệp ngầm từ Bộ Ngoại giao Mỹ, với điều kiện không ai được phép bước lên đất Panama trong thời gian đi qua kênh. Mọi chuyện tưởng đã suôn sẻ nhưng Florida, nơi hai con tàu dự kiến trả khách, lại cương quyết nói không.
Vấn đề nhạy cảm
Tiếp nhận các du thuyền nước ngoài chở hàng ngàn khách trở thành vấn đề nhạy cảm vào thời điểm này.
Ngoại trưởng Úc Marise Payne thừa nhận có chuyện yêu cầu tất cả du thuyền treo cờ nước ngoài rời khỏi Úc ngay lập tức, song cho biết đang nỗ lực giải cứu khoảng 600 công dân Úc đang bị mắc kẹt trên 10 du thuyền khắp thế giới.
Bà Payne nói bà hiểu rõ chuyện "bánh ít đi, bánh quy lại", nhưng để giữ cân bằng giữa chuyện đảm bảo an toàn cho cộng đồng địa phương và tạo điều kiện thuận lợi cho việc hồi hương công dân là điều vô cùng khó khăn. Nước Úc lo lắng là điều hiển nhiên, bởi vì khoảng 20% số ca nhiễm virus corona ở nước này là do khách du thuyền đem tới.
Với hơn 8.000 ca nhiễm và gần 130 ca tử vong vào thời điểm đó, cộng thêm yếu tố là bang có rất nhiều người nghỉ hưu cao tuổi, quyết định của thống đốc bang Florida, ông Ron DeSantis, nhận được sự ủng hộ nhất định. Nhiều người dân cho rằng những người đi trên du thuyền phải trả giá cho sự ích kỷ của bản thân trong mùa dịch. "Đám ngu dốt, ích kỷ đó đáng bị như vậy", một người dùng Twitter nói thẳng.
Sự việc sau đó đến tai Tổng thống Mỹ Donald Trump và liên tiếp trong hai buổi họp báo trực tiếp, ông kêu gọi Florida nên tiếp nhận và hỗ trợ những người trên tàu. Ông Trump sau đó gọi điện cho thống đốc DeSantis và làm thay đổi hoàn toàn thái độ của ông này.
Thống đốc Florida thông báo Zaandam và Rotterdam có thể cập cảng Fort Lauderdale, đồng thời thừa nhận rằng sự khước từ ban đầu là do không biết có người Mỹ trên tàu. Phần lớn hành khách trên tàu là người Mỹ, trong đó có hơn 50 người ở Florida. Người Anh, người Canada chiếm số đông trong các hành khách còn lại. Ngày 2-4, tàu Zaandam và Rotterdam cập bờ nước Mỹ, kết thúc 4 tuần lênh đênh không biết điểm dừng.
Diamond Princess và Westerdam đang ở đâu?
Hai con tàu này đều thuộc chung Tập đoàn Carnival có trụ sở tại Florida với đội du thuyền hơn 100 chiếc. Theo Hãng tin Reuters, Carnival đang có kế hoạch huy động ít nhất 6 tỉ USD để giải quyết các thiệt hại do COVID-19 gây ra đối với hoạt động của tập đoàn. Diamond Princess là tàu bị ảnh hưởng nặng nhất trong đại dịch lần này khi 712/3.711 hành khách và thủy thủ đoàn dương tính virus corona mới, trong đó có 11 người chết. Theo dữ liệu được công khai mới nhất ngày 25-3, con tàu vẫn đang ở cảng Yokohama, Nhật Bản dù đã không còn người nào trên tàu.
Tàu Westerdam cũng của Carnival thì may mắn hơn. Sau khi bị nhiều nước từ chối, Westerdam đã được Chính phủ Campuchia cho phép cập cảng trả khách. Con tàu sau đó trở về Mỹ và hiện đang neo đậu tại La Paz của Mexico, theo dữ liệu của trang vesselfinder.com ngày 4-4.
DUY LINH
Tổng thống Mỹ thừa nhận khó khăn về thiết bị y tế chống dịch Covid-19 Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm nay thừa nhận khó khăn trong việc cung cấp trang thiết bị hỗ trợ y tế khi đại dịch Covid-19 đang lan rộng. Chia sẻ trên trang Twitter cá nhân, Tổng thống Donald Trump khẳng định không dễ dàng để giúp các bang bổ sung thiết bị y tế cần thiết như khẩu trang và máy thở...