Ông Trump nói cuộc điện đàm giận dữ với Thủ tướng Australia là “tin thất thiệt”
Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng cuộc điện đàm giận dữ với Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull từng gây xôn xao thế giới hồi tháng 2 là “tin tức giả mạo”, khi hai nhà lãnh đạo có cuộc gặp mặt trực tiếp đầu tiên ở New York hôm qua.
Ông Trump gặp Thủ tướng Australia tại New York ngày 4/5 (Ảnh: Reuters)
“Họ nói chúng tôi đã có một cuộc điện đàm khó khăn. Thực sự là không phải vậy. Nó gây nổi cáu một chút, nhưng mọi chuyện ổn thỏa”, ông Trump nói trong một bài phát biểu trên tàu sân bay về hưu USS Intrepid, hiện là một bảo tàng, tại New York hôm qua khi nhà lãnh đạo Mỹ và Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull cùng tham dự một lễ kỷ niệm trên tàu.
Trong cuộc điện đàm với ông Turnbull sau khi ông Trump nhậm chức, Tổng thống Mỹ được cho là đã nổi giận khi ông biết về một thỏa thuận thời Obama nhằm đưa những người tị nạn từ Australia tới Mỹ và nhanh chóng dập máy với Thủ tướng Australia.
Tại hoạt động chụp hình chung trước sự kiện tại bảo tàng Intrepid, ông Trump nói với báo giới: “Các bạn đã phóng đại cuộc điện đàm. Đó rõ ràng là một sự phóng đại rất lớn. Chúng tôi đã có một cuộc điện đàm tuyệt vời – ý tôi là chúng tôi không phải trẻ con. Nhưng chúng tôi đã có cuộc điện đàm tuyệt vời”.
Ông Turnbull cũng nói: “Chúng tôi đã có cuộc điện đàm tuyệt vời” và đồng ý với ông Trump rằng thông tin về vụ việc là “tin tức giả mạo”.
Thỏa thuận, được ký khi ông Obama còn làm tổng thống, cam kết rằng Mỹ sẽ nhận 1.250 người tị nạn bị giam giữ tại các trung tâm kiểm tra của Australia trên các đảo hẻo lánh ở Thái Bình Dương.
Video đang HOT
Ông Trump đã được Thủ tướng Australia thông báo về thỏa thuận và được cho là đã trở nên nổi giận, chỉ trích ông Turbull và nói với ông rằng: “Đây là cuộc điện đàm tồi tệ nhất cho tới nay”.
Cuộc điện đàm dự kiến kéo dài 1 giờ nhưng đã đột ngột kết thúc sau 25 phút khi Tổng thống Mỹ dập máy.
Sau đó, ông Trump viết trên mạng xã hội rằng thỏa thuận người dị nạn là một “thỏa thuận ngớ ngẩn” và cam kết xem xét nó.
Cuộc gặp gỡ chóng vánh tại New York hôm qua là lần đầu tiên hai nhà lãnh đạo Mỹ và Australia gặp nhau kể từ cuộc điện đàm. Trong cuộc gặp, ông Trump cũng hứa sẽ tới thăm Australia, gọi đây là một trong những nơi tuyệt vời và nhấn mạnh rằng ông có nhiều bạn bè ở đó.
Hôm qua cũng là lần đầu tiên ông trở lại New York kể từ lễ nhậm chức hôm 20/1. Những người biểu tình đã xếp hàng dọc đường đoàn xe của ông đi qua để phản đối nhà lãnh đạo Mỹ.
Chuyến trở lại New York của ông Trump hôm qua đã bị cắt ngắn do chiến thắng trước đó của ông tạ Hạ viện khi dự luật y tế của ông được thông qua và bài phát biểu sau đó tại Nhà Trắng. Tại New York, ông không có thời gian thăm lại đại bản doanh trên đại lộ số 5 – Tháp Trump. Vợ và con trai út hiện đang sống ở Tháp Trump để chờ cậu học kết thúc năm học.
Sau sự kiện tại bảo tàng Intrepid, ông Trump đã tới câu lạc bộ golf của ông cách đó nửa giờ lái xe tại Bedminister, New Jersey, nơi ông nghỉ ngơi cuối tuần.
An Bình
Theo Dantri
Australia sẽ siết thị thực với nhà đầu tư Trung Quốc
Australia sẽ sửa đổi điều kiện cấp thị thực cho người nước ngoài có tiềm lực tài chính mạnh, đa phần là công dân Trung Quốc, muốn định cư ở đất nước này.
Chính phủ của Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull cho biết luật công dân nước này sẽ được sửa đổi theo chiều hướng siết chặt hơn. Ảnh: Reuters
Một quan chức chính phủ Australia hôm nay cho biết các nhà làm luật sẽ xem xét lại quy định về cấp thị thực cho đối tượng là người nước ngoài giàu có, Reuters đưa tin.
Quan chức này không cung cấp thông tin cụ thể nhưng tiết lộ luật nhập cư sửa đổi sẽ yêu cầu người nộp đơn phải thông thạo tiếng Anh.
Theo thống kê, công dân Trung Quốc chiếm gần 90% số người xin thị thực tạm trú tại Australia theo diện nhà đầu tư.
Thị thực diện này hiện không yêu cầu người nộp đơn phải thành thạo tiếng Anh mà chỉ cần họ đầu tư ít nhất 5 triệu đô Australia (3,75 triệu USD) vào các doanh nghiệp nhỏ hoặc quỹ đầu tư mạo hiểm.
"Xã hội Australia cho là người nhập cư cần phải giỏi tiếng Anh. Tôi không nghĩ yêu cầu này quá đáng", trợ lý Bộ trưởng Nhập cư Alex Hawke phát biểu tại một buổi hội thảo ở thành phố Sydney.
Mới đây, chính phủ Australia đã bãi bỏ thị thực cho phép lao động nước ngoài làm việc tạm thời đồng thời tuyên bố sẽ siết chặt hơn quy định về nhập cư.
Theo đó, những người nhập cư mới đến hay lao động nước ngoài ở Australia muốn trở thành công dân "xứ sở chuột tú" phải trải qua bài kiểm tra quốc tịch nghiêm ngặt hơn.
Cá nhân sau khi được cấp thị thực thường trú phải chờ thêm 4 năm mới được nộp đơn xin nhập quốc tịch thay vì chỉ cần một năm như hiện nay. Những ai không vượt qua bài kiểm tra quốc tịch ba lần liên tiếp thì phải đợi thêm hai năm mới được thi lại.
Bên cạnh đó, tất cả những ai có tiền sử bạo lực gia đình hay phạm tội đều bị cấm trở thành công dân Australia.
An Hồng
Theo VNE
Triều Tiên dọa tấn công nếu Australia 'mù quáng theo Mỹ' Triều Tiên cảnh báo có thể tấn công hạt nhân Australia nếu nước này tiếp tục "mù quáng và sốt sắng đi theo đường lối của Mỹ". Tên lửa Triều Tiên trong một cuộc duyệt binh. Ảnh: RT. "Nếu Australia tiếp tục theo đuổi các động thái của Mỹ nhằm cô lập và kiềm chế Triều Tiên, đó sẽ là hành động tự...