Ông Trump nhấn mạnh vấn đề thuế quan, xung đột Nga – Ukraine tại WEF
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 23.1 có bài phát biểu trực tuyến tại Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) năm 2025 tại Davos (Thụy Sĩ).
Theo CNN, bài phát biểu của Tổng thống Trump được đưa ra trong bối cảnh ông đe dọa sẽ áp thuế quan cao hơn đối với một số quốc gia và mong muốn thúc đẩy chương trình nghị sự về chính sách kinh tế, đối ngoại của mình.
Trong bài phát biểu, nhà lãnh đạo Mỹ đã chỉ trích các chính sách của người tiền nhiệm Joe Biden, đồng thời mô tả là “sự hỗn loạn kinh tế do các chính sách thất bại của chính quyền trước gây ra”.
Ông Trump nhấn mạnh: “Những gì thế giới chứng kiến trong 72 giờ qua không gì khác hơn là một cuộc cách mạng của lẽ thường tình. Đất nước chúng ta sẽ sớm trở nên hùng mạnh, giàu có và đoàn kết hơn bao giờ hết, và toàn bộ hành tinh sẽ trở nên hòa bình và thịnh vượng hơn nhờ vào động lực đáng kinh ngạc này”.
Liên quan thuế quan, Tổng thống Trump kêu gọi các nhà lãnh đạo doanh nghiệp thế giới nên sản xuất sản phẩm tại Mỹ để hưởng mức thuế thấp nhất. Bên cạnh đó, ông Trump cũng nhắc lại nỗ lực của mình nhằm chấm dứt hỗ trợ của liên bang cho lĩnh vực xe điện.
Video đang HOT
Tổng thống Mỹ Donald Trump có bài phát biểu trực tuyến tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 2025 tại Davos (Thụy Sĩ) ngày 23.1. ẢNH: REUTERS
Gần đây, ông Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp nhằm xóa bỏ khoản tín dụng thuế 7.500 USD cho người mua xe điện cùng với sự hỗ trợ của liên bang cho các trạm sạc xe và các khoản vay lãi suất thấp cho các nhà sản xuất ô tô truyền thống.
Liên quan xung đột Nga – Ukraine, Tổng thống Trump cho biết các nỗ lực hòa bình giữa các bên đang được tiến hành. “Điều đó rất quan trọng để thực hiện. Đó là một chiến trường giết chóc thực sự. Hàng triệu binh lính đã hy sinh”, theo ông Trump.
Nhà lãnh đạo Mỹ cũng nhắc lại mong muốn tất cả các nước thành viên NATO chi 5% GDP cho ngân sách quốc phòng. “Khi chúng tôi khôi phục lại sự bình thường ở Mỹ, chúng tôi đang hành động nhanh chóng để mang lại sức mạnh, hòa bình và ổn định ở nước ngoài”, ông Trump phát biểu.
“Hiện chi tiêu chỉ ở mức 2% và hầu hết các quốc gia không hoàn thành cho đến khi tôi xuất hiện. Tôi đã yêu cầu họ chi, và họ đã chi, bởi vì Mỹ thực sự đang trả phần chênh lệch vào thời điểm đó”, theo ông Trump.
Truyền thông Thụy Sĩ đánh giá sức hút của môi trường đầu tư tại Việt Nam
Trang tin La Tribune des Nations vừa đăng bài viết với nhan đề "Tại Davos, Việt Nam muốn thu hút các nhà đầu tư" của tác giả Adrien Benoit, trong đó đánh giá cao thành tựu kinh tế, cũng như môi trường đầu tư của Việt Nam và cho rằng Hội nghị thường niên của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Davos (20 - 23/1) là cơ hội lớn để khẳng định vị thế của đất nước.
Trang tin La Tribune des Nations vừa đăng bài viết với nhan đề "Tại Davos, Việt Nam muốn thu hút các nhà đầu tư". Ảnh: TTXVN phát
Phóng viên TTXVN tại Geneva dẫn bài viết cho rằng trước thời điểm diễn ra hội nghị WEF, Việt Nam khẳng định vị thế ngày càng lớn mạnh như một nhân tố chủ chốt trong nền kinh tế toàn cầu. Quốc gia Đông Nam Á giàu tiềm năng này đang ngày càng thu hút chú ý của các nhà đầu tư và doanh nghiệp trên toàn thế giới. Đặc biệt là trong thời điểm hội nghị có sự tham dự của hơn 50 nguyên thủ quốc gia, lãnh đạo các tổ chức quốc tế, cũng như được xem là cơ hội để cứu vãn chủ nghĩa đa phương trước những thách thức mới.
Tác giả bài viết cho rằng Việt Nam - một trong những nền kinh tế bắc cầu giữa Mỹ và Trung Quốc - đang đạt được một số thành tựu, trong đó có tiến bộ trong kim ngạch xuất nhập khẩu, trở thành một trong những nền kinh tế nổi bật ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Thời gian qua, giống như nhiều nước trên thế giới thực hiện các biện pháp cải cách, Việt Nam đang thực hiện một số biện pháp quan trọng với hệ thống chính trị và hành chính. Đây là những thay đổi chưa từng có tại quốc gia vốn ưu tiên duy trì ổn định chính trị để phát triển.
Theo tác giả, quá trình tham gia thường xuyên của Việt Nam tại hội nghị của WEF tại Davos trong thời gian gần đây cũng cho thấy đất nước đặt kỳ vọng lớn vào môi trường đa phương cho các mục tiêu phát triển.
Đây là lần thứ hai liên tiếp Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự WEF. Sự hiện diện của Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh sự nổi lên của đất nước như một cường quốc kinh tế toàn cầu. Theo đó, Việt Nam không chỉ là một đối tác kinh tế hấp dẫn, mà còn là một điểm đến chiến lược cho tương lai.
Ảnh của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong bài viết. Ảnh: TTXVN phát
Bài viết đánh giá Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng kinh tế ấn tượng trong hai thập kỷ qua. Năm 2024, GDP của đất nước tăng khoảng 7%, bất chấp những bất ổn kinh tế toàn cầu. Khả năng phục hồi kinh tế của Việt Nam dựa trên những trụ cột như dân số trẻ và năng động, đô thị hóa nhanh chóng và đầu tư nước ngoài ngày càng tăng...
Việt Nam cũng đang là trung tâm sản xuất và xuất khẩu toàn cầu, đặc biệt là trong các lĩnh vực điện tử, dệt may và sản phẩm nông nghiệp. Các tập đoàn toàn cầu như Samsung, Intel và Nike đã thành lập các cơ sở sản xuất lớn tại đây. Điều này là nhờ chi phí lao động cạnh tranh, lực lượng lao động lành nghề và cơ sở hạ tầng hậu cần liên tục được cải thiện.
Tác giả bài viết nhận định Chính phủ Việt Nam đang tích cực khuyến khích đổi mới và chuyển đổi sang nền kinh tế số. Các sáng kiến phát triển các công ty khởi nghiệp công nghệ, dịch vụ dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) và chuyển đổi số trong các lĩnh vực chính đang tạo ra hệ sinh thái màu mỡ cho các công ty công nghệ.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã đặt ra các mục tiêu phát triển bền vững đầy tham vọng. Bằng cách áp dụng các chính sách tập trung vào năng lượng tái tạo và các hoạt động kinh doanh có trách nhiệm, đất nước đang thu hút các nhà đầu tư có ý thức về môi trường và các dự án xanh.
Một số nội dung thảo luận chính tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025 Với chủ đề "Hợp tác cho Kỷ nguyên thông minh", Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) thường niên năm 2025 sẽ diễn ra từ ngày 20-24/1 tại Davos, Thụy Sỹ. Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành WEF Borge Brende. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN Diễn đàn này quy tụ các nhà lãnh đạo toàn cầu để thảo luận về nhiều vấn đề...