Ông Trump: Mỹ sẽ sớm mở rộng lãnh thổ
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng Mỹ có thể là quốc gia mở rộng đáng kể trong tương lai gần.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: Reuters).
Báo The Hill đưa tin, phát biểu trước những người ủng hộ ở Las Vegas ngày 25/1, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ngầm nhắc đến khả năng mở rộng lãnh thổ khi đề cập đến các kế hoạch khai thác dầu mỏ.
“Mỹ có lượng dầu và khí đốt lớn nhất so với bất kỳ quốc gia nào trên Trái đất và chúng ta có thể là một quốc gia được mở rộng đáng kể trong một tương lai không xa”, ông Trump nói.
Ông nhấn mạnh: “Trong nhiều năm, trong nhiều thập niên, lãnh thổ của chúng ta không thay đổi, thậm chí có thể nhỏ đi. Điều này sẽ sớm thay đổi. Một trong những điều chúng ta sẽ làm là: khoan, khoan và khoan”.
Vài tuần trở lại đây, ông Trump liên tục nhắc lại tham vọng mở rộng lãnh thổ Mỹ, bày tỏ mong muốn mua lại đảo Greenland, sáp nhập Canada và giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama.
Video đang HOT
Trong cuộc điện đàm gần đây với Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen, ông Trump đã “rất kiên quyết” trong việc thúc đẩy Đan Mạch từ bỏ quyền kiểm soát Greenland.
Thủ tướng Frederiksen được cho là đã đề nghị mở rộng sự hiện diện quân sự của Mỹ trên đảo và tăng cường hợp tác khai thác khoáng sản, nhưng ông Trump tỏ ra kiên quyết trong suốt cuộc điện thoại.
Greenland là lãnh thổ của Đan Mạch, được trao quyền tự trị vào năm 1979. Hòn đảo Bắc Cực này là nơi sinh sống của khoảng 60.000 người và là nơi đặt căn cứ của Mỹ.
Tuy nhiên, giới chức và người dân Đan Mạch kịch liệt phản đối ý tưởng bán lại cho Mỹ.
Tương tự, Canada cũng phản đối kịch bản trở thành bang thứ 51 của Mỹ. Tổng thống Panama Jose Mulino tuyên bố sẽ chống lại cảnh báo của ông Trump.
Ông Trump cảnh báo, ông không loại trừ khả năng dùng biện pháp quân sự đối với Greenland và Panama, trong khi gây sức ép kinh tế với Canada để đạt được mục tiêu.
FT: Người Đan Mạch 'phát hoảng' vì sức ép từ Tổng thống Trump
Nguồn tin tiết lộ với tờ Financial Times (FT) rằng phía Đan Mạch đã "hoàn toàn hoảng sợ" sau cuộc trao đổi kéo dài 45 phút giữa Tổng thống Trump với Thủ tướng Frederiksen về vấn đề mua lại đảo Greenland.
Máy bay chở ông Donald Trump Jr., con trai Tổng thống Donald Trump, tới thăm Nuuk, thủ phủ Greenland, hòn đảo tự trị thuộc Đan Mạch, ngày 7/1/2025. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Trích dẫn các nguồn tin, tờ Financial Times (FT) cho biết, Tổng thống Donald Trump đã tích cực thúc đẩy ý tưởng tiếp quản đảo Greenland trong một cuộc điện thoại căng thẳng với Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen. Sức ép này được cho là đã gây ra "sự hoảng loạn" ở Copenhagen.
Các quan chức châu Âu giấu tên nói với tờ báo rằng nhà lãnh đạo Mỹ đã có cuộc trò chuyện kéo dài 45 phút với Thủ tướng Frederiksen trong tuần trước lễ nhậm chức của ông, thừa nhận rằng cuộc trò chuyện "diễn ra rất tệ".
Họ mô tả phản ứng của Tổng thống Trump trong cuộc gọi là "đối đầu" và "rất cứng rắn" sau khi Thủ tướng Frederiksen được cho là đã nhắc lại lập trường của Đan Mạch rằng hòn đảo này không phải để bán, nhưng vẫn sẵn sàng thảo luận về việc mở rộng hợp tác quân sự.
Một nguồn tin khác gọi cuộc trò chuyện là "một cơn mưa rào lạnh ngắt", đồng thời nói thêm rằng "trước đây, thật khó để coi trọng vấn đề này. Nhưng tôi nghĩ rằng [lúc này] vấn đề trở nên nghiêm túc và có khả năng rất nguy hiểm".
Một quan chức nói với FT rằng phía Đan Mạch đã "hoàn toàn hoảng sợ" trước cuộc trao đổi, trong đó có các mối đ.e dọ.a về thuế quan nhắm vào Đan Mạch.
Theo họ, quan chức châu Âu trước đây đã cho rằng tuyên bố của ông Trump về việc mua lại Greenland chỉ là một chiến thuật đàm phán để khẳng định thêm ảnh hưởng ở Bắc Cực và kiểm soát Nga, Trung Quốc, nhưng cuộc gọi với Frederiksen đã làm tan vỡ những hy vọng đó.
Một cựu quan chức Đan Mạch cho biết thêm: "Đó là một cuộc trò chuyện rất khó khăn. Ông ấy đã đ.e dọ.a các biện pháp cụ thể chống lại Đan Mạch, như thuế quan có mục tiêu".
Trong khi đó, Văn phòng Thủ tướng Đan Mạch lưu ý rằng họ "không công nhận cách diễn giải cuộc trò chuyện do các nguồn tin ẩn danh đưa ra".
Greenland là nơi sinh sống của khoảng 60.000 người và một căn cứ quân sự của Mỹ. Đây là một khu vực tự trị thuộc Đan Mạch từ năm 1979. Vùng lãnh thổ này có tầm quan trọng chiến lược đối với NATO do vị trí quan trọng ở Bắc Cực cho phép bên kiểm soát hòn đảo cũng dễ dàng kiểm soát các tuyến đường vận chuyển gần đó.
Tổng thống Trump đã đưa ra ý tưởng mua đảo Greenland vào năm 2019 trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình, nhưng sáng kiến này không đi đến đâu khi cả Đan Mạch và chính quyền tự trị của đảo đều từ chối. Tuy nhiên, từ trước thềm lễ nhậm chức nhiệm kỳ 2, ông Trump đã hồi sinh ý tưởng này, viện dẫn tầm quan trọng của Greenland đối với an ninh quốc gia Mỹ.
"Tổng thống Trump đã nói rõ rằng sự an toàn và an ninh của Greenland rất quan trọng đối với Mỹ khi Trung Quốc và Nga đầu tư đáng kể vào khắp khu vực Bắc Cực", một phát ngôn viên của Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng cho biết. "Tổng thống cam kết không chỉ bảo vệ lợi ích của Mỹ tại Bắc Cực mà còn hợp tác với Greenland để đảm bảo sự thịnh vượng chung cho cả hai quốc gia".
Trong khi đó, Thủ tướng Greenland Mute Egede tuyên bố rằng, mặc dù hòn đảo này sẵn sàng hợp tác với Washington, nhưng "chúng tôi không muốn trở thành người Mỹ. Chúng tôi không muốn trở thành một phần của nước Mỹ".
Hồi đầu tháng 1 này, ông Trump đã đ.e dọ.a sẽ áp thuế đối với Đan Mạch nếu nước này phản đối Mỹ mua Greenland. Ông cũng từ chối loại trừ khả năng sử dụng vũ lực để kiểm soát hòn đảo.
"Mọi người thực sự thậm chí không biết liệu Đan Mạch có bất kỳ quyền hợp pháp nào đối với hòn đảo này hay không, nhưng nếu họ có, họ nên từ bỏ nó vì chúng tôi cần nó cho an ninh quốc gia", ông Trump phát biểu tại một cuộc họp báo vài ngày trước khi nhậm chức.
Bí ẩn đằng sau việc Greenland có tỷ lệ t.ự t.ử cao bậc nhất thế giới? Hòn đảo mà Tổng thống Donald Trump muốn nước Mỹ kiểm soát, thật bất ngờ lại là nơi có tỷ lệ người dân t.ự t.ử cao hàng đầu thế giới. Quang cảnh thị trấn Kulusuk thuộc đảo Greenland, Đan Mạch. Ảnh: Getty Images/TTXVN Tất cả mọi người ở Greenland đều biết một người thân đã t.ự t.ử. Một người bạn tốt, một người...