Ông Trump muốn Mỹ rời NATO: “Quà” cho Nga hay sự thật là “quà” cho Đức?
Chỉ cần Mỹ rút khỏi NATO, Đức có thể đường hoàng trở thành nhà lãnh đạo của châu Âu và được cởi bỏ xiềng xích trong việc tăng cường hợp tác hơn nữa với Nga.
Tổng thống Trump từng nhiều lần cảnh báo về việc Mỹ sẽ rút khỏi NATO.
Một báo cáo gần đây đã tiếp tục nhắc lại quan điểm của Tổng thống Donald Trump về ý định rút Mỹ ra khỏi Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Truyền thông phương Tây ngay lập tức đã miêu tả ý tưởng này như một món quà dành cho Nga.
Tờ New York Times thậm chí còn cáo buộc Tổng thống Trump đã đề nghị một động thái tương đương việc muốn hủy diệt NATO. Theo tờ báo này, ông Trump thấy có rất ít giá trị trong NATO và coi việc tham gia là một sự tiêu hao tài chính đối với Mỹ. Vì vậy, ông muốn đất nước mình rời bỏ tổ chức quân sự đã tồn tại 70 năm qua.
New York Times dẫn lời Michèle A. Flournoy, quan chức quốc phòng dưới thời Barack Obama, mô tả rằng việc Mỹ rút khỏi NATO sẽ là “thành công điên rồ nhất mà ông Vladimir Putin có thể mơ ước”.
Đồng tình với điều này, Đô đốc James G. Stavridis, cựu chỉ huy đồng minh tối cao của NATO, thậm chí còn khẳng định, dù mới là ý tưởng nhưng đề nghị của ông Trump sẽ là món quà của thế kỷ cho nhà lãnh đạo Nga.
Tuy nhiên, cây bút Darius Shahtahmasebi trên RT cho rằng, trước khi nhận định hành động của Tổng thống Trump có thực sự chỉ mang đến lợi ích cho Nga hay không, cần phải xem xét rõ vấn đề.
Ngoài những ý kiến nêu bật những kịch bản trong mơ dành cho Nga, một số khác lại nhìn nhận ở khía cạnh khác biệt hơn, như việc đây thực tế có thể là “món quà” dành cho người Đức.
Video đang HOT
“Trong kỷ nguyên của Liên Xô và Hiệp ướcWarsaw, tất cả mọi người đều ca ngợi NATO là “không thể thiếu” và “thiết yếu” cho sự đoàn kết của phương Tây và an ninh châu Âu. Nhưng ít ai cảm thấy cần phải giải thích làm thế nào và tại sao điều đó được duy trì”, bình luận viên Victor Davis Hanson viết trên Chicago Tribune.
Đánh giá của Hanson là chính Đức – chứ không phải Mỹ – mới là quốc gia làm nên rường cột bền vững cho liên minh quân sự.
Trong đó, Hanson mô tả rằng, tất cả các vấn đề liên quan đến NATO hay châu Âu đều do một tay người Đức đảm đương:
“Berlin là nước gửi tối hậu thư cho các quốc gia Nam Âu mắc nợ. Một mình Berlin cố gắng chỉ đạo chính sách nhập cư cho Liên minh châu Âu. Berlin thiết lập các điều kiện khó khăn trong quá trình Vương quốc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu. Và khi Berlin quyết định sẽ không tăng 2% GDP đã hứa cho đóng góp của NATO, các quốc gia chậm trễ khác cũng làm theo. Chỉ có 6 trong số 29 thành viên NATO (trừ Mỹ) cho đến nay đã đáp ứng các cam kết”.
Vào ngày 13/11/2017, 23 quốc gia EU (trong số 28) đã ký một tuyên bố để tạo ra những gì được gọi là một quân đội chung châu Âu. Trong khi các phương tiện truyền thông phát cuồng và ca ngợi về Nga và Trump, Đức đã là công cụ thúc đẩy lục địa châu Âu theo hướng này, bất kể các cam kết đang có với NATO.
Cơ hội cho Đức
Đức có thể muốn trở thành nhà lãnh đạo duy nhất của châu Âu mà không cần đến Mỹ.
Đức là nền kinh tế lớn nhất châu Âu. Đến năm 2020, nước này đặt mục tiêu chi nhiều hơn 53% cho các thiết bị quân sự so với năm 2016, theo ước tính của Bộ Quốc phòng Đức.
Vào tháng 2/2017, Đức tuyên bố sẽ bắt đầu tăng quy mô lực lượng vũ trang của mình từ khoảng 180.000 đến gần 200.000 người. Đồng thời, Đức tuyên bố hợp nhất các lực lượng vũ trang của mình với Rumani và Cộng hòa Séc, đặt nền móng về ý tưởng quân đội chung châu Âu.
Với việc người châu Âu chưa thể nào quên những ký ức từ thời Thế chiến II với việc nước Đức vươn lên thành một cường quốc khu vực hiếu chiến. Do đó, ý tưởng về một sức mạnh quân sự được tái sinh ở Berlin vẫn tiếp tục gây khó chịu cho các nước láng giềng, thậm chí là đồng minh, và Đức tỏ ra thận trọng về nhận thức này.
Điều này đã đặt ra những kịch bản cho rằng, phải chăng việc tạo ra một quân đội chung châu Âu làm vỏ bọc cho vai trò lãnh đạo của Đức thì nước này sẽ không bị chỉ trích?
Điều này được cho là càng dễ xảy ra trong thời đại của Donald Trump, thời đại khiến Đức công khai nói rằng họ không còn có thể dựa vào Mỹ như trước đây.
Ngay cả trước cuộc bầu cử mà ông Trump lên ngôi, Đức dường như luôn có khúc mắc với NATO. Nước này luôn bày tỏ quan điểm tránh xa cuộc tấn công của liên minh vào Libya, hay cung cấp quân đội vào quốc gia Bắc Phi này.
Theo một cuộc thăm dò được thực hiện vào cuối năm 2017, hầu hết người Đức cho biết Nga đáng tin cậy hơn Mỹ. Điều này gợi nhớ về một cuộc khảo sát khác của Trung tâm nghiên cứu Pew ở Washington, cho thấy 22 trong số 37 quốc gia được khảo sát cho biết họ tin tưởng tổng thống Nga hơn là tin tưởng vào tổng thống Mỹ.
Không nhiều người Mỹ sẽ biết điều này, họ cũng sẽ không quan tâm, nhưng thái độ chống Mỹ như vậy cũng không hẳn là mới. Nhiều người Đức đến giờ này vẫn đổ lỗi cho Mỹ về quá trình thống nhất đất nước và các hệ lụy kéo dài về sau, thậm chí đổ lỗi cho các đồng minh phương Tây về việc xây dựng bức tường Berlin.
Bên cạnh đó, chưa có gì khẳng định rằng Đức có thực sự coi Nga là mối đe dọa quân sự chiến lược và có khả năng xảy ra xung đột hay không, mặc dù mục đích duy nhất của NATO khi ra đời và cho đến lúc này là kiềm chế và đối đầu với Nga.
Trong nửa đầu năm 2018, xuất khẩu khí đốt của Nga sang Đức đã tăng đáng kể 12,2% so với nửa đầu năm trước đó. Nói chung, Đức là nước mua khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới và điều này chỉ có thể tiếp tục ở một quỹ đạo cao hơn với các kế hoạch hoàn thành đường ống khí đốt Nord Stream 2 trị giá 11 tỷ USD giữa hai nước.
Trên thực tế, Nga không phải là mối đe dọa về cái gọi là “can thiệp” vào nền dân chủ Mỹ mà các quan chức nước này vẫn thường lên tiếng. Mối đe dọa ở đây chính là việc Nga và Đức thực sự có thể tạo thành một liên minh ấm cúng được xây dựng trên sự tôn trọng lẫn nhau, đôi bên cùng có lợi và hợp tác về năng lượng.
Việc giải thể NATO – hay đúng hơn là mối đe dọa rút Mỹ khỏi NATO, trên thực tế có thể sẽ là món quà cho người Đức – quốc gia muốn tự mình lãnh đạo châu Âu và được cởi bỏ những ràng buộc không phù hợp để làm ăn với Nga.
Đức dường như đã sẵn sàng vực dậy liên minh quân sự mà nước này đã chán nản vì có sự tham gia của Mỹ trong suốt những năm qua, thông qua quá trình từ từ xây dựng một đội quân châu Âu của riêng mình.
Theo Nguoiduatn
Đức kêu gọi Nga phá hủy hệ thống tên lửa để cứu vãn Hiệp ước INF
AFP đưa tin Ngoại trưởng Đức Heiko Maas ngày 18/1 đã kêu gọi Nga phá hủy hệ thống tên lửa gây tranh cãi mà Washington tuyên bố vi phạm Hiệp ước Các lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF).
Ngoại trưởng Đức Heiko Maas. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Phát biểu sau khi hội đàm với người đồng cấp Nga Sergei Lavrov, đề cập tới INF, ông Maas nêu rõ: "Chúng tôi cho rằng Nga có thể cứu vãn hiệp ước này. Về cơ bản, nó ảnh hưởng tới những lợi ích an ninh của chúng tôi. Như các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), chúng tôi cho rằng đó là một tên lửa vi phạm hiệp ước này và nó nên bị phá hủy theo cách có thể được kiểm chứng để quay trở lại thực thi hiệp ước này."
Theo nhà ngoại giao Đức, Moskva đã cố gắng cứu vớt thỏa thuận và bày tỏ hy vọng các cuộc hội đàm giữa các nhà đàm phán Nga và Mỹ sẽ sớm nối lại.
Những căng thẳng dấy lên giữa Moskva và Washington về số phận của Hiệp ước INF được ký kết vào năm 1987 giữa Tổng thống Mỹ thời đó Ronald Reagan và nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachov./.
Theo VietNam
Tổng thống Trump muốn rút Mỹ khỏi NATO? Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là từng bàn bạc tới việc rút Mỹ khỏi Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương NATO vì mâu thuẫn với một số nước thành viên trong việc đóng góp ngân sách quốc phòng trong khối. Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: Reuters) Kể từ khi nhậm chức vào năm 2017, ông Trump đã không...