Ông Trump muốn gặp lại nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông có quan hệ tốt với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và từng nhiều lần ca ngợi về mối quan hệ cá nhân này trong chiến dịch tranh cử vừa qua.
Tổng thống Donald Trump (phải) và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un bắt tay nhau trong hội nghị thượng đỉnh ở Singapore ngày 12/6/2018 (Ảnh: AFP).
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 23/1 cho biết, ông sẽ cố gắng tìm cách tiếp cận nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un thêm một lần nữa.
Thông tin trên được ông Trump đưa ra trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Fox News và là động thái làm dấy lên triển vọng về việc nối lại một hội nghị thượng đỉnh ngoại giao với Bình Nhưỡng.
Khi được người dẫn chương trình của Fox News hỏi rằng liệu ông có tiếp cận Triều Tiên một lần nữa hay không, ông Trump đã trả lời “Ồ, tôi sẽ làm điều đó”.
Video đang HOT
Sau đó, ông Trump kể lại lần tới Nhà Trắng để gặp Tổng thống Barack Obama vào năm 2016, ông Obama đã coi Triều Tiên như một “mối đ.e dọ.a lớn nhất”.
“Ông Obama nói rằng Triều Tiên là mối đ.e dọ.a lớn nhất nhưng tôi đã giải quyết được vấn đề đó. Tôi có quan hệ tốt với ông ấy. Ông Kim Jong-un là một người thông minh”, Tổng thống Trump cho biết.
Trong chiến dịch tranh cử năm 2024, ông Trump liên tục ca ngợi về mối quan hệ cá nhân của mình với nhà lãnh đạo Triều Tiên, làm dấy lên nhiều suy đoán rằng ông sẽ tìm cách khôi phục lại quan hệ ngoại giao trực tiếp với ông Kim Jong-un.
Trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình, ông Trump đã có 3 cuộc gặp gỡ với ông Kim Jong-un, gồm hội nghị thượng đỉnh lần thứ nhất tại Singapore vào tháng 6/2018, hội nghị thượng đỉnh tại Hà Nội vào tháng 2/2019 và cuộc gặp tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm (Panmunjom) ở biên giới liên Triều tháng 6/2019.
Mỹ và Triều Tiên cũng đã tổ chức các cuộc đàm phán hạt nhân tại Stockholm, Thụy Điển vào tháng 10/2019.
Vừa nhậm chức, Tổng thống Trump đã có phát biểu bất ngờ về Triều Tiên
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 20/1 đã mô tả Triều Tiên là "một cường quốc hạt nhân.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (trái) tại cuộc gặp ở Hà Nội, Việt Nam năm 2019. Ảnh: AFP/TTXVN
Ông đồng thời bày tỏ rằng nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sẽ "vui mừng" khi thấy ông trở lại Nhà Trắng.
Phát biểu tại Phòng Bầu dục trong một cuộc họp báo, Tổng thống thứ 47 của nước Mỹ đã lần đầu tiên đề cập công khai đến Bình Nhưỡng ngay sau khi tuyên thệ nhậm chức tại phòng mái vòm (Rotunda), Tòa nhà Quốc hội ở thủ đô Washington D.C.
Ông Trump nói với các phòng viên khi ông ký một loạt sắc lệnh hành pháp: "Tôi từng rất thân thiện với ông ấy. Ông ấy có cảm tình với tôi và tôi cũng vậy. Nhiều người từng coi đó là một mối đ.e dọ.a lớn. Triều Tiên là một cường quốc hạt nhân".
Ông Trump nói thêm: "Chúng tôi đã có quan hệ tốt. Tôi nghĩ ông ấy sẽ vui khi thấy tôi trở lại (Nhà Trắng)".
Nhận xét của Tổng thống Trump được đưa ra giữa bối cảnh có nhiều kỳ vọng rằng ông có thể tìm cách khôi phục ngoại giao trực tiếp với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, khi ông nhiều lần tự hào về mối quan hệ cá nhân với nhà lãnh đạo Triều Tiên trong chiến dịch tranh cử.
Trong nhiệm kỳ đầu tiên, ông Trump đã có ba cuộc gặp trực tiếp với ông Kim, bao gồm hội nghị thượng đỉnh lịch sử đầu tiên tại Singapore vào năm 2018, một cuộc gặp tại Việt Năm năm 2019 và một lần tại Khu phi quân sự (DMZ) giữa hai miền Triều Tiên.
Tuy nhiên, vẫn chưa rõ ý của Tổng thống Trump khi gọi Triều Tiên là "cường quốc hạt nhân", một thuật ngữ mà các quan chức Mỹ thường tránh sử dụng, vì nó có thể bị hiểu là Washington thừa nhận chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng, làm suy yếu nỗ lực không phổ biến vũ khí hạt nhân của Mỹ.
Tuần trước, trong phiên điều trần xác nhận tại Thượng viện, ứng viên Bộ trưởng Quốc phòng Pete Hegseth cũng đã gọi Triều Tiên là một "cường quốc hạt nhân".
Thuật ngữ "cường quốc hạt nhân" khác với các quốc gia chính thức sở hữu vũ khí hạt nhân được công nhận theo Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT), bao gồm Mỹ, Trung Quốc, Pháp, Anh và Nga.
Sự không chắc chắn vẫn bao trùm triển vọng khôi phục đàm phán hạt nhân giữa Mỹ và Triều Tiên, khi Bình Nhưỡng có thể không còn quá mặn mà với việc tái khởi động đối thoại với Washington. Điều này, theo các nhà phân tích, phần lớn đến từ việc Triều Tiên hiện dựa vào Nga để nhận nhiên liệu, đảm bảo an ninh và các hỗ trợ khác.
Mặc dù ông Trump từng đạt được những bước tiến ngoại giao với Triều Tiên, nhưng tình hình hiện tại cho thấy con đường để tái thiết lập quan hệ Mỹ-Triều sẽ còn nhiều thách thức phía trước.
Ông Trump có thể đối thoại với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể tìm cách đối thoại với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sau khi nhậm chức. Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Khu phi quân sự (DMZ) vào năm 2019 (Ảnh: Reuters). Trong cuộc họp kín với các nhà lập pháp hôm 13/1, Cơ quan Tình...