Ông Trump mời Nga đến dự họp G7 vô điều kiện?
Trong khi Tổng thống Mỹ nói có thể mời Nga tham dự cuộc họp thường niên của G7 mà không cần điều kiện nào.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 25/8 bất ngờ gây chú ý khi tuyên bố ông “có thể” sẽ mời đại diện Nga tham dự cuộc họp thường niên của nhóm các nền kinh tế hàng đầu thế giới (G7) khi Mỹ đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh vào năm tới.
Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn mời Nga dự G7 tại Mỹ vào năm sau.
Bên cạnh đó, Tổng thống Mỹ cũng bày tỏ rằng, ông cùng các nhà lãnh đạo khác trên thế giới đang có sự “hòa hợp với nhau rất tốt”, bác bỏ các tin đồn cho rằng, ông Trump đang đối mặt với sự tiếp đón căng thẳng từ các nhà lãnh đạo thế giới.
Khác với quan điểm của các nhà ngoại giao phương Tây, ông Trump cho biết, ông sẽ mời Tổng thống Nga đến tham dự cuộc họp thượng đỉnh G7 vào năm tới mà không có bất cứ điều kiện nào.
Các nước châu Âu đã duy trì quan điểm cho rằng Nga đã tiến hành sự can thiệp vào cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine và gạch tên Nga ra khỏi nhóm 8 nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Các nước châu Âu trong nhóm này tuyên bố, Nga phải thực thi hiệp ước hòa bình Minsk (đã được ký dưới sự chứng kiến của 4 bên trong nhóm Bộ Tứ Normandy: Nga, Đức, Pháp, Ukraine). Sau khi Moscow thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ của mình trong thỏa thuận Minsk, nước này có cơ hội trở lại G8.
Trước đó, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk cũng đã từ chối đề nghị của Tổng thống Trump trong việc mời Nga tham gia Hội nghị thượng đỉnh G7 năm nay được tổ chức tại Biarritz, Pháp.
“Chúng tôi không thể đồng ý với logic này [mời Nga trở lại G7 vô điều kiện -ND]” – Chủ tịch Hội đồng Donald Tusk tuyên bố.
“Khi mời Nga trở lại G7, người ta có tin rằng, họ sẽ tiếp tục theo đuổi con đường dân chủ tự do, pháp trị và nhân quyền? Có ai trong số những người chúng ta có niềm tin đầy đủ, ngoài những toan tính về kinh doanh, rằng Nga sẽ đi cùng con đường chúng ta không?” – ông Tusk nói.
Video đang HOT
Vị Chủ tịch Hội đồng châu Âu tuyên bố ông sẽ cố gắng thuyết phục các nhà lãnh đạo tại Hội nghị G7 rằng, sẽ là tốt hơn nếu mời Ukraine tới dự cuộc họp của G7 tiếp theo (sẽ diễn ra tại Mỹ) thay vì Nga.
Phát biểu tại cuộc họp, ông Donald Tusk cũng đề cập tới những quan hệ đang rạn nứt trong nhóm – vốn từng là những đồng minh thân thiết, giờ đã khó tìm kiếm những điểm chung.
Ông Tusk cho rằng, Hội nghị thượng đỉnh G7 năm nay sẽ là một bài kiểm tra khó khăn về sự đoàn kết của thế giới tự do và sự đoàn kết của những nhà lãnh đạo.
Từ năm ngoái, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khiến Hội nghị thượng đỉnh G7 kết thúc một cách chóng vánh, bước ra khỏi cuộc họp tại Canada và từ chối ra tuyên bố chung.
Sự mâu thuẫn của các thành viên, từng là đồng minh của Mỹ được cho đều bắt nguồn từ vị Tổng thống tỷ phú Donald Trump. Sự “lệch pha” trong quan điểm của các thành viên về một “khách mời” là Nga mới chỉ cho thấy một phần rạn nứt và bất đồng quan điểm giữa các nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Châu Âu hiện đã không còn “gió xuôi chiều” với Tổng thổng Mỹ mà lựa chọn cách phản ứng mạnh mẽ hơn.
Nga có muốn quay lại G8?
Trước sự bất đồng về khả năng trở lại G8 của Nga, Moscow đã không ít lần thể hiện sự không mấy thiết tha trở lại G8, ngay cả Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng đã từng khẳng định, Nga không cần G8.
Giới chuyên gia cho rằng, bản chất Nga ở G7 cũng chỉ là “G7 Nga”, tức là có sự khác biệt nhau hoàn toàn về cả quan điểm chính trị, các vấn đề kinh tế quốc tế. Sự có mặt của Nga ở G7 có ý nghĩa “cưỡng ép” hơn là hợp tác cùng có lợi, hòng đưa Moscow vào một phạm vi định sẵn bởi nhóm 7 nước này, thực hiện “thống nhất hành động” nhằm kiềm chế Nga có sự “lệch pha”.
Trong cuộc phỏng vấn với báo Sự thật Thanh niên (Nga) tháng 3/2014, trả lời câu hỏi liệu nhà lãnh đạo nước Nga có chút tiếc nuối nào về việc có thể bị G8 loại trừ, ông Dmitry Peskov – Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, nói rằng ông Vladimir Putin đã thản nhiên trả lời: “Không, không hề”.
Trong chuyến thăm chính thức Italia hồi tháng 6/2015, khi trả lời câu hỏi của báo giới về việc nhóm G7 kêu gọi tăng cường trừng phạt Nga, Tổng thống Vladimir Putin thản nhiên tuyên bố rằng, vào thời điểm này, Liên bang Nga chẳng có quan hệ gì với G7.
Nguyên thủ Nga thẳng thắn chỉ trích “G7 không phải là một tổ chức. Đó là một dạng Câu lạc bộ theo sở thích” và họ chẳng có quyền gì cho hay không cho Moscow gia nhập.
Rốt cuộc, khi không có mặt ở “câu lạc bộ” này, Nga đã có hướng đi tập trung vào các lĩnh vực giàu tiềm năng và triển vọng hơn. Hơn nữa, trở lại tư cách thành viên của họ trong nhóm G8 đối với Nga hiện nay thật vô nghĩa, đặc biệt là chính sách đối ngoại gần như trái ngược hoàn toàn.
Lời mời mọc của Tổng thống Trump về sự tham gia của Nga tại Thượng đỉnh G7 năm nay cho thấy những thiện chí của ông Trump với riêng cá nhân Tổng thống Nga hơn là ý chí chung của nhóm G7.
Đáp lại thịnh tình này, ông Putin trong cuộc gặp Tổng thống Pháp trước khi diễn ra Hội nghị G7 cũng đã nói rằng, Moscow coi bất kỳ liên hệ nào với các nước G7 đều là co ích và không loại trừ việc khôi phục định dạng G8.
“Liên quan tới định dạng làm việc tiềm năng của 8 quốc gia, chúng tôi không bao giờ từ chối bất cứ điều gì. Lần đó tới lượt Nga phải tổ chức G8, nhưng các đối tác của chúng tôi đã không đến. Không sao cả, chúng tôi đang chờ đợi các đối tác của chúng tôi ghé thăm bất cứ lúc nào trong khuôn khổ của G7″ – ông Putin nói.
Đông Phong
Theo Datviet
Tổng thống Putin có thể tham dự G-7 năm sau với tư cách đặc biệt
Tổng thống Trump nói ông có thể sẽ mời Tổng thống Putin tới hội nghị thượng đỉnh G-7 tiếp theo được tổ chức tại Mỹ với tư cách khách mời.
Tuyên bố này được ông Trump đưa ra tại cuộc họp trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh G-7 đang diễn ra tại Biarritz, Pháp vào sáng 25/8.
Trước thông tin này, phát ngôn viên điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Nga sẽ xem xét lời mời.
"Nếu lời mời được đưa ra, chúng tôi chắc chắn sẽ xem xét", ông Peskov cho hay.
Trước khi tới Pháp, Tổng thống Trump cũng nhắc lại ý tưởng đưa Nga trở lại G-7.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. (Ảnh: Bloomberg)
"Tổng thống Obama cho rằng việc Nga có mặt trong G-8 không phải là điều tốt, vì vậy ông ấy muốn gạt Nga ra. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng sẽ thích hợp hơn rất nhiều khi có Nga. Nước Nga cần được khôi phục tư cách thành viên G-8, bởi vì có rất nhiều điều chúng ta thảo luận cần phải có sự phối hợp với Nga", ông Trump nói với các phóng viên tại Nhà Trắng hôm 20/8.
Tuy nhiên, Anh, Đức Pháp, Canada đều bác bỏ ý tưởng này. Họ khẳng định sẽ chỉ xem xét nó nếu Tổng thống Putin nhượng bộ về tình trạng thù địch đang diễn ra ở Ukraine.
"Tôi không muốn Nga hòa nhập mà không có điều kiện", Tổng thống Pháp Emanuel Macron nói với các phóng viên tuần trước.
Trong khi đó, Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Donald Tusk khẳng định ông không đồng ý với logic mà Tổng thống Trump đưa ra. Theo ông, tốt hơn là mời Ukraine làm khách trong Hội nghị thượng đỉnh G-7 tiếp theo.
Nga là thành viên của nhóm G-8 cho tới năm 2014 khi 7 nước thành viên còn lại tẩy chay Hội nghị Thượng đỉnh G-8 tại Sochi và đình chỉ quyền tham dự của Nga vào các cuộc hội đàm tiếp theo của nhóm với lý do bất đồng quan điểm về cuộc khủng hoảng tại Ukraine. Năm 2017, Nga tuyên bố rút khỏi G-8 vĩnh viễn và nhóm này đổi tên thành G-7.
Tại các hội nghị G-7 trước, một số nước cũng thường xuyên tham gia với tư cách quan sát viên. Năm nay, Tây Ban Nha, Australia, Ấn Độ và Chile là những vị khách được mời tới Biarritz, Pháp.
(Nguồn: Bloomberg)
SONG HY
Theo VTC
Sau 'cuộc thảo luận marathon' kéo dài 3 ngày, Ủy ban châu Âu sẽ có nữ Chủ tịch đầu tiên Tối 2/7, tại Brussels (Bỉ), 28 nhà lãnh đạo của Liên minh châu Âu (EU) đã đi đến thống nhất về danh sách đề cử các chức danh chủ chốt của khối cho nhiệm kỳ mới, trong đó, Bộ trưởng Quốc phòng của Đức, bà Ursula von der Leyen, được giới thiệu làm Chủ tịch Ủy ban châu Âu. EU thống nhất danh...