Ông Trump lên tiếng về đòn thuế quan với Trung Quốc
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố có thể đạt được thỏa thuận thương mại với Trung Quốc.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. (Ảnh: Reuters).
Tổng thống Mỹ Donald Trump mô tả cuộc trò chuyện của ông với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuần trước là “thân thiện”.
Lãnh đạo của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã thảo luận về các vấn đề bao gồm TikTok, thương mại và Đài Loan trong cuộc điện đàm trước khi ông Trump nhậm chức vào ngày 20/1.
“Mọi chuyện diễn ra tốt đẹp. Đó là một cuộc trò chuyện tốt đẹp và thân thiện”, ông Trump nói về cuộc điện đàm với ông Tập trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin Fox News phát sóng vào tối 23/1.
“Tôi có thể làm được điều đó”, ông Trump nói trong cuộc phỏng vấn khi được hỏi liệu ông có thể đạt được thỏa thuận với Trung Quốc về các hoạt động thương mại công bằng hay không.
Video đang HOT
Ông Trump cho biết ông không muốn sử dụng thuế quan đối với Trung Quốc, nhưng gọi thuế quan là “sức mạnh to lớn”.
“Chúng ta có một sức mạnh rất lớn đối với Trung Quốc, đó là thuế quan. Họ không muốn chúng, và tôi cũng không muốn phải sử dụng chúng, nhưng đó là một sức mạnh to lớn đối với Trung Quốc”, ông Trump nói thêm.
Trước đó, Tổng thống Trump cảnh báo sẽ áp thuế 10% đối với hàng hóa từ Trung Quốc từ cuối tuần sau với cáo buộc Trung Quốc “đang gửi fentanyl đến Mexico và Canada (để từ đó đưa vào Mỹ)”.
Cùng ngày, chủ nhân Nhà Trắng cũng cảnh báo áp thuế 25% với hàng hóa Canada và Mexico, cáo buộc họ đã không ngăn chặn việc nhập cư bất hợp pháp và buôn bán fentanyl vào Mỹ.
Mexico, Canada và Trung Quốc là những quốc gia nhập khẩu hàng hóa Mỹ lớn nhất. Trong nhiệm kỳ đầu, ông Trump đã áp thuế mạnh với hàng hóa Trung Quốc với lý do nước này có các hoạt động thương mại không công bằng.
Người kế nhiệm ông, cựu Tổng thống Joe Biden sau đó tiếp tục gây áp lực bằng các quy định sâu rộng nhằm hạn chế Bắc Kinh tiếp cận chip công nghệ cao.
Trong chiến dịch tranh cử năm ngoái, ông Trump thậm chí tuyên bố sẽ áp thuế cao hơn nữa với hàng Trung Quốc, lên tới 60%. Điều này làm dấy lên lo ngại nguy cơ một cuộc chiến thương mại nữa giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ning ngày 23/1 tuyên bố Bắc Kinh “luôn tin rằng không có người chiến thắng trong cuộc chiến thương mại hay cuộc chiến thuế quan”.
Bà tuyên bố, Trung Quốc sẽ bảo vệ “lợi ích quốc gia” trước các mối đ.e dọ.a thuế quan từ chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Nhà ngoại giao Trung Quốc nói thêm, Bắc Kinh “sẵn sàng duy trì liên lạc với Mỹ, giải quyết thỏa đáng những khác biệt, mở rộng hợp tác cùng có lợi và thúc đẩy sự phát triển ổn định, lành mạnh và bền vững của quan hệ Trung – Mỹ”.
Ai sẽ đại diện cho Hàn Quốc tại lễ nhậm chức của ông Trump ở Mỹ?
Lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump không chỉ là cơ hội ngoại giao quan trọng mà còn là phép thử chiến lược của Hàn Quốc trong bối cảnh chính trị trong nước đầy biến động.
Tòa nhà Quốc hội Hàn Quốc tại thủ đô Seoul. Ảnh: THX/TTXVN
Theo tờ Thời báo Hàn Quốc ngày 10/1, khi lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vào ngày 20/1 đang đến gần, mọi sự chú ý đều đổ dồn về những nhân vật Hàn Quốc nào sẽ tham dự sự kiện này trong bối cảnh tình hình chính trị trong nước đang diễn biến phức tạp.
Khi hậu quả từ lệnh thiết quân luật của Tổng thống Yoon Suk Yeol và động thái nhằm luận tội sau đó vẫn đang diễn ra, sự tham gia của đại diện Hàn Quốc tại lễ nhậm chức của ông Trump được coi là cơ hội quan trọng để tăng cường liên lạc với chính quyền Mỹ mới.
Theo các đảng phái chính trị Hàn Quốc, phái đoàn nghị sĩ từ cả hai đảng lớn sẽ có mặt tại sự kiện quan trọng này. Cụ thể, 7 nhà lập pháp thuộc Ủy ban Đối ngoại và Thống nhất của Quốc hội Hàn Quốc sẽ tham dự, trong đó có 4 đại diện từ Đảng Quyền lực Nhân dân (PPP) cầm quyền và 3 người từ Đảng Dân chủ đối lập (DPK). Các nghị sĩ dự kiến sẽ đến Mỹ vào ngày 18-20/1 để dự lễ nhậm chức và có các cuộc gặp song phương.
Đại diện PPP gồm các nghị sĩ Kim Seok-ki, Ihn Yo-han, Yoon Sang-hyun và Kim Gi-hyeon, trong khi phía DPK có các nghị sĩ Hong Kee-won, Kim Young-bae và Cho Jeong-sik. Ngoài ra, một số chính trị gia có quan hệ cá nhân với phụ tá của ông Trump cũng nhận được lời mời riêng. Điển hình như bà Na Kyong-won, cựu Chủ tịch ủy ban đối ngoại, người có mối quan hệ chặt chẽ với Thượng nghị sĩ Bill Hagerty và cựu Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton.
Nghị sĩ Kim Dae-sik thuộc PPP cũng được Thượng nghị sĩ John Cornyn mời tham dự và sẽ có cuộc gặp với ông Cornyn cùng Thượng nghị sĩ Ted Cruz.
Thị trưởng thành phố Daegu Hong Joon-pyo, một chính trị gia kỳ cựu và là cựu thành viên PPP, cũng nằm trong danh sách khách mời.
Về phía Chính phủ Hàn Quốc, mặc dù Bộ Ngoại giao nước này chưa công bố chính thức, nhưng theo tiề.n lệ, Đại sứ Hàn Quốc tại Mỹ Cho Hyun-dong nhiều khả năng sẽ đại diện tham dự. Đặc biệt, giới doanh nghiệp Hàn Quốc cũng có mặt đông đảo với sự hiện diện của các chủ tịch tập đoàn lớn như Chung Yong-jin (tập đoàn Shinsegae), Woo Oh-hyun (tập đoàn SM), Hur Young-in (SPC) và Ryu Jin (Poongsan) - người đồng thời là Chủ tịch Liên đoàn Công nghiệp Hàn Quốc.
Lễ nhậm chức lần này của ông Trump có điểm đặc biệt khi phá vỡ truyền thống chỉ giới hạn trong phạm vi các quan chức trong nước. Ông Trump đã mời nhiều nhà lãnh đạo thế giới tham dự, bao gồm Tổng thống El Salvador Nayib Bukele, Thủ tướng Italy Giorgia Meloni và Tổng thống Argentina Javier Milei. Đáng chú ý nhất là lời mời được gửi đến Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - một động thái bất thường từ một tổng thống đắc cử Mỹ. Tuy nhiên, theo các nguồn tin gần đây, khả năng cao ông Tập sẽ không trực tiếp tham dự mà chỉ cử phái đoàn đại diện.
Ông Trump nói gì về lương tổng thống? Trong cuộc phỏng vấn cuối tuần trước, người dẫn chương trình "Meet the Press" Kristen Welker của Đài NBC News hỏi Tổng thống đắc cử Donald Trump: "Ông có định nhận lương khi làm tổng thống không?". "Tôi sẽ không nhận lương", Ông Trump trả lời. Ông còn khằng định mình đã không nhận lương khi làm tổng thống trong nhiệm kỳ đầu...