Ông Trump ký sắc lệnh trừng phạt nước ngoài can thiệp bầu cử Mỹ
Sắc lệnh được ký trong bối cảnh ông Trump đối mặt sự chỉ trích lớn về cách ứng xử với nghi án Nga can thiệp bầu cử Mỹ…
Tổng thống Mỹ Donald Trump – Ảnh: Reuters.
Đối mặt sự chỉ trích lớn về cách ứng xử với nghi án Nga can thiệp bầu cử Mỹ, Tổng thống Donald Trump ngày 12/9 đã ký một sắc lệnh điều hành với nội dung về tăng cường an ninh bầu cử bằng cách áp lệnh trừng phạt lên nước ngoài hoặc cá nhân tìm cách can thiệp vào quy trình chính trị này của Mỹ.
Theo hãng tin Reuters, sắc lệnh trên ngay lập tức vấp phải sự chỉ trích từ một số nghị sỹ Cộng hòa và Dân chủ cho rằng động thái của ông Trump là quá ít ỏi và quá muộn. Sắc lệnh được ký vào thời điểm chỉ còn 8 tuần là đến cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ của Mỹ vào ngày 6/11.
Ông Trump tiến hành ký sắc lệnh trên trong phòng kín, không có sự tham dự của giới truyền thông – một sự khác biệt so với những lần ký sắc lệnh trước đây của ông.
Sắc lệnh quy định các biện pháp trừng phạt gồm đóng băng tài sản, hạn chế các giao dịch nước ngoài, hạn chế tiếp cận với các định chế tài chính Mỹ, và cấm công dân Mỹ đầu tư vào các công ty liên quan – cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton nói với các nhà báo.
Ông Bolton nói rằng lệnh trừng phạt có thể được áp trong hoặc sau một cuộc bầu cử, tùy thuộc vào các chứng cứ thu thập được.
Video đang HOT
Các cơ quan tình báo Mỹ kết luận rằng các thực thể có sự hậu thuẫn của điện Kremlin đã tìm cách làm tăng khả năng trúng cử của ông Trump, ứng cử viên của Đảng Cộng hòa, trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2016 trước ứng cử viên Dân chủ Hillary Clinton.
Tuy nhiên, trong cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Nga Vladimir Putin ở thủ đô Helsinki của Phần Lan hồi tháng 7, ông Trump đã công khai đồng tình với sự phủ nhận mà ông Putin đưa ra đối với cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ.
Công tố viên đặc biệt Robert Mueller và Quốc hội Mỹ hiện vẫn đang tiến hành điều tra nghi án Nga can thiệp bầu cử Mỹ. Ông Mueller nghi ngờ có sự thông đồng giữa chiến dịch tranh cử của ông Trump với các quan chức Nga. Moscow phủ nhận cáo buộc này, ông Trump thì gọi cuộc điều tra là một “cuộc săn phù thủy” chính trị.
“Tuyên bố ngày hôm nay của chính quyền công nhận mối nguy, nhưng không đủ mạnh để giải quyết mối nguy đó”, thượng nghị sỹ Cộng hòa Marco Rubio và thượng nghị sỹ Dân chủ Chris Van Hollen nói trong một tuyên bố chung.
Mặc dù vậy, sắc lệnh được đánh giá là một nỗ lực của Nhà Trắng nhằm siết chặt an ninh bầu cử trước khi diễn ra cuộc bầu cử tháng 11. Đây là cuộc bầu cử nhằm xác định Đảng Cộng hòa của ông Trump có giữ được quyền kiểm soát lưỡng viện Quốc hội Mỹ.
Ông Bolton nói rằng sự chỉ trích của dư luận đối với những tuyên bố gây tranh cãi mà ông Trump đưa ra ở Helsinki không phải là lý do khiến ông Trump đi đến sắc lệnh trừng phạt nước ngoài can thiệp bầu cử Mỹ.
“Tổng thống đã nhiều lần nói ông khẳng định không có chuyện nước ngoài can thiệp vào quy trình chính trị của Mỹ”, ông Bolton nói. “Tôi cho rằng hành động của ông ấy đã nói lên tất cả.
Theo vneconomy
Lần ở cùng khách sạn kỳ quặc của ngoại trưởng Mỹ - Nga
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson và người đồng cấp Nga Sergei Lavrov đã cùng ở tại một khách sạn 5 sao khi đến thủ đô Addis Ababa - Ethiopia nhưng không hề có cuộc họp chung nào diễn ra.
Theo tạp chí Newsweek ngày 8-3, các nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ và Nga đang thăm châu Phi cùng lúc vào tuần này. Điều đó chứng tỏ châu lục đen là khu vực có lợi ích chiến lược đối với toàn thế giới.
Tuy nhiên, quan hệ giữa Washington và Moscow gần đây bị cản trở bởi nghi án Nga can thiệp tiến trình bầu cử Mỹ và lệnh trừng phạt quốc tế, khiến hai ông Tillerson và Lavrov không người nào chịu đề xuất tổ chức một cuộc họp chung.
Ông Tillerson (trái) được Bộ trưởng Ngoại giao Ethiopia Workneh Gebeyehu (phải) chào đón tại sân bay quốc tế Addis Ababa hôm 7-3. Ảnh: AP
Trong một thông điệp trên Facebook nhân ngày quốc tế phụ nữ, đại sứ quán Nga ở Washington chỉ trích người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert vì không tạo điều kiện tổ chức một cuộc họp giữa hai ông Tillerson và Lavrov.
"Chúng tôi luôn nghĩ rằng bà Heather Nauert là người theo dõi chặt chẽ các sự kiện trên thế giới và bên trong Bộ Ngoại giao Mỹ. Tuy nhiên, trong vài ngày gần đây, một cái gì đó dường như đã bị làm gián đoạn"
"Hai bộ trưởng ở cùng một khách sạn. Đây sẽ là cơ hội tuyệt vời để thảo luận về một loạt vấn đề khu vực và toàn cầu... Trong bất kỳ trường hợp nào, chúng tôi xin gửi lời chúc tới bà Heather Nauert và tất nhiên là toàn bộ nữ nhân viên Bộ Ngoại giao Mỹ nhân Ngày Quốc tế Phụ nữ".
Ông Lavrov được Bộ trưởng Ngoại giao Ethiopia Workneh Gebeyehu tiếp ngày 8-3. Ảnh: Horn Diplomat
Về phần Bộ trưởng Lavrov, ông đã lập tức rời Ethiopia tới Zimbabwe để công bố kế hoạch hợp tác quân sự và một dự án platinum chung trị giá 3 tỉ USD gần thủ đô Harare.
Còn ông Tillerson có kế hoạch thăm Chad, Djibouti, Ethiopia, Kenya và Nigeria trong chuyến đi 8 ngày ở châu Phi, gặp gỡ lãnh đạo của mỗi quốc gia. Ngoại trưởng Mỹ cũng cảnh báo các nhà lãnh đạo châu Phi về nguy cơ của việc chấp nhận đầu tư từ Trung Quốc.
Song Reuters cho biết cảnh báo này không nhận được sự ủng hộ của Ethiopia, nước đã nhận hàng tỉ USD vốn đầu tư từ Bắc Kinh.
"Khi nói đến các khoản đầu tư của Mỹ vào châu Phi, đặc biệt là Ethiopia, chúng tôi thấy chẳng có bao nhiêu" - một số nhà báo Ethiopia lên tiếng.
Theo Phạm Nghĩa
Người Lao Động
Ông Vladimir Putin yêu cầu Mỹ cung cấp bằng chứng can thiệp bầu cử Tổng thống Vladimir Putin nói rằng, Washington hãy gửi cho ông những bằng chứng chắc chắn rằng các công dân Nga đã can thiệp cuộc bầu cử Mỹ. Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Reuters. "Trước tiên tôi phải nhìn thấy những gì họ đã làm. Hãy cung cấp cho chúng tôi tài liệu, trao cho chúng tôi thông tin", Reuters dẫn lời...