Ông Trump đột ngột cứng rắn với đồng minh G7 vì Kim Jong-un?
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đột ngột thể hiện lập trường cứng rắn, rút khỏi tuyên bố chung nhóm G7, khiến các nhà lãnh đạo châu Âu không biết phải làm sao để tiếp duy trì quan hệ hợp tác song phương.
Ông Trump sớm rời hội nghị G7 mà không đồng thuận tuyên bố chung của các đồng minh.
Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), những lời lẽ cứng rắn mà ông Trump nhằm vào Thủ tướng Canada Justin Trudeau chỉ là một trong những động thái nhằm tránh thể hiện sự “yếu đuối” trước hội nghị thượng đỉnh với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
“Tổng thống không để cho Thủ tướng Canada lấn tới, đặc biệt trong quãng thời gian này”, cố vấn kinh tế Larry Kudlow nói trên CNN. “Ông ấy không muốn có bất kỳ hành động nào thể hiện sự yếu đuối, trước khi đàm phán với Triều Tiên”.
Ông Trump đã đặt chân đến Singapore trước thềm hội nghị, với chương trình hạt nhân Triều Tiên là ưu tiên hàng đầu. Tổng thống Mỹ từng nói đây là “cơ hội duy nhất” cho hòa bình.
Trước khi rời Canada, ông Trump bình luận trên Twitter rằng nước chủ nhà G7 cũng như Thủ tướng Trudeau “rất không trung thực và yếu đuối”.
Tổng thống Mỹ nói ông đã chỉ thị cho các đại diện không tán thành tuyên bố chung của nhóm G7. Ông Trump dường như đã nổi giận khi Thủ tướng Trudeau tuyên bố trong một cuộc họp báo rằng, ông Trump viện vấn đề an ninh quốc gia để biện minh cho thuế nhập khấu thép và nhôm của Canada vào Mỹ.
Quyết định này “là một sự xúc phạm” đối với các cựu binh Canada, những người đã chiến đấu cùng đồng minh Mỹ trong hai cuộc chiến tranh thế giới, ông Trudeau nói.
Video đang HOT
Bình luận trên CNN, cố vấn Kudlow cũng cho rằng ông Trudeau đang mắc sai lầm khi thách thức Tổng thống Trump.
Ông Trump trò truyện với Thủ tướng Đức Angela Merkel, vây quanh là nguyên thủ các nước nhóm G7.
Các đồng minh Mỹ ở châu Âu dường như đang đau đầu khi tìm cách bảo toàn các quan hệ hợp tác song phương. Đối mặt với ông Trump vốn hay thay đổi quyết định vào phút chót là một “cơn ác mộng”, theo các nhà phân tích chính trị.
“Rất khó để làm việc với nhau khi chúng ta đã đồng ý về một vấn đề gì đó, hai giờ sau, họ lại nói không tán thành với điều đó”, Franois Heisbourg, cựu cố vấn an ninh quốc gia Pháp nhận định. “Liệu có chỗ cho thỏa thuận song phương nếu tình trạng như vậy cứ diễn ra?”
Nhưng ông Trump từ lâu đã thể hiện quan điểm với các đồng minh châu Âu rằng, lập trường của ông là “nước Mỹ trên hết” và điều này sẽ không thay đổi.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron từng được cho là rất gần gũi với ông Trump, nhưng cũng bày tỏ sự thất vọng về hội nghị G7 năm nay.
Nền kinh tế lớn nhất châu Âu là Đức và cũng là ưu tiên hàng đầu của ông Trump trong lĩnh vực thương mại, đã bày tỏ sự thất vọng với kết quả của hội nghị G7.
“Tôi không bất ngờ”, Norbert Rttgen, chủ tịch ủy ban đối ngoại Đức nói. “Ông Trump hành động một cách trẻ con theo đúng những gì chúng tôi dự đoán”.
Các trang báo lớn ở châu Âu cũng đồng loạt nhấn mạnh sự chia rẽ giữa Mỹ và các đồng minh.
Tờ Der Spiegel của Đức nói Thủ tướng Angela Merkel và các đồng minh khác nên sẵn sàng cho bất kỳ tình huống nào có thể xảy ra, đặc biệt trong thương mại.
Tờ La Repubblica của Italia cho rằng, châu Âu nên liên minh chống lại những quyết định của ông Trump.
Theo Danviet
Mỹ tính điều tàu chiến "dằn mặt" TQ ở eo biển Đài Loan
Mỹ đang cân nhắc kế hoạch đưa tàu chiến qua eo biển Đài Loan, bước đi có thể khiến Trung Quốc tức giận.
Tàu khu trục tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke, USS Halsey của Mỹ.
Quan chức Mỹ tiết lộ trên Reuters rằng, Washington đã tính tới khả năng đưa tàu sân bay qua eo biển Đài Loan ít nhất một lần mỗi năm, nhưng đến nay vẫn không thực hiện, có lẽ vì lo ngại phản ứng từ Trung Quốc.
Lần cuối cùng một tàu sân bay Mỹ đi qua vùng này là năm 2007, dưới thời chính quyền George W. Bush.
Phương án khác ít gây hấn hơn là việc đưa các tàu chiến qua eo biển này, với tần suất thấp. Lần cuối cùng hoạt động này diễn ra là vào tháng 7.2017.
Lầu Năm Góc từ chối bình luận về thời gian hải quân Mỹ sẽ tiến hành các hoạt động này.
Việc điều tàu chiến được coi là sự ủng hộ của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump với đảo Đài Loan, sau khi Trung Quốc tập trận rầm rộ quanh khu vực.
Bắc Kinh đã điều máy bay ném bom và nhiều máy bay quân sự khác áp sát đảo Đài Loan và đưa tàu sân bay Liêu Ninh đi qua Eo biển Đài Loan.
Ông Trump từng khiến Trung Quốc lo ngại khi ông nhận điện thoại chúc mừng từ lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn hồi cuối năm 2016. Kể từ khi lên nắm quyền, ông Trump đã phê chuẩn thương vụ 1,4 tỷ USD bán vũ khí cho Đài Loan. Bắc Kinh cũng giận dữ vì ông Trump ký lệnh cho phép các quan chưc cấp cao Mỹ đến Đài Loan.
Tuy nhiên, ông Trump đã hạ nhiệt căng thẳng liên quan đến Đài Loan, khi Mỹ tìm kiếm sự hỗ trợ của Trung Quốc trong vấn đề hạt nhân Triều Tiên.
Tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến sẽ có cuộc gặp với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vào ngày 12.6, động thái được cả Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc và Nhật Bản ủng hộ.
Theo Danviet
Chai rượu 68 triệu đồng ông Tập thết đãi ông Kim Jong-un Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim jong-un được chủ tịch Trung Quốc Tập Cận bình thết đãi loại rượu đắt tiền nhất trong tủ mà ông Tập hiếm khi mời quan khách nước ngoài. Ông Tập thết đãi nhà lãnh đạo Kim Jong-un loại rượu đắt tiền nhất trong tủ rượu. Theo Telegraph, hình ảnh truyền thông Trung Quốc công bố về cuộc...