Ông Trump dọa thả hàng nghìn phần tử IS trở lại châu Âu
Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo, khoảng 2.500 tên Hồi giáo khủng bố bị Mỹ và các đồng minh bắt ở Syria và Iraq sẽ sớm ‘chạy khắp châu Âu’ nếu EU không tự nguyện tiếp nhận các đối tượng này.
Ông Trump dọa thả 2.500 tên IS trở lại châu Âu
Ông Trump thường nhắc đi nhắc lại rằng ông rất thất vọng khi Liên minh châu Âu (EU) không sẵn lòng cho hồi hương và xét xử một số tay súng châu Âu bị bắt ở Trung Đông, theo RT.
Hôm 1/8, người đứng đầu nước Mỹ đe dọa sẽ cho phép hàng trăm tên khủng bố đã được tôi luyện trên chiến trường trở lại châu Âu.
Tuyên bố trước các phóng viên tại bãi cỏ Nhà Trắng hôm 1/8, Tổng thống Donald Trump nói: “Hiện giờ, chúng tôi đã bắt được hơn 10.000 tên và chúng tôi muốn châu Âu tiếp nhận 2.500 tên. Hãy xem họ có nhận các đối tượng này không. Nếu họ không nhận, có lẽ chúng tôi sẽ phải thả chúng ra”.
Video đang HOT
Đây không phải là lần đầu tiên ông Trump đòi châu Âu phải nhận lại các công dân của mình, những người đã tới Iraq và Syria để gia nhập và chiến đấu trong hàng ngũ nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng cũng như các nhóm khủng bố khác.
Hồi tháng 2, ông Trump kêu gọi châu Âu tiếp nhận hơn 800 tên IS, chưa đầy 1/3 số lượng hiện thời. Các đối tượng này bị bắt ở Syria và có khả năng tràn vào châu Âu lúc Mỹ rút quân khỏi Syria sau khi đã đánh bại IS.
Tuy nhiên, đe dọa này không mảy may làm các nước châu Âu lo ngại. Trong khi một số nước cân nhắc phản ứng thì Đức bày tỏ những lo ngại pháp lý liên quan tới động thái này còn Đan Mạch thẳng thừng từ chối.
Hoài Linh
Theo vietnamnet
Mỹ đang cố gắng dùng việc này để làm Nga mất phương hướng
Nhưng Nga đã tuyên bố, trong trường hợp một cuộc tấn công vào chúng ta, đòn trả đũa sẽ được thực hiện, vào ngay cả các trụ sở chỉ huy, chuyên gia Pavel Shipilin cho biết.
Bộ ngoại giao Nga thông báo về việc Mỹ chuẩn bị sử dụng vũ khí hạt nhân ở châu Âu. Trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik, nhà phân tích chính trị Pavel Shipilin bình luận về tình huống này, lưu ý người Mỹ đang cố gắng làm Nga mất phương hướng.
Mỹ bố trí vũ khí hạt nhân ở châu Âu, và điều này cho thấy sự chuẩn bị của Washington cho việc sử dụng vũ khí hạt nhân với sự cho phép của các quốc gia phi hạt nhân ở châu Âu, giám Đốc Cục không phổ biến và kiểm soát vũ khí thuộc Bộ ngoại giao Nga Vladimir Ermakov tuyên bố.
"Rất tiếc, một số nước phụ thuộc vào Washington làm như không có gì xảy ra, hoặc chỉ đơn giản là họ sợ hãi ngay cả suy nghĩ về những sự khiêu khích đó, khi trong thế kỷ XXI, người ta đang chuẩn bị cho việc sử dụng vũ khí hạt nhân ở châu Âu với sự đồng tình từ các quốc gia phi hạt nhân", Ermakov nói.
Nhà ngoại giao cũng chỉ trích các nước châu Âu cho phép Mỹ đưa họ vào tình thế hạt nhân nguy hiểm.
"Làm sao có thể thảo luận nghiêm túc việc không phổ biến hạt nhân trong trường hợp này, khi dường như những nước " châu Âu văn minh" tiếp tục thiếu suy nghĩ đặt chính mình trên bờ vực một thảm họa hạt nhân và hoàn toàn tự hủy diệt?", ông hỏi một câu hỏi tu từ.
Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Mỹ Trump.
Nhà phân tích chính trị Pavel Shipilin trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik đã bình luận về tình hình.
"Rất tiếc, châu Âu tự mình làm một con tin trong chiến lược của người Mỹ, tiếp nhận đòn trả đũa vào lãnh thổ của mình. Chiến trường châu Âu lần nữa trở thành một ưu tiên. Người Mỹ đang cố gắng để bắn hai con thỏ một lúc. Họ lo ngại sự cạnh tranh từ EU. Mặt khác người Mỹ cũng lo lắng trước sự gia tăng sức mạnh của Nga. Vì vậy họ cố gắng làm chúng ta mất phương hướng, để chuyển hướng sự chú ý từ đúng mục tiêu ra bên ngoài. Nhưng Nga đã tuyên bố, trong trường hợp một cuộc tấn công vào chúng ta, đòn trả đũa sẽ được thực hiện, vào ngay cả các trụ sở chỉ huy. Vì vậy, chúng ta sẽ không cung cấp cho họ cơ hội để đánh lừa bản thân. Mỹ không nên có ảo tưởng về an ninh của mình và việc không bị trừng phạt. Chỉ sau đó họ mới có thể nói chuyện nghiêm túc về việc giải trừ quân bị", ông Pavel Shipilin nói.
Theo Danviet
Tin thế giới : Nga cảnh báo Mỹ làm chuyện điên rồ ở châu Âu Việc triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ ở châu Âu là sự chuẩn bị để sử dụng chúng với sự cho phép của chính các quốc gia phi hạt nhân châu Âu, Giám đốc Cục kiểm soát vũ khí và không phổ biến vũ khí của Bộ Ngoại giao Nga Vladimir Yermakov cho biết. "Đáng tiếc là một số quốc gia...