Ông Trump đe ông Comey không nói thêm về chuyện sa thải
Tổng thống Trump &’úp mở’ răn đe ông James Comey không hé lộ thêm thông tin với truyền thông vì trong tay ông đã có các “băng ghi âm” những lần trao đổi của họ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump – Ảnh: Reuters
Theo hãng tin Reuters, ngày 12-5, trong một động thái vô cùng bất thường, ông Trump cảnh báo cựu giám đốc Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) không nên tiết lộ thêm thông tin nào khác nữa với truyền thông.
Trên tài khoản Twitter, ông Trump úp mở thông điệp cảnh cáo với ông Comey, nếu ông tiết lộ về các cuộc trao đổi giữa họ, chính quyền của ông Trump có thể công bố các đoạn băng ghi âm những cuộc trao đổi đó, mặc dù chưa rõ những đoạn băng đó có hay không.
Ông Trump viết: “Ông James Comey tốt hơn là hãy hy vọng rằng không có &’đoạn băng’ nào về các cuộc trao đổi của chúng ta trước khi ông ấy bắt đầu tung tin cho báo chí!”
Dư luận chỉ trích cho rằng ông Trump đã bất ngờ sa thải giám đốc FBI khi cơ quan này đẩy mạnh việc tiến hành điều tra về cáo buộc can thiệp bầu cử Mỹ của Nga, và có thể là cả những quan hệ giữa Matxcơva và chiến dịch tranh cử của tổng thống.
Trước đó tờ New York Times đưa tin nói ông Trump đã yêu cầu ông Comey tuyên bố sẽ trung thành với ông, nhưng ông Comey từ chối làm vậy.
Video đang HOT
Tuy nhiên ông Trump nói trên đài Fox News rằng ông không hề yêu cầu ông Comey tuyên bố trung thành, mà chỉ muốn ông ấy hãy hành xử trung thực. Ông Trump cũng nói ông sẽ không bàn về chuyện tồn tại của bất cứ đoạn băng nào.
Đài CNN dẫn nguồn tin giấu tên cho biết ông Comey “không lo lắng về bất cứ đoạn băng nào” mà ông Trump có thể có.
Ngày 12-5, thượng nghị sĩ Richard Durbin nêu kiến nghị với thứ trưởng Bộ tư pháp Rod Rosenstein về việc cần bổ nhiệm một công tố viên đặc biệt điều tra những sai phạm có thể có liên quan tới việc sa thải ông Comey.
Tuy nhiên theo đài CNN, ông Rod Rosenstein cho rằng tại thời điểm này chưa cần một công tố viên đặc biệt. Ông Trump cũng đồng tình với quan điểm một cuộc điều tra độc lập lúc này là không cần thiết.
Thượng nghị sĩ Richard Durbin cho rằng nội dung ông Trump đưa lên Twitter ngày 12-5 có thể được xem như “lời đe dọa với một nhân chứng trong cuộc điều tra, một sự vi phạm luật pháp liên bang”.
Ông Comey đã từ chối lời mời tham gia điều trần trước Ủy ban tình báo thượng viện trong cuộc họp kín ngày thứ ba tuần này (9-5) vì các lý do không thu xếp được công việc.
Cũng trong ngày 12-5 ông Trump đã bực bội phản bác khi truyền thông chất vấn về độ tin cậy trong các nội dung thông tin của Nhà Trắng về quyết định cũng như nguyên nhân sa thải giám đốc FBI.
Các thông tin liên quan tới việc này đã thay đổi liên tục trong tuần qua với đầy những mâu thuẫn trong các phát ngôn của ông Trump và đội ngũ giúp việc cho ông.
Ông Trump đe dọa sẽ cắt luôn các cuộc họp báo định kỳ tại Nhà Trắng trước sự chất vấn đó. Ông nói: “Là một tổng thống năng động với rất nhiều việc xảy ra, các cộng sự của tôi không thể đứng tại bục phát biểu này với sự chính xác hoàn hảo! Có lẽ việc tốt nhất có thể làm là hủy luôn các cuộc họp báo trong thời gian tới và phát đi những văn bản thông cáo để cho chính xác???”
Phát biểu trên đài Fox News ông Trump cho biết sẽ quyết định “trong vài tuần tới” việc có tiếp tục các cuộc họp báo nữa hay không.
(Theo Tuổi Trẻ)
Vì sao giám đốc FBI không thề trung thành với Trump?
Các quan chức FBI có quy định chỉ tuyên thệ và thề trung thành với Hiến pháp nhằm tránh xảy ra tình trạng chính phủ chuyên quyền.
Giám đốc FBI James Comey tuyên thệ ở Đồi Capitol ngày 7/7/2016. Ảnh: AP
Truyền thông Mỹ vài ngày qua sôi sục vì thông tin Tổng thống Donald Trump sa thải giám đốc Cục Điều tra Liên bang (FBI) có thể do James Comey từ chối thề trung thành với ông.
Washington Post từng đưa tin Trump "từ lâu đã nghi hoặc về lòng trung thành cũng như khả năng phán xét của Comey". CNN dẫn lời một nguồn tin am hiểu vấn đề tiết lộ việc Tổng thống Trump "không thể chắc chắn về tính cách cá nhân ông Comey" là nguyên nhân chính khiến giám đốc FBI bị cách chức.
Mới đây nhất, New York Times dẫn lời hai cộng sự của ông Comey cho hay tại một bữa tối ở Nhà Trắng, 7 ngày sau khi Trump tuyên thệ nhậm chức, Tổng thống Mỹ đã liên tục dồn ép, yêu cầu giám đốc FBI tuyên bố trung thành với mình. Tuy nhiên, ông Comey từ chối. Hành động khước từ thẳng thừng này được cho là lý do dẫn tới việc ông Trump quyết định sa thải giám đốc Comey.
Trong lúc dùng bữa, hai người trò chuyện đôi chút về cuộc bầu cử và quy mô đám đông tại các buổi vận động tranh cử của ông Trump. Tổng thống Mỹ sau đấy chuyển sang hỏi Comey liệu ông có thể thề trung thành với chính quyền Trump hay không. Comey không đồng ý đưa ra lời thề, thay vào đó, giám đốc FBI khẳng định sẽ luôn trung thực với Tổng thống Trump và tự nhận mình thực sự "không đáng tin cậy" nếu xét về độ nhạy bén chính trị truyền thống.
Dù tỏ ra phật lòng, Tổng thống Mỹ lần nữa nói với Comey rằng ông cần sự trung thành từ người đứng đầu FBI. Comey nhấn mạnh ông sẽ "trung thực" song không thể thề trung thành.
Lý giải cho sự kiên quyết của ông Comey, cây bút Aaron Blake từ Washington Post viện dẫn lời tuyên thệ mà các quan chức FBI cũng như thành viên lực lượng quân đội Mỹ phải lập.
Trang web chính thức của FBI khẳng định các quan chức thuộc cơ quan này chỉ được phép tuyên thệ trước Hiến pháp, không phải tổng thống.
"Điều quan trọng là chúng tôi tuyên thệ để hỗ trợ và bảo vệ Hiến pháp, không phải cá nhân một lãnh đạo, nhà cầm quyền, quan chức hay tổ chức nào. Nguyên nhân đơn giản bởi Hiến pháp dựa trên những nguyên tắc bất di bất dịch, mang đến sự cân bằng, ổn định và nhất quán xuyên suốt thời gian. Một chính quyền dựa trên các cá nhân, những người thiếu nhất quán, dễ mắc sai lầm và có xu hướng phạm lỗi, nhiều khả năng sẽ dẫn đến tình trạng chuyên quyền hoặc vô chính phủ. Các nhà lập quốc muốn tránh những tình trạng cực đoan trên và tạo dựng một chính phủ cân bằng dựa trên nguyên tắc hiến pháp", văn bản đăng tải trên trang web FBI có đoạn.
Giống với FBI, lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ cũng chỉ tuyên thệ trước Hiến pháp. Theo đó, "việc các quan chức, đặc biệt những người ở vị trí cao, thề trung thành với Hiến pháp mà không phải tổng thống hay bất kỳ ai khác, nhằm tránh tình trạng quan chức này thao túng quan chức khác để chiếm quyền kiểm soát quân đội và trở thành những kẻ độc tài".
Vũ Hoàng
Theo VNE
Lộ diện "cánh tay phải" kín tiếng của Tổng thống Trump Sau khi chuyển bức thư sa thải của Tổng thống Donald Trump tới Giám đốc FBI James Comey, vai trò của trợ lý Keith Schiller tại Nhà Trắng đang được truyền thông Mỹ chú ý. Tổng thống Trump và cố vấn thân cận Keith Schiller. (Ảnh: AP) Nhiệm vụ chuyển thư sa thải cho Giám đốc FBI Sau nhiều năm phục vụ tỷ...