Ông Trump có thể thúc đẩy lệnh ngừng bắ.n trước khi đàm phán về xung đột Ukraine
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể sẽ cố gắng mang lại lệnh ngừng bắ.n cho cuộc xung đột Ukraine, trước khi thúc đẩy Moskva và Kiev ngồi vào bàn đàm phán.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. Ảnh: THX/TTXVN
Theo kênh CNN, trong chiến dịch tranh cử, ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump đã tuyên bố rằng ông có thể chấm dứt cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine trong vòng 24 giờ, nếu giành chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng. Đội ngũ của ông Trump đã đưa ra các ý tưởng khác nhau – và đang được ông Mike Waltz, người được tổng thống đắc cử lựa chọn làm Cố vấn an ninh quốc gia – xem xét.
Hai nguồn tin quen thuộc với vấn đề này cho biết các cuộc thảo luận vẫn đang ở giai đoạn đầu. Trong đó, có rất ít người ủng hộ tư cách thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) của Ukraine.
Có một khoảng cách lớn giữa các điều kiện mà các quan chức ở Nga và Ukraine đã vạch ra cho một cuộc đàm phán ngoại giao.
Tuần này, ông Andrey Yermak, Chánh văn phòng của nhà lãnh đạo Ukraine Volodymyr Zelensky, đã nói với tờ báo Thụy Điển Dagens industri rằng việc quay trở lại tình hình trước năm 2022 sẽ là “điểm khởi đầu” cho các cuộc đàm phán. Tuyên bố này dường như đề cập đến yêu cầu trước đó của Kiev về việc kiểm soát hoàn toàn lãnh thổ mà họ tuyên bố chủ quyền, bao gồm cả Crimea, trước khi bất kỳ cuộc đàm phán nào có thể diễn ra.
Video đang HOT
Trước khi Kiev tiến hành cuộc tấ.n côn.g vào vùng Kursk của Nga hồi tháng 8, Tổng thống Nga Vladimir Putin cam kết sẽ ra lệnh ngừng bắ.n ngay khi Ukraine từ bỏ tham vọng gia nhập NATO và rút quân khỏi các vùng đã sáp nhập Nga.
Đề xuất này đã bị rút lại và theo Moskva, không có cuộc đàm phán nào có thể diễn ra nếu binh sĩ Ukraine vẫn hiện diện tại vùng Kursk. Kiev muốn giữ lại vùng lãnh thổ đã bị kiểm soát làm “quân bài” mặc cả.
Một số đồng minh của ông Trump đã vạch ra cách thức mà họ tin rằng có thể giải quyết cuộc xung đột. Tướng đã về hưu Keith Kellogg, người vừa được ông Trump chọn làm đặc phái viên về vấn đề Ukraine, ủng hộ “đóng băng” cuộc xung đột và đình chỉ nỗ lực của Kiev để trở thành thành viên NATO. Ông Richard Grenell, cựu đại sứ của ông Trump tại Đức, cũng được cân nhắc làm cố vấn an ninh quốc gia, đã thúc giục tạo ra “vùng tự trị” như một phần của giải pháp giải quyết xung đột Ukraine.
Trong những tháng gần đây, lực lượng Nga đã nhanh chóng giành được ưu thế trên tiề.n tuyến. Một số quan chức quân sự Ukraine đã cảnh báo rằng lực lượng Kiev đang trên bờ vực sụp đổ.
Tổng thống Ukraine đang thay đổi hướng đi trong cuộc chiến với Nga?
Tổng thống Volodymyr Zelensky đang thay đổi cách tiếp cận đối với cuộc chiến Ukraine, chuyển từ lập trường cứng rắn sang cân nhắc giải pháp ngoại giao.
Sự thay đổi này được thúc đẩy bởi áp lực trong nước, tình hình chiến trường và tác động từ chính trị quốc tế, đặc biệt là việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump chuẩn bị trở lại Nhà Trắng.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong cuộc họp báo tại Kiev. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Theo tờ Telegraph của Anh, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đang trải qua một sự điều chỉnh quan trọng trong cách tiếp cận liên quan đến cuộc chiến đang diễn ra với Nga. Trước bối cảnh Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump chuẩn bị trở lại Nhà Trắng, ông Zelensky dường như đã giảm bớt giọng điệu về "chiến thắng" và bắt đầu xem xét các lựa chọn ngoại giao. Điều này đán.h dấu một sự thay đổi đáng kể so với những tuyên bố trước đây của ông Zelensky, khi mà nhà lãnh đạo Ukraine luôn khẳng định quyết tâm đán.h bại Nga trên chiến trường.
Sự thay đổi trong thông điệp
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với kênh Fox News, Tổng thống Zelensky thừa nhận rằng việc "giành lại quyền kiểm soát" Crimea, vùng lãnh thổ mà Nga sáp nhập vào năm 2014, không thể thực hiện bằng vũ lực. Ông nói: "Chúng tôi không thể để hàng chục nghìn người dân phải chế.t vì giành lại Crimea. Chúng tôi hiểu rằng Crimea có thể được trả lại bằng ngoại giao".
Đây là một tuyên bố đầy bất ngờ, phản ánh sự thay đổi trong chiến lược của ông. Trước đây, ông Zelensky đã từng tuyên bố mạnh mẽ rằng Ukraine sẽ không từ bỏ bất kỳ phần lãnh thổ nào. Trong bài phát biểu trước Đại hội đồng Liên hợp quốc vào tháng 9 năm nay, ông nhấn mạnh rằng "cuộc chiến không thể dễ dàng biến mất" và rằng cuộc xung đột này không thể được xoa dịu bằng các cuộc đàm phán. Tuy nhiên, sự xuất hiện sắp tới của ông Trump tại Nhà Trắng đã khiến ông Zelensky phải điều chỉnh lại quan điểm của mình.
Áp lực từ cả trong và ngoài nước
Theo John Foreman, cựu Tùy viên Quốc phòng Anh tại Kiev và Moskva, Tổng thống Zelensky đang thích nghi với thực tế mới khi ông Trump chuẩn bị nắm quyền. Ông Foreman cho biết: "Tình hình Ukraine đang bấp bênh. Đây là một sự xuất hiện mới của chủ nghĩa hiện thực sau chiến thắng của ông Trump".
Sự thay đổi này cũng phản ánh nguyện vọng của đa số người dân Ukraine, khi một cuộc thăm dò của tờ The Economist cho thấy 52% số người được hỏi muốn đàm phán để chấm dứt giao tranh, tăng so với 27% so với năm ngoái. Moskva hiện kiểm soát phần lớn vùng Donbass ở miền Đông Ukraine và nhiều vùng lãnh thổ khác như Kherson và Zaporizhzhia. Điều này đồng nghĩa với việc khoảng 20% biên giới năm 1991 của Ukraine đã nằm dưới sự kiểm soát của Nga. Trước tình hình này, Tổng thống Zelensky có thể cảm thấy áp lực phải tìm kiếm một giải pháp hòa bình hơn là tiếp tục cuộc chiến tốn kém.
Cùng với đó, cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đã tạo ra một bước ngoặt lớn trong chính sách đối ngoại của Ukraine. Ông Trump đã công khai bày tỏ mong muốn kết thúc nhanh chóng cuộc chiến ở Ukraine, điều này có thể khiến Tổng thống Zelensky phải xem xét lại các mục tiêu của mình trước những thay đổi trong môi trường chính trị quốc tế.
Sự suy giảm hỗ trợ từ đồng minh mạnh nhất trong cuộc chiến với Nga có thể khiến Tổng thống Zelensky phải điều chỉnh lại các kế hoạch của mình.
Tóm lại, sự chuyển biến trong quan điểm của Tổng thống Zelensky về cuộc chiến ở Ukraine không chỉ phản ánh tình hình nội bộ mà còn là kết quả của những thay đổi lớn trong chính trị quốc tế. Với áp lực từ phía người dân và sự thay đổi trong chính quyền Mỹ, ông đã bắt đầu xem xét các lựa chọn ngoại giao như một phương thức để đạt được hòa bình.
Cựu quan chức NATO dự đoán cách ông Trump giải quyết xung đột Ukraine Ông James Stavridis - cựu Tư lệnh tối cao lực lượng đồng minh của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tại châu Âu - cho rằng Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể buộc Kiev từ bỏ yêu sách đối với các vùng lãnh thổ mà Nga đã kiểm soát ở Ukraine. Ông Donald Trump phát biểu tại...