Ông Trump có kế hoạch mở rộng lãnh thổ nước Mỹ?
Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump liên tiếp có các tuyên bố liên quan việc mở rộng lãnh thổ như mua Greenland, “đòi lại” kênh đào Panama và biến Canada trở thành một tiểu bang.
Tờ New York Post ngày 24.12 dẫn các nguồn tin thân cận với Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump cho biết ông “nghiêm túc 100%” về việc muốn sáp nhập Greenland và kênh đào Panama vào lãnh thổ Mỹ. Trước khi nhậm chức nhiệm kỳ 2, ông liên tiếp đề cập việc mở rộng lãnh thổ, trong khi giới phân tích cho rằng có thể có những dự định ông sẽ thực sự tìm cách triển khai.
Ông Trump có kế hoạch mở rộng lãnh thổ nước Mỹ
Nhiều mục tiêu
Khi thông báo đề cử cựu Đại sứ Mỹ tại Thụy Điển Ken Howery làm đại sứ tại Đan Mạch hôm 22.12, ông Trump nhắc lại ý định từng đưa ra vào năm 2019 về việc mua lại Greenland, hòn đảo là lãnh thổ tự trị của Đan Mạch nằm sát phía đông Canada và Mỹ.
“Vì an ninh quốc gia và tự do trên thế giới, Mỹ thấy rằng việc sở hữu và kiểm soát Greenland là điều tuyệt đối cần thiết”, ông Trump viết trên mạng xã hội. Thông tin khiến lãnh đạo chính quyền Greenland Mute Egede nhanh chóng phản ứng. “Greenland là của chúng ta. Chúng ta không phải để bán và sẽ không bao giờ như vậy”, ông phát biểu. Văn phòng Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen cũng khẳng định quan điểm của ông Egede.
Ông Trump phát biểu tại một sự kiện ở Arizona hôm 22.12. ẢNH: AFP
Trước đó, ngày 21.12, ông Trump cáo buộc Panama thu phí cao một cách bất công đối với tàu thuyền Mỹ và đe dọa lặp lại quyền kiểm soát đối với kênh đào Panama, theo Reuters.
“Chúng ta đang bị bóc lột tại kênh đào Panama như tại những nơi khác. Nó được trao cho Panama kèm điều kiện. Nếu các nguyên tắc, cả đạo đức lẫn pháp lý, của cử chỉ cao thượng này không được tuân theo, chúng ta sẽ đòi lại kênh đào Panama hoàn toàn, nhanh chóng và không thắc mắc gì”, ông Trump phát biểu.
Tổng thống Panama Jose Raul Mulino sau đó nói rằng nền độc lập của đất nước là không thể đàm phán và không nước nào có thể ảnh hưởng đến việc quản lý kênh đào. Theo tờ Politico, Mỹ giúp Panama giành độc lập từ Colombia vào đầu thế kỷ 20 để xây dựng kênh đào Panama nối Thái Bình Dương với Đại Tây Dương. Mỹ thỏa thuận trao lại quyền kiểm soát kênh đào cho Panama vào năm 1999, nhưng giữ quyền can thiệp quân sự để đảm bảo tính trung lập của con kênh.
Sân bay Nuuk ở Greenland. ẢNH: REUTERS
Ngoài ra, ông Trump còn gợi ý Canada nên trở thành tiểu bang thứ 51 của Mỹ và Thủ tướng Justin Trudeau làm thống đốc, trong cuộc gặp giữa 2 người vào tối 29.11 ở Florida (Mỹ). Lãnh đạo đảng Xanh Canada Elizabeth May sau đó cho rằng “trò đùa” của ông Trump “không hề buồn cười”.
Ý định thực sự
Theo tờ The Sun, các phát biểu trên của ông Trump là vô cùng hiếm hoi khi đề cập việc thúc đẩy một quốc gia có chủ quyền trao lại lãnh thổ, đồng thời thể hiện sự thay đổi trong chính sách ngoại giao sắp tới của Mỹ. Đài CNN nhận định những phát biểu của ông đôi khi là lời mở màn cho những nỗ lực đàm phán. Trong khi đó, một cố vấn ẩn danh của ông Trump cho biết “thương mại là mối quan tâm hàng đầu của ông ấy”, nên việc gây áp lực khiến Panama giảm phí có thể bù lại giá dự kiến tăng tại Mỹ đối với những hàng hóa nhập khẩu mà ông Trump muốn tăng thuế.
Ông Trump nói Mỹ có thể đòi lại kênh đào Panama
Về vấn đề Greenland, Đài Fox News cho rằng có nhiều khả năng Mỹ sẽ tham gia thương vụ mua đất khổng lồ trong vòng 4 năm tới. Một cựu quan chức từng làm việc dưới nhiệm kỳ đầu của ông Trump nhận định điều này không có gì quá mức vì Mỹ từng mua Alaska từ Nga vào năm 1867 với giá 7,2 triệu USD. “Mọi người cứ cho rằng đó là điều điên rồ, và rồi nó không hề như thế”, vị quan chức phát biểu, đề cập việc mua Alaska từng bị chỉ trích, trước khi hiểu rõ về giá trị chiến lược và tài nguyên.
Trong khi đó, về vấn đề Canada, tờ New York Post dẫn các nguồn tin cho biết ông Trump chỉ có ý trách về thâm hụt thương mại khi nói rằng nước này nên trở thành tiểu bang thứ 51 của Mỹ.
Mỹ sẽ rút khỏi WHO?
Reuters ngày 24.12 đưa tin các thành viên trong nhóm tiếp nhận quyền lực của ông Trump đang chuẩn bị kế hoạch để Mỹ rút khỏi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vào ngày 20.1.2025. “Tôi có thông tin đáng tin cậy rằng ông ấy có kế hoạch rút khỏi WHO, có thể là vào ngày đầu tiên hoặc ngay trong giai đoạn đầu nhiệm kỳ”, theo ông Lawrence Gostin, giáo sư về y tế toàn cầu tại Trường Luật Georgetown (Mỹ).
Theo Reuters, kịch bản trên phù hợp với lời chỉ trích lâu nay của ông Trump đối với cơ quan y tế thuộc LHQ và sẽ đánh dấu sự thay đổi mạnh mẽ trong chính sách y tế toàn cầu của Mỹ. Phía ông Trump chưa lập tức bình luận về thông tin trên.
Ông Trump muốn Mỹ mua Greenland, lãnh đạo đảo nói 'không bao giờ bán'
Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump lại đề cập chuyện sở hữu Greenland khiến lãnh đạo hòn đảo ra tuyên bố đáp trả.
"Greenland là của chúng ta. Chúng ta không phải để bán và sẽ không bao giờ như vậy. Chúng ta không được phép thất bại trong cuộc đấu tranh trường kỳ vì tự do", lãnh đạo chính quyền Greenland Mute Egede viết trong một tuyên bố gửi đến đài DR của Đan Mạch.
Lời tuyên bố trên được cho là nhằm đáp trả những bình luận mới nhất của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump liên quan việc sở hữu hòn đảo băng giá thuộc sở hữu của Đan Mạch nhưng nằm sát phía đông Canada và Mỹ.
Cảng biển tại Nuuk, thủ phủ Greenland. ẢNH: REUTERS
Theo Reuters, ông Trump hôm cuối tuần thông báo đề cử cựu đại sứ Mỹ tại Thụy Điển Ken Howery làm đại sứ Đan Mạch và có bình luận về Greenland.
"Vì mục đích an ninh quốc gia và tự do trên thế giới, Mỹ thấy rằng việc sở hữu và kiểm soát Greenland là điều tuyệt đối cần thiết", ông Trump viết trên mạng xã hội.
Ông Egede phản bác ý tưởng của Mỹ nhưng nhấn mạnh sẵn sàng hợp tác với các đối tác quốc tế gồm Mỹ.
Văn phòng Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen cũng gửi thông báo đến DR nói rằng không có bình luận nào thêm ngoài những điều ông Egede đã nhắc đến, đó là Greenland không phải để bán nhưng sẵn sàng hợp tác, theo Tân Hoa xã.
Nghị sĩ đảng Bảo thủ đối lập Rasmus Jarlov cho rằng chính phủ Đan Mạch phải khẳng định rõ ràng việc kiểm soát hòn đảo không phải là điều có thể bàn bạc hay đàm phán. Ông Jarlov, lãnh đạo ủy ban quốc phòng tại quốc hội Đan Mạch, cũng đề nghị cấm và có phản ứng đối với các hoạt động của nước ngoài nhằm kiểm soát lãnh thổ Đan Mạch.
Ông Trump nói Mỹ có thể đòi lại kênh đào Panama
Năm 2009, Greenland có được quyền tự trị lớn hơn nhưng vẫn phụ thuộc vào Đan Mạch về nhiều mặt như quốc phòng, đối ngoại. Greenland có diện tích hơn 2,1 triệu km 2 nhưng chỉ có khoảng 56.000 dân, hầu hết sống ở vùng ven biển tây nam, hoạt động kinh tế chủ yếu là nghề biển dù giàu tài nguyên khoáng sản và dầu khí. Mỹ hiện duy trì một căn cứ quân sự trên đảo.
Năm 2019, ông Trump từng ngỏ ý mua Greenland nhưng ngay lập tức bị chính phủ Đan Mạch từ chối thẳng thừng.
Gần đây, ông cũng có những bình luận liên quan ý tưởng sáp nhập Canada làm một tiểu bang của Mỹ hay "đòi lại" quyền kiểm soát kênh đào Panama vì thu phí tàu thuyền quá cao.
Con trai ông Trump đăng ảnh cha mình mua 'đất' trên Amazon Theo hãng tin Canadian Press, con trai Tổng thống đắc cử Mỹ đã chia sẻ bài đăng trên mạng xã hội X về một hình ảnh mô tả ông Donald Trump mua "đất" trên gian hàng điện tử Amazon. Hình ảnh ông Eric Trump đã đăng trên mạng xã hội X. Nguồn: Ảnh chụp màn hình X Theo đó, trong bài viết của...