Ông Trump chỉ thẳng mặt, đuổi phóng viên CNN ra ngoài
Trong buổi họp báo tại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chỉ thẳng mặt và đuổi một phóng viên của hãng thông tấn CNN ra khỏi khán phòng sau khi người này hỏi về bình luận khiếm nhã mà ông bị cáo buộc đã đưa ra về các nước châu Phi trước đó.
Tổng thống Mỹ Trump tiếp Tổng thống Kazakhstan Nursultan Nazarbayev tại Nhà Trắng ngày 16/1 (Ảnh: Getty)
Theo Dailymail, sự việc xảy ra khi Tổng thống Trump đang gặp gỡ Tổng thống Kazakhstan Nursultan Nazarbayev vào ngày 16/1 tại Nhà Trắng. Phóng viên hãng tin CNN Jim Acosta đã nhắc tới bình luận gây tranh cãi của Tổng thống Trump trước đó và bị ông Trump đuổi ra ngoài.
Trong đoạn video được đăng tải, khi một nữ trợ lý báo chí thông báo cuộc họp báo đã kết thúc, phóng viên Acosta đã gặng hỏi: “Thưa Tổng thống, có phải ý ngài là muốn Mỹ nhận thêm nhiều người (nhập cư) từ Na Uy không”? Ông Trump trả lời: “Tôi muốn người (nhập cư) từ tất cả mọi nơi”.
Sau khi nghe câu trả lời của ông Trump, phóng viên tiếp tục hỏi: “Ngài chỉ muốn những người da trắng, đúng không ngài? Hay ngài muốn những người đến từ những phần khác của thế giới, như người da màu?”. Ngay sau đó, ông Trump chỉ thẳng vào mặt phóng viên đến từ CNN và nói: “Ra ngoài”.
Ông Acosta sau đó đã lên mạng xã hội Twitter chỉ trích hành động của Tổng thống Trump và cho rằng trong những năm tháng hành nghề ông chưa từng gặp phải chuyện tương tự. Ông nghĩ rằng những chuyện như thế này sẽ không thể xảy ra ở Nhà Trắng và ở nước Mỹ.
Trong cuộc hợp kín hồi tuần trước về vấn đề nhập cư, nhà lãnh đạo Mỹ được cho rằng đã nói rằng: “Vì sao những người (nhập cư) từ những quốc gia “dơ bẩn” lại tới đây?”. Đối tượng của bình luận này không được nhắc tới, nhưng giới quan sát cho rằng ông Trump đang ám chỉ tới các quốc gia châu Phi.
Chính quyền ông Trump đã bác bỏ cáo buộc và cho rằng người đứng đầu Nhà Trắng đã bị hiểu sai ý. Ngày 12/1, Phái đoàn Liên minh châu Phi tại Washington, Mỹ đã lên tiếng yêu cầu Tổng thống Trump phải đưa ra lời xin lỗi vì phát ngôn đó.
Phóng viên Jim Acosta (Ảnh: Getty)
Phóng viên Acosta, một gương mặt nổi bật của đài CNN, từng chỉ trích đội ngũ của ông Trump có thành kiến với truyền thông. Trước đó, ông nhiều lần phàn nàn về việc Nhà Trắng không cho phép sử dụng máy ảnh trong các cuộc họp báo. Ông cũng từng chỉ trích chính quyền ông Trump thay đổi chính sách về di trú, nói rằng nó đi ngược lại tinh thần của nước Mỹ.
Hồi tháng 8/2017, tại một buổi họp báo ở Nhà Trắng, phóng viên Acosta đã hỏi Tổng thống Trump về phát ngôn chung chung mà ông đưa ra về vụ bạo loạn gây chết người ở bang Virginia. Sau khi bị hỏi qua lại, ông Trump đã chỉ tay vào mặt Acosta và tuyên bố: “Tôi chỉ thích tin thật, không phải tin giả. Các ông là hãng tin giả. Cảm ơn tất cả mọi người”.
Đức Hoàng
Theo Dailymail
Video đang HOT
Theo Dantri
Đàn ông Trung Quốc đổ xô đi "càn quét" kiếm vợ "Tây"
Ngày càng nhiều đàn ông Trung Quốc khiến người khác phải ghen tị vì lấy được những cô vợ người nước ngoài xinh đẹp, nóng bỏng.
Cặp đôi chồng Trung Quốc-vợ Ukraine nổi tiếng, Mei Aisi và vợ Daria Mei
Trong khi mất cân bằng giới tính đang là vấn đề nan giải, nhiều nam giới Trung Quốc đã tự giải quyết bằng cách tìm vợ ở quốc gia khác. Điều này đang dần trở thành xu hướng ở Trung Quốc, với một số trường hợp "lợi cả đôi đường" và một số trường hợp ẩn chứa nhiều vấn đề về pháp lý.
Khi Yuan Shankai, một nghệ sỹ 40 tuổi ở Bắc Kinh, hoàn thành thủ tục ly hôn vào năm 2010, anh quyết định nếu tái hôn, người vợ thứ hai sẽ là người Nga hoặc Đông Âu.
May mắn thay, công việc thường xuyên đưa Yuan đến khu vực này. Qua những chuyến công tác, Yuan đã gặp hơn 30 phụ nữ đến từ nhiều quốc gia như Nga, Ukraine và Ba Lan. Trong khi Yuan gặp một số người một cách tình cờ, anh quen những người còn lại do bạn bè hoặc công ty môi giới hôn nhân giới thiệu.
"Một trong những lý do quan trọng nhất tất nhiên là phụ nữ đến từ các quốc gia này rất đẹp, và họ có vẻ ngoài phù hợp với quan niệm về cái đẹp của tôi", Yuan nói với Thời báo Hoàn cầu.
"Trong những năm gần đây, nhiều bạn bè của tôi cũng đến những quốc gia này để tìm vợ. Vài người đã thành công".
Yuan Shankai, một nghệ sỹ 40 tuổi ở Bắc Kinh, chụp ảnh cùng bạn gái người Ukraine
Theo quan sát của Yuan, hầu hết đàn ông Trung Quốc đến Đông Âu tìm vợ đều là những người giàu có và quen thuộc với văn hoá phương Tây.
Yuan và bạn bè của anh là một ví dụ cho thấy xu hướng ngày càng nhiều nam giới Trung Quốc kết hôn với phụ nữ nước ngoài.
"Da trắng mắt xanh"
Hồi năm 2016, nhóm 8 người đàn ông Trung Quốc giàu có, từ 25 đến 46 tuổi, đã đến Khabarovsk nước Nga để hẹn hò với nhóm phụ nữ địa phương. Sự kiện này được tổ chức bởi một công ty mai mối Nga và 5 người đàn ông đã tìm thấy một nửa của mình, theo Daily Mail.
Người sáng lập công ty mai mối, Elena Suvorova, cho biết hiện có nhiều nam hơn nữ ở Trung Quốc nhưng ở Nga thì ngược lại.
Rất nhiều đàn ông Trung Quốc thích phụ nữ Nga vì "da trắng và mắt xanh", theo Elena. Trong khi đó, phụ nữ Nga thích đàn ông Trung Quốc vì những tính cách như tôn trọng phụ nữ và muốn có mối quan hệ nghiêm túc.
Suvorova giải thích: "Với họ, phụ nữ Nga như món quà. Họ muốn lấy vợ và sẵn sàng cho một mối quan hệ nghiêm túc.
"Tất cả những cô gái chúng tôi mời đến đều dưới 35 tuổi. Ban đầu, những người đàn ông này muốn gặp những cô gái da trắng và mắt xanh.
"Nhưng năm ngoái, thật buồn cười là cuối cùng họ lại chọn những cô gái mắt nâu và tóc hung đỏ".
Cuộc hẹn hò nhóm giữa những người đàn ông Trung Quốc và phụ nữ bản địa ở Khabarovsk nước Nga
Không chỉ Nga, đàn ông Trung Quốc còn nổi tiếng vì lấy được những người vợ Ukraine xinh đẹp. Năm ngoái, Mei Aisi, lúc đó 35 tuổi, trở nên nổi tiếng nhờ ảnh chụp cùng vợ Daria Mei, 23 tuổi. Điều đặc biệt là Daria rất xinh đẹp, nóng bỏng và là người Ukraine.
Aisi đi du học ở Ukraine và quen Daria trong một lần chơi bóng bàn. Câu chuyện của Aisi lan tỏa rộng khắp Trung Quốc đến mức rất nhiều người hỏi anh bí quyết lấy vợ Ukraine.
Daria rất xinh đẹp, nóng bỏng, khiến nhiều người phải ghen tị
Điều này giúp Aisi có ý tưởng thành lập câu lạc bộ hẹn hò tên Ulove, kết nối những người đàn ông Trung Quốc thành công với phụ nữ Ukraine hấp dẫn, theo Shanghaiist.
Ulove tổ chức nhiều sự kiện mai mối hằng năm, nơi hàng chục phụ nữ Ukraine được giới thiệu với nhóm nhỏ đàn ông Trung Quốc đang tìm vợ. Các sự kiện bắt đầu với việc từng cô gái bước xuống cầu thang trong khi nam giới đứng đợi phía dưới.
CLB cũng tổ chức các lớp học ngôn ngữ và văn hóa để giúp phụ nữ Ukraine sẵn sàng cho cuộc sống ở Trung Quốc. Trong những lớp này, các cô gái được dạy cách đếm đến 10 bằng tiếng Trung Quốc, địa chỉ của các trung tâm mua sắm tốt nhất...
Một chàng trai Trung Quốc khác tên Gao Tianyu cũng "gây sốt" năm 2016 khi tổ chức lễ hành hôn truyền thống với một cô dâu tóc vàng Ukraine. Gao, 28 tuổi, quen vợ Alina, 22 tuổi, khi đang làm việc tại Ukraine. Sau đó, cặp đôi quyết định về Trung Quốc làm đám cưới và ổn định cuộc sống tại đây.
Gao Tianyu lấy vợ người Ukraine hồi năm 2016
Không gì là hoàn hảo
Theo Thời báo Hoàn cầu, mặc dù xu hướng nhiều đàn ông Trung Quốc lấy vợ phương Tây cho thấy một thay đổi đáng kể, nó vẫn chưa phải là xu hướng phổ biến,. Nghệ sĩ Yuan Shankai đã nói chuyện với một số công ty hẹn hò ở nước ngoài, và họ nói rằng chỉ phần nhỏ phụ nữ trong danh sách có ý định kết hôn với đàn ông Trung Quốc.
Yuan cho biết nhiều bạn bè của ông kết hôn với phụ nữ Đông Âu cũng gặp phải sự khác biệt về văn hoá và lối sống, ví dụ như đồ ăn và cách sử dụng thời gian rảnh rỗi. Và điều này có thể là thách thức đối với nhiều người.
"Mọi người nên suy nghĩ xem mình có hiểu văn hoá của nước khác hay không, và họ có thể thỏa hiệp với nhau trước khi bước vào mối quan hệ đa văn hóa hay không", Yuan nói. "Bạn không chỉ kết hôn với người đó, bạn cũng kết hôn với văn hoá của họ".
Bên cạnh phụ nữ Đông Âu, đàn ông Trung Quốc được tin là từng kéo sang những nước láng giềng như Philippines, Myanmar để tìm vợ. Nhưng gần đây nhất, châu Phi nổi lên như một điểm sáng đối với những người đàn ông Trung Quốc muốn ổn định.
Một chàng trai đến từ Phúc Kiến, Trung Quốc lấy vợ người Congo
Hầu hết đàn ông Trung Quốc lấy vợ châu Phi đều đang làm việc tại châu lục này, theo những ví dụ tờ Atlantic đưa ra trong một bài báo của họ. Atlantic đăng ảnh chụp nhiều cặp đôi Trung Quốc-châu Phi và kể lại câu chuyện của những cặp đôi này.
Ví dụ, một chàng trai đến từ Phúc Kiến, Trung Quốc lấy vợ người Congo và cùng mở nhà hàng để kiếm sống. Người phụ nữ Congo thậm chí còn có thể nói tiếng Trung Quốc.
Ví dụ khác là một công nhân đến từ Sơn Đông, Trung Quốc, lấy vợ ở Nairobi và có một con gái. Tuy nhiên, người vợ châu Phi đã qua đời vì bệnh tật khi con gái mới 2 tuổi. Người chồng nuôi con từ đó đến nay và trồng rau ở vùng nông thôn để kiếm sống.
Bên cạnh những cặp đôi chồng Trung Quốc vợ châu Phi được nhiều người ngưỡng mộ, mối quan hệ này cũng ẩn chứa nhiều vấn đề về nhập cư.
Theo báo QZ, rất nhiều nhà thầu, nhà đầu tư, doanh nhân Trung Quốc đổ xô đến Uganda - một quốc gia Đông Phi - trong thập kỷ qua. Trung Quốc là nhà đầu tư hàng đầu của quốc gia này, chiếm tới một nửa tổng đầu tư nước ngoài trong giai đoạn 2014 và 2015, theo Cơ quan Đầu tư Uganda.
Nhưng các quan chức nhập cư Uganda lo ngại có nhiều đàn ông Trung Quốc muốn kết hôn với phụ nữ Uganda chỉ vì muốn định cư và tiếp tục công việc của họ tại đây. Số cặp đôi Trung Quốc-Uganda đang gia tăng nhưng rất nhiều trong số đó là kết hôn giả, các quan chức cho biết.
Theo Danviet
Nhà Trắng đề xuất các nguyên tắc cứng rắn "làm khó" người nhập cư vào Mỹ Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chuyển tới quốc hội danh sách các điều kiện cứng rắn về chính sách nhập cư. Đây là yêu cầu của Nhà Trắng nhằm thương lượng đổi lấy dự luật mới bảo vệ người nhập cư trẻ tuổi không có giấy tờ hợp lệ. Tổng thống Mỹ Donald Trump. (Ảnh: Reuters) Washing Post trích...