Ông Trump chỉ ra “sai sót” của dự luật trừng phạt Nga
Tổng thống Donald Trump ngày 2/8 đã ký thông qua dự luật trừng phạt mới nhằm vào Nga, song chính ông cũng chỉ trích dự luật này có những sai sót đáng kể, thậm chí có điều khoản vi hiến.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: Getty)
“Hôm nay, tôi đã ký thông qua dự luật H.R 3364. Đây là luật “Chống lại các đối thủ của Mỹ thông qua lệnh trừng phạt”. Mặc dù tôi ủng hộ các biện pháp cứng rắn nhằm trừng phạt và ngăn chặn các hành vi gây hấn cũng như gây bất ổn của Iran, Triều Tiên và Nga, nhưng luật này vẫn có những sai sót đáng kể”, Tổng thống Trump cho biết trong một thông báo do Nhà Trắng phát đi ngày 2/8.
Tổng thống Trump cho rằng trong lúc vội vàng thông qua dự luật này, Quốc hội đã để lọt “nhiều điều khoản vi hiến rõ ràng”. Theo nhà lãnh đạo Mỹ, vấn đề lớn nhất của dự luật này là đã vượt quá thẩm quyền của nhánh hành pháp trong việc thương lượng, khiến Mỹ gặp khó khăn hơn trong việc giành được những thỏa thuận có lợi, đồng thời đẩy Nga, Trung Quốc và Triều Tiên xích lại gần nhau hơn.
“Mặc dù vẫn tồn tại nhiều vấn đề, nhưng tôi vẫn ký dự luật vì sự đoàn kết của quốc gia. Dự luật này thể hiện mong muốn của người Mỹ, rằng muốn thấy Nga có những bước đi để cải thiện quan hệ với Mỹ. Chúng tôi hy vọng rằng hai nước sẽ vẫn hợp tác trong các vấn đề toàn cầu quan trọng để những biện pháp trừng phạt này không còn cần thiết nữa”, ông Trump cho biết thêm.
Theo RT, Tổng thống Trump có rất ít lựa chọn ngoài việc ký thông qua dự luật trừng phạt Nga khi cả Thượng viện và Hạ viện đều bỏ phiếu thông qua với tỷ lệ ủng hộ áp đảo. Ngoài ra, giới quan sát cho rằng nếu không thông qua dự luật này, uy tín của ông Trump sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, nhất là khi các cuộc điều tra nghi vấn mối liên hệ giữa đội ngũ tranh cử của ông với Nga đang diễn ra.
Video đang HOT
Tổng thống Trump ký thông qua dự luật không lâu sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin công bố các biện pháp trả đũa ngoại giao Mỹ. Luật này cũng hạn chế sự can thiệp của Tổng thống Trump trong việc trừng phạt Nga. Theo đó, nếu muốn xóa bỏ hoặc nới lỏng trừng phạt Nga, ông Trump phải nhận được sự chấp thuận của quốc hội.
Thành Đạt
Theo RT
Dự luật trừng phạt Mỹ cuối cùng lại tặng Putin một bàn thắng
Dự luật trừng phạt Mỹ được thiết kế để làm tổn hại Nga nhưng cuối cùng có thể gây ra những hậu quả khôn lường cho Mỹ.
Tổng thống Nga Putin.
Một điều ngạc nhiên là quyết định xử phạt của Nga đối với các nhà ngoại giao cũng như các cơ sở sứ quán Mỹ đã không được đưa ra sớm hơn, theo nguyên tắc phản ứng đối xứng. Thực tế, khi chính quyền Obama trục xuất 35 nhà ngoại giao Nga và đóng cửa 2 cơ sở sứ quán Nga vào tháng 12 năm ngoái với cáo buộc Điện Kremlin can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016, Ngoại trưởng Lavrov đã xuất hiện trên truyền hình một ngày sau đó và đưa ra danh sách 35 nhà ngoại giao Mỹ mà ông đề nghị Tổng thống Putin trục xuất để đáp trả.
Tuy nhiên, thời điểm đó, ông chủ Điện Kremlin khiến thế giới ngạc nhiên với tuyên bố: "Dù chúng tôi có quyền trả đũa, nhưng chúng tôi sẽ không hạ mình để đáp lại lối ngoại giao "nhà bếp" vô trách nhiệm này. Chúng tôi sẽ có những động thái nhằm nối lại quan hệ Nga - Mỹ dựa trên chính sách mà chính quyền mới của Tổng thống đắc cử Donald Trump áp dụng", Tổng thống Putin nhấn mạnh.
Rõ ràng Điện Kremlin tin rằng, một khi ông Trump lên nắm quyền, các lệnh trừng phạt Mỹ áp đặt chống lại Nga sẽ được dỡ bỏ và quan hệ 2 nước sẽ được cải thiện, vậy nên lúc đó Moscow đã lựa chọn khoan dung.
Nhưng 7 tháng sau đó, kể cả sau khi ông Trump và ông Putin có cuộc họp song phương kéo dài bên lề Hội nghị G20 ở Hamburg, Đức dấy lên triển vọng quan hệ Nga-Mỹ sẽ được cải thiện thì lưỡng viện Quốc hội Mỹ lại phê chuẩn dự luật tăng cường thêm các biện pháp trừng phạt chống lại Nga. Động thái này khiến Tổng thống Putin giận dữ thật sự và kết quả là Mỹ sẽ phải giảm 60% nhân viên ngoại giao ở Nga, tuân thủ đúng lệnh trừng phạt mà Điện Kremlin đưa ra.
Viễn cảnh cải thiện quan hệ Nga Mỹ hiện nay trở nên đen tối, thậm chí còn hơn hồi tháng 12 năm ngoái.
Theo nhà phân tích của National Interest, Angela Sten, sự suy thoái trong quan hệ Nga-Mỹ bắt nguồn từ nội bộ cả 2 nước.
Cuộc điều tra về các mối quan hệ giữa gia đình Tổng thống Trump và các cố vấn thân cận của ông chủ Nhà Trắng với Nga - cộng thêm cáo buộc Điện Kremlin can thiệp bầu cử Mỹ - khiến Nga trở thành chủ đề khó chịu ở Washington, DC.
Trong một liên minh bất thường giữa các nghị sĩ Dân chủ và Cộng hòa Mỹ, Hạ viện nước này đã thông qua một dự luật mở rộng các biện pháp trừng phạt hiện hành được áp đặt dưới thời Obama đối với Nga. Động thái này nhằm ngăn chặn khả năng ông Trump đơn phương dỡ bỏ các lệnh trừng phạt Nga.
Trong khi đó, các yếu tố trong nước cũng ảnh hưởng đến phản ứng của Nga. Theo ông Angela Stent, chủ nghĩa dân tộc ở Nga đã trở thành với thế lực mạnh mẽ. Tổng thống Putin sắp đối mặt với một cuộc tái bầu cử vào tháng 3 năm sau. Do đó, khi viễn cảnh cải thiện quan hệ Nga-Mỹ bốc hơi, Tổng thống Putin có thể cảm thấy cần phải chứng minh rằng, Moscow không thể tiếp tục phản ứng thụ động trước những động thái lấn lướt, xúc phạm từ Mỹ thêm nữa.
Ông Angela Stent cho rằng, dự luật trừng phạt Nga của Mỹ được thiết kế để làm tổn hại Nga, nhưng cũng có thể mang đến những hậu quả khôn lường cho Mỹ. Cụ thể, dự luật này không chỉ trừng phạt các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức Nga, mà còn ảnh hưởng đến các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức Mỹ và châu Âu vì những hạn chế trong lĩnh vực năng lượng có sự tham gia của các công ty Nga.
Dự luật này sẽ ngăn chặn việc xây dựng đường ống dẫn khí đốt Nord Stream Two để xuất khẩu khí đốt Nga dưới biển Baltic tới châu Âu.
Đức và nhiều nước châu Âu xem đường ống này là cách hiệu quả để đảm bảo nhu cầu khí đốt tương lai.
Theo đó, ông Jean-Claude Juncker, Chủ tịch Uỷ ban châu Âu đã cảnh báo rằng, dự luật trừng phạt của Mỹ "có thể ảnh hưởng tới các lợi ích an ninh năng lượng của Liên minh châu Âu (EU)".
Một số quan chức EU còn cảnh báo Mỹ rằng, EU có thể xem xét xử phạt Mỹ nếu Washington quyết tâm phê chuẩn dự luật. Dĩ nhiên, đây là tin tốt cho Điện Kremlin.
Các động thái mới nhất của Điện Kremlin có thể chỉ là khởi đầu cho một loạt các biện pháp trừng phạt mới mà Nga và Mỹ sẽ đưa ra. Hai cường quốc này vẫn có thể phối hợp tại Syria nhưng đây có thể sẽ là một trong số ít các lĩnh vực 2 bên còn hợp tác.
Tóm lại, theo ông Angela Stent, quan hệ Nga-Mỹ có thể sẽ tiếp tục xấu đi trước khi bắt đầu được cải thiện. Trong khi đó, với tình trạng bất ổn hiện này ở Washington thì viễn cảnh cải thiện quan hệ Nga-Mỹ sẽ còn rất xa. .
Theo Danviet
Nếu Trump ký dự luật trừng phạt Nga, Putin có ra đòn quân sự? Điện Kremlin không loại trừ hành động quân sự để đáp trả Mỹ nếu Tổng thống Donald Trump cuối cùng đặt bút ký phê chuẩn dự luật trừng phạt mới có thể làm tê liệt nền kinh tế Nga. Nếu Tổng thống Donald Trump đặt bút ký phê chuẩn dự luật trừng phạt mới nhắm vào Nga, đó sẽ là "giọt nước tràn...