Ông Trump cảm ơn chính mình vì dẹp loạn ở Washington và Minneapolis
Tổng thống Trump hôm 2/6 khẳng định “không có vấn đề gì với Washington đêm qua” và tự cảm ơn mình vì trấn áp dẹp loạn biểu tình.
“Washington không có vấn đề gì tối qua. Nhiều vụ bắt giữ xảy ra. Mọi người đã làm tốt công việc của mình. Lực lượng áp đảo. Vượt trội. Tương tự như vậy, Minneapolis vẫn ổn (Cám ơn Tổng thống Trump)”, ông Trump viết trên Twitter.
Thứ 3 (2/6) đánh dấu ngày biểu tình thứ 8 trên khắp nước Mỹ liên quan tới cái chết của George Floyd, người đàn ông da màu bị cảnh sát ở Minneapolis ghì cổ tới nghẹt thở đầu tuần trước.
Các cuộc biểu tình ôn hòa diễn ra tại hơn 75 thành phố. Ở một số nơi, biểu tình biến thành bạo lực, đốt phá, hôi của buộc giới chức nhiều địa phương phải điều động lực lượng an ninh xuống đường để đối phó đám đông quá khích. Lệnh giới nghiêm cũng được áp dụng tại hàng chục thành phố.
Dòng tweet của Tổng thống Trump về tình hình biểu tình ở Mỹ.
Video đang HOT
Trong một bài đăng trên Twitter hôm 2/6, ông Trump chỉ trích Thống đốc New York Andrew Cuomo và anh trai ông, nhà báo CNN Chris Cuomo.
Ông chủ Nhà Trắng khẳng định bạo lực và cướp bóc trên các con phố của New York xảy ra vào tối 1/6 là kết quả của việc ông Cuomo không chấp nhận đề nghị triển khai Vệ binh Quốc gia giúp dẹp loạn.
“Hôm qua là một ngày tồi tệ với anh em nhà Cuomo. New York rơi vào tay những kẻ cướp bóc, côn đồ“, ông Trump viết.
Trong khi đó, Thị trưởng Washington Muriel Bowser và ứng viên Tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden lên án việc Tổng thống Trump để cảnh sát xịt hơi cay và bắn đạn cao su mở đường giúp ông tới nhà thờ.
Vào chiều tối 1/6, cảnh sát chống bạo động và Vệ binh Quốc gia bắn hơi cay và đạn cao su vào người biểu tình bên ngoài Nhà Trắng ở Washington, khi ông Trump có bài phát biểu bên trong Vườn Hồng.
Tại đây, nhà lãnh đạo Mỹ cảnh báo ông sẽ triển khai hàng nghìn binh sĩ và lực lượng thực thi pháp luật được vũ trang đầy đủ để ngăn chặn bạo lực ở thủ đô của nước Mỹ.
“ Các thị trưởng, thống đốc bang phải thiết lập sự hiện diện của lực lượng hành pháp ở mọi nơi cho tới khi bạo lực được dẹp yên. Nếu thành phố hay bang nào từ chối hành động cần thiết để bảo vệ cuộc sống và tài sản của người dân, tôi sẽ triển khai quân đội và mau chóng giải quyết vấn đề cho họ“, ông Trump nhấn mạnh.
Người quay video cảnh sát ghì chết George Floyd lên tiếng
Darnella Frazier, 17 tuổi, cho hay cô nhận được hàng loạt tin nhắn chỉ trích trên Facebook sau khi đăng đoạn video George Floyd bị cảnh sát ghì chết.
Frazier kể rằng nhiều người đã hỏi cô tại sao không làm gì để cứu Floyd thay vì đứng quay đoạn video dài gần 10 phút, trong khi cảnh sát ghì gáy người đàn ông da màu 46 tuổi này xuống đường. Frazier giải thích rằng cô còn quá trẻ và không dám chống lại cảnh sát.
"Tôi không mong những người không ở vào hoàn cảnh của tôi có thể hiểu tại sao tôi làm vậy và cảm giác của tôi khi đó như thế nào", cô nói.
George Floyd bị cảnh sát khống chế trên đường phố Minneapolis hôm 25/5. Ảnh: CBS.
Frazier cho biết cô không muốn có thêm bất kỳ ai khác bị giết hoặc rơi vào hoàn cảnh giống Floyd. Cô cũng rất sợ bị cảnh sát trả thù.
"Nếu không phải vì tôi, 4 cảnh sát kia sẽ không bị sa thải và rất nhiều vấn đề khác sẽ xảy ra. Họ chắc chắn sẽ che đậy sự thật của câu chuyện này. Thay vì chỉ trích tôi, hãy cảm ơn tôi. Bởi nếu đó là một người thân của bạn, bạn chắc chắn cũng muốn biết sự thật", Frazier nói.
Trong đoạn video được NowThis chia sẻ, hôm 26/5 Frazier đã quay lại nơi Floyd bị giết và bật khóc khi nhớ lại cảnh tượng đó. Cô cũng ôm những người biểu tình ở đó.
"Mọi người hỏi tôi cảm thấy thế nào. Tôi không biết phải nói sao, bởi nó thực sự rất kinh khủng. Tôi đã thấy người đàn ông đó ở đây lúc 8h tối qua. Tôi đang đi cùng người anh họ tới cửa hàng thì nhìn thấy ông ấy nằm trên đất. Tôi tự hỏi 'chuyện gì đang xảy ra?'. Thật ám ảnh", Frazier nói trong nước mắt.
Đoạn video mà Frazier chia sẻ hôm 25/5 ghi lại cảnh Derek Chauvin, sĩ quan cảnh sát thành phố Minneapolis, bang Minnesota, ghì Floyd xuống đường suốt gần 9 phút. Khi cận kề cái chết, Floyd kêu lên thảm thiết rằng anh không thể thở được, giống hệt lời cuối cùng của Eric Garner, người thiệt mạng năm 2014 dưới tay cảnh sát New York và trở thành nguồn cơn của phong trào "Mạng người da màu cũng quan trọng" (Black Lives Matter). Floyd sau đó chết tại bệnh viện.
Báo cáo khám nghiệm tử thi cho thấy người đàn ông da màu chết vì "ngừng tim phổi do tác động kết hợp của việc bị nhân viên thực thi pháp luật khống chế và ghì gáy", thêm rằng cái chết là "một vụ giết người". Các vấn đề sức khỏe đáng kể khác của Floyd được liệt kê là "bệnh tim do xơ cứng động mạch và tăng huyết áp, sử dụng thuốc giảm đau fentanyl, sử dụng ma túy đá gần đây".
4 sĩ quan cảnh sát liên quan tới sự việc bị sa thải, Chauvin bị bắt giữ và truy tố tội giết người cấp độ ba. Các cuộc biểu tình phản đối cảnh sát và đòi công lý cho Floyd đã nổ ra ở ít nhất 140 thành phố trên khắp nước Mỹ trong tuần qua, với ước tính 4.400 người bị bắt.
Theo gia đình của Floyd, lễ tưởng niệm anh sẽ được tổ chức vào ngày 8 và 9/6 ở thành phố Houston, bang Texas.
Biểu tình biến thành bạo loạn lan rộng khắp 50 bang của Mỹ Các cuộc biểu tình phản đối cách hành xử của cảnh sát đối với người đàn ông da màu George Floyd đã biến thành bạo loạn lan rộng ra 400 thành phố ở 50 bang nước Mỹ. Hàng trăm thành phố và thị trấn trên khắp nước Mỹ đã chứng kiến dòng người xuống đường tham gia các cuộc biểu tình phản đối...