Ông Trump bị tố ‘đuổi cùng diệt tận’ gã khổng lồ Huawei
Nếu một người lạ gõ cửa nhà bạn, bạn không cần phải mở cửa để họ vào. Nhưng liệu bạn sẽ có quyền cầm súng và bắn họ sao?
Các hạn chế của Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với tập đoàn công nghệ Trung Quốc Huawei tương đương với việc “đuổi cùng giết tận” công ty này hơn là nhằm mục đích an ninh, Chủ tịch Hội đồng doanh nghiệp Trung – Mỹ Craig Allen cho biết ngày 11-6.
“Nếu chúng ta muốn giữ Huawei khỏi hệ thống viễn thông của chúng ta, điều đó rất dễ. Chúng ta chỉ cần cấm họ. Nhưng khi ghi tên Huawei vào danh sách đen và cấm các công ty Mỹ không được giao dịch với họ, việc này gần như nhằm tiêu diệt họ hơn là ý muốn ban đầu” – hãng tin CNBC dẫn lời ông Allen.
Chủ tịch Hội đồng doanh nghiệp Trung – Mỹ Craig Allen. Ảnh: USCBC.
“Nếu một người lạ gõ cửa nhà bạn, bạn không cần phải mở cửa để họ vào. Nhưng liệu bạn sẽ có quyền cầm súng và bắn họ sao?” – ông Allen nói thêm.
Video đang HOT
Thương chiến giữa hai cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới vẫn chưa có dấu hiệu kêt thúc sau khi cả hai đều đánh thuế cao vào hàng hóa trị giá hàng tỉ USD của nhau. Mới đây, Bắc Kinh vừa đe dọa sẽ cắt nguồn cung cấp đất hiếm đến Mỹ và đã dừng nhập khẩu đậu nành từ nước phương Tây này.
“Chúng ta đang phải đối mặt với nhiều thiệt hại ngắn hạn nhưng mức dài hạn thậm chí còn kinh khủng hơn. Trung Quốc sẽ đầu tư vào ngành đậu nành ở Brazil, Argentina và Ukraine? Dĩ nhiên, họ sẽ làm điều đó. Chúng ta phải nghĩ đến mục tiêu ở tầm xa hơn và để đạt đến điểm đó, chúng ta phải giao dịch với Trung Quốc” – ông Allen khẳng định.
Trong hội nghị thượng đỉnh trao đổi vốn do hãng tin CNBC tổ chức, bà Thea Lee, Chủ tịch Viện chính sách kinh tế còn lên án mạnh mẽ việc sử dụng thuế quan của ông Trump để thương thuyết thỏa thuận thương mại.
“Ông Trump sử dụng công cụ thuế quan quá bất cẩn và cũng không truyền gửi một thông điệp rõ ràng đến cộng đồng doanh nghiệp cũng như đối tác thương mại. Ông ấy đang phá hủy những cầu nối với rất nhiều đối tác của chúng ta. Điều này sẽ gây thiệt hại dài lâu khó khắc phục”- bà Lee phát biểu.
“Nếu chính sách thuế quan được sử dụng có chiến lược nhằm giải quyết mối quan hệ thương mại không công bằng, nó phải có những đoạn dừng và đánh ngắn hạn, cùng với giá cả cao nhưng đổi lại phải giải quyết được vấn đề. Thương chiến này giống như trận chiến của cá nhân hơn là đạt được mục tiêu đó” – bà Lee kết luận.
Không những với Trung Quốc, ông Trump cũng đe dọa sử dụng chính sách thuế quan với hàng hóa nhập khẩu của Mexico nếu đất nước này không hành động để ngăn dòng người nhập cư vào Mỹ. Cuối cùng hai nước đã đạt được thỏa thuận về vấn đề nhập cư và xóa tan nỗi lo thuế quan đó.
TRƯỜNG VŨ
Theo PLO
Ông Putin lên tiếng việc Mỹ trừng phạt Huawei
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng các nỗ lực của Mỹ nhằm đẩy tập đoàn công nghệ Trung Quốc Huawei ra khỏi thị trường toàn cầu có thể là dấu hiệu cho thấy một cuộc chiến công nghệ mới sắp diễn ra.
"Hãy xem tình hình xung quanh công ty Huawei, chẳng hạn. Có những nỗ lực không chỉ thách thức mà còn trắng trợn đẩy hãng ra khỏi thị trường toàn cầu", hãng tin RT dẫn lời ông Putin phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế toàn cầu St. Petersburg hôm nay (7/6). "Ở một số phạm vi, nó thậm chí được gọi là cuộc chiến công nghệ đầu tiên của kỷ nguyên kỹ thuật số sắp tới".
Ảnh: Express
Washington từ lâu đã chỉ trích Huawei và một công ty công nghệ khác của Trung Quốc, ZTE, về các mối liên hệ với chính phủ Trung Quốc. Hồi tháng 5, khi cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh leo thang, chính quyền Tổng thống Donald Trump đã đưa Huawei vào danh sách đen, viện lý do lo ngại về an ninh quốc gia.
Tổng thống Putin nói thêm rằng các nỗ lực của một số quốc gia giữ độc quyền một làn sóng công nghệ mới đang cản trở giải quyết vấn đề bất bình đẳng toàn cầu và sẽ dẫn đến sự bất ổn.
Bất chấp việc Huawei liên tục phủ nhận các cáo buộc của Washington, các công ty công nghệ hàng đầu thế giới như Google, Intel và Qualcomm đã bắt đầu cắt đứt quan hệ với công ty Trung Quốc này để tuân thủ lệnh cấm của Washington. Huawei đã đệ trình một kiến nghị lên tòa án Mỹ để lật ngược lệnh cấm đối với các sản phẩm của hãng, lập luận rằng hãng đã bị nhắm đến trong "sự vi phạm quy trình pháp lý".
Các động thái của Mỹ nhằm trừng phạt Huawei được đưa ra trong bối cảnh hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang sa vào một cuộc thương chiến gay gắt, với các đòn thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu của nhau. Sự leo thang mới nhất chứng kiến Wasington nâng thuế lên 25% đối với lượng hàng Trung Quốc trị giá 200 tỷ USD, còn Bắc Kinh đáp trả với mức thuế 25% đánh vào 5.000 sản phẩm Mỹ trị giá 60 tỷ USD.
Thanh Hảo
Theo VietNamnet
Bất ngờ ra giá phải trả cho Đức nhưng Mỹ vẫn không thể "đè bẹp" Huawei vì lý do chính này? Mỹ đang tiếp tục đẩy mạnh chiến dịch toàn cầu kêu gọi cấm sử dụng thiết bị của Huawei cho các mạng lưới 5G mới. CNN đưa tin, mới đây Mỹ đã cảnh báo Đức liên quan tới việc chia sẻ thông tin tình báo với các nước đang sử dụng thiết bị của tập đoàn công nghệ Trung Quốc Huawei để xây...