Ông Trump bị chỉ trích vì phản ứng yếu ớt sau vụ bạo lực ở Virginia
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã vấp phải sự chỉ trích của dư luận vì phản ứng yếu ớt sau vụ bạo lực tại buổi tuần hành lớn của những người theo chủ nghĩa dân tộc da trắng ở thành phố Charlottesville, bang Virginia vào cuối tuần qua. Nhà Trắng đã lên tiếng để bảo vệ nhà lãnh đạo Mỹ.
Một chiếc xe lao vào đám đông trong vụ bạo lực tại Charlottesville, Mỹ ngày 12/8 (Ảnh: AFP)
Bạo lực đã xảy ra tại thành phố Charlottesville, bang Virginia hồi cuối tuần qua giữa những người ủng hộ chủ nghĩa da trắng và những người phản đối phân biệt chủng tộc, làm 3 người thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương. Chính quyền thành phố đã ban hành tình trạng khẩn cấp sau vụ việc.
Tổng thống Donald Trump đã lên tiếng chỉ trích tình trạng bạo lực ở Charlottesville nhưng không nêu đích danh nhóm kỳ thị chủng tộc và các nhóm quá khích khác trong làn sóng bạo lực.
Đáp lại sự chỉ trích của giới truyền thông về một tuyên bố chung chung của Tổng thống Trump khi cho rằng “nhiều bên phải chịu trách nhiệm cho làn sóng bạo lực” ở thành phố Charlottesville, một quan chức của Nhà Trắng đã phản biện rằng tuyên bố của nhà lãnh đạo Mỹ rõ ràng “đã lên án những người theo chủ nghĩa dân tộc da trắng, nhóm KKK hay các nhóm ủng hộ phát xít và cực đoan”.
Theo lời quan chức trên, Tổng thống Trump đã bày tỏ sự lên án mạnh mẽ trong thông báo của ông. Cụ thể, ông đã phản đối tất cả hình thức bạo lực, tẩy chay và thù ghét. Ngoài ra, Tổng thống Trump cũng đã kêu gọi đoàn kết dân tộc và cùng nhau xây dựng đất nước.
Cùng ngày, Cố vấn an ninh nội địa Nhà Trắng Tom Bossert đã tham gia một chương trình truyền hình để đưa ra những tuyên bố theo hướng “bảo vệ” cho Tổng thống Trump. Phát biểu trên kênh Fox News, ông Tom Bossert cho rằng người đứng đầu chính phủ Mỹ đã nhanh chóng đưa ra một tuyên bố lên án các vụ bạo lực và kêu gọi tinh thần đoàn kết của người dân
Video đang HOT
Tuy nhiên, bất chấp nỗ lực của các quan chức Nhà Trắng, làn sóng chỉ trích việc Tổng thống Trump không “chỉ mặt vạch tên” những thành phần gây ra bạo loạn tại thành phố Charlottesville vẫn đang gia tăng.
Nhiều thành viên đảng Cộng hòa, trong đó có các Thượng nghị sỹ như Marco Rubio hay Ted Cruz, đã lên tiếng chỉ trích tuyên bố chung chung của Tổng thống Trump, trong khi Thượng nghị sỹ Lindsay Graham cho rằng Tổng thống cần có hành động mạnh mẽ để ngăn chặn những nhóm nổi loạn ở Virginia.
Ngay cả cựu Giám đốc phụ trách truyền thông Anthony Scaramuccim, người từng bị sa thải sau khi nhậm chức chỉ 11 ngày, cũng bày tỏ thái độ không hài lòng với tuyên bố của Tổng thống Trump. Ông nói: “Tôi sẽ không khuyến cáo Tổng thống đưa ra một phát biểu như vậy. Tôi nghĩ ông ấy cần có ngôn từ mạnh hơn nhằm vào những người thuộc chủ nghĩa dân tộc da trắng”.
Trong khi đó, báo chí Mỹ cũng lấy tuyên bố của Phó Tổng thống Mike Pence, người đang có chuyến công du Nam Mỹ, để so sánh với tuyên bố chung chung của Tổng thống Trump.
Khi được hỏi về các vụ bạo lực ở Charlottesville, Phó Tổng thống Pence đã đưa ra phát biểu cứng rắn khi cho biết ông sẽ “không chấp nhận quan điểm thù hận và các hoạt động bạo lực của những thành viên thuộc chủ nghĩa dân tộc da trắng, KKK hay các tổ chức ủng hộ phát xít”. Ông cũng khẳng định rằng “đây là những nhóm cực đoan nguy hiểm và không được hoan nghênh tại Mỹ”.
Ngọc Anh
Theo BBC
Đụng độ ở Virginia làm chao đảo nước Mỹ
Bạo loạn ở thành phố Charlottesville (Virginia) là dấu hiệu cho thấy, bên dưới cuộc sống thanh bình, thịnh vượng của Mỹ vẫn âm ỉ cuộc xung đột sắc tộc.
Bạo loạn đã nổ ra tại thành phố Charlottesville, Virginia, Mỹ ngày 12/8 sau khi những người theo chủ nghĩa dân tộc da trắng đụng độ với các nhóm chống phân biệt chủng tộc làm 3 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương. Vụ việc đã làm chao đảo nước Mỹ, đặc biệt trong bối cảnh nỗi lo khủng bố vẫn đang hiện hữu.
Những người biểu tình phản đối cuộc tuần hành "Đoàn kết phe cánh hữu" (Unite the Right) mang theo biểu ngữ chống lại tư tưởng coi da trắng là chủng tộc thượng đẳng. (Ảnh: Reuters)
Hội đồng thành phố ngay lập tức quyết định trao quyền cho cảnh sát trưởng tuyên bố lệnh giới nghiêm. Trong khi đó, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) cũng mở cuộc điều tra dân sự nhằm làm rõ vụ việc.
Trong cuộc bỏ phiếu không ràng buộc ngày 13/8, Hội đồng thành phố Charlottesville đã nhất trí trao quyền cho cảnh sát trưởng Al Thomas điều chỉnh và hạn chế sự di chuyển của người dân cùng phương tiện giao thông trên các tuyến đường, ngăn cấm bất cứ hình thức tụ tập đám đông nào tại những địa điểm công cộng.
Thị trưởng thành phố Charlottesville, ông Mike Signer ra tuyên bố nêu rõ, Hội đồng thành phố đưa ra quyết định nêu trên sau khi xem xét kỹ lưỡng tình hình. Điều này thể hiện sự tin tưởng đối với cảnh sát trưởng và năng lực của cơ quan thực thi pháp luật trong thành phố.
Trước đó, ngày 12/8, hàng nghìn người tham gia cuộc tuần hành mang tên "Đoàn kết phe cánh hữu" (Unite the Right) tại công viên Emancipation do những người theo chủ nghĩa dân tộc da trắng cùng các nhóm cánh hữu khác tổ chức, đã xô xát với những người phản đối họ.
Cảnh sát đã phải sử dụng hơi cay để giải tán những người biểu tình và đã bắt giữ một số người sau khi tuyên bố vụ tụ tập ở này là bất hợp pháp.
Vụ việc trở nên nghiêm trọng hơn sau khi một chiếc xe ô tô mầu xám phóng với tốc độ cao lao thẳng vào đám đông những người tuần hành.
Cảnh sát sau đó đã tìm được chiếc xe gây tai nạn và bắt giữ người lái xe với cáo buộc cố ý giết người.
Phát biểu tại một cuộc họp báo, Thống đốc bang Virginia Terry McAuliffe đã kêu gọi mọi người dừng các hành vi bạo lực và trở về nhà. Chính quyền thành phố cũng ban bố tình trạng khẩn cấp trong lúc cảnh sát tìm cách giải tán đám đông hàng trăm người tụ tập bên ngoài trường cao đẳng của thành phố.
"Các vụ bạo lực mà cộng đồng chúng ta đang phải gánh chịu hoàn toàn không thể chấp nhận được", cảnh sát trưởng Al Thomas cho biết. "Tình hình diễn biến nghiêm trọng vì vậy chúng tôi không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc triển khai thêm nhân viên an ninh từ cơ quan cảnh sát và lực lượng vệ binh bang Virginia , để giải tán đám đông và giúp người dân di chuyển an toàn trên các tuyến phố".
Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions nhận định vụ bạo lực gây chết người tại Charlottesville vi phạm luật pháp và công lý Mỹ.
Ông đã thảo luận với FBI Christopher Wray và các nhân viên FBI tại hiện trường cũng như các quan chức thực thi pháp luật của bang Virginia, sau đó đi đến quyết định mở điều tra.
Cùng ngày, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chỉ trích vụ việc mà theo ông là "biểu hiện thái quá của thù hận, mù quáng và bạo lực từ nhiều phía," khẳng định đang theo dõi sát tình hình ở Charlottesville. Ông đồng thời kêu gọi người dân Mỹ đoàn kết, bất kể màu da, tín ngưỡng, tôn giáo hay chính đảng.
Cuộc bạo loạn ở thành phố Charlottesville, Mỹ là dấu hiệu cho thấy, bên dưới cuộc sống thanh bình, thịnh vượng của đất nước này vẫn âm ỉ cuộc xung đột gay gắt giữa các sắc tộc chỉ cần có cơ hội là bùng lên thành biến cố lớn. Vẫn còn rất nhiều câu hỏi đặt ra xung quanh vấn đề bình đẳng xã hội tại Mỹ khi nỗi ám ảnh mâu thuẫn sắc tộc vẫn đang len lỏi trong mọi mặt của đời sống xã hội. Vì thế, nước Mỹ cần có những chính sách và hành động quyết liệt để ước mơ của Martin Luther King không chỉ mãi là ước mơ./.
Theo Hồng Anh
VOV
Bức tượng đại tướng châm ngòi cho cuối tuần bão tố ở thành phố Mỹ Tranh cãi quanh tượng đại tướng Lee trở thành nguồn cơn bùng phát bạo lực trong cuộc tuần hành cuối tuần qua ở Charlottesville. Bức tượng đại tướng Robert E. Lee ở Charlottesville, Virginia. Ảnh: US News. Thành phố yên bình Charlottesville ở Virginia, Mỹ vừa chứng kiến một cơn bão tố kinh hoàng khi cuộc tuần hành bảo vệ một tượng đài...