Ông Trump bị chỉ trích vì “không bỏ tù bà Clinton”
Những người ủng hộ Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump nổi giận sau khi ông thay đổi cam kết “truy tố và bỏ tù” cựu ngoại trưởng Hillary Clinton vì đã sử dụng email cá nhân cho việc công.
Ông Trump bị chỉ trích vì không bỏ tù bà Clinton như cam kết. Ảnh: REUTERS
Trả lời phỏng vấn tờ The New York Times hôm 22-11, ông Trump đã bất ngờ thay đổi cam kết “tống giam” bà Clinton mà ông từng đưa ra khi tranh cử.
Ông nói: “Tôi không muốn làm tổn thương gia đình Clinton. Thực sự không muốn. Bà ấy đã trải qua rất nhiều chuyện và phải chịu đựng rất nhiều”. Ông còn gián tiếp phủ nhận việc bổ nhiệm một công tố viên đặc biệt để điều tra bà Clinton.
Các thành viên bảo thủ gọi hành động của ông Trump là một “sự phản bội”, “phá vỡ cam kết”. Trong số những chỉ trích có cả mạng tin Breitbart cánh hữu, một trong số những người ủng hộ trung thành của nhà tỉ phú.
Nhà bình luận bảo thủ Ann Coulter viết trên mạng xã hội Twitter: “Tổng thống không nên ngăn chặn các nhà điều tra làm công việc của họ”. Tổ chức pháp lý Judicial Watch lên án đó là “sự phản bội lời hứa của ông Trump đối với người Mỹ”.
Còn nhớ tại các cuộc vận động tranh cử, ông Trump thường xuyên nhắc lại cam kết sẽ “bỏ tù” bà Clinton.
Video đang HOT
Trong cuộc tranh luận tổng thống vòng hai, ông cũng đã hứa sẽ bổ nhiệm một công tố viên đặc biệt điều tra bà Clinton, người mà ông mô tả là “quanh co và tham nhũng nhất trong lịch sử nước Mỹ”. Nhưng bây giờ, tất cả mọi thứ đều biến mất.
Những dấu hiệu cho thấy ông Trump thay đổi cam kết đã xuất hiện từ tuần trước. Ông nói gia đình Clinton là “những người tốt”.
Đến ngày 22-11, phát ngôn viên của ông Trump, Kellyanne Conway, thông báo sẽ không có thêm cuộc điều tra nào nhắm vào bà Clinton để giúp bà “chữa lành vết thương”.
Một vài giờ sau, ông Trump nói với tờ The New York Times rằng một cuộc điều tra có thể gây nên sự chia rẽ.
“Tôi muốn tiến về phía trước, không muốn quay đầu lại. Tôi không muốn làm tổn thương gia đình Clinton” – ông Trump trả lời phỏng vấn.
Trước vài ngày diễn ra cuộc bầu cử tổng thống (ngày 8-11 vừa qua), Cục Điều tra Liên bang Mỹ ( FBI) lật lại bê bối email của bà Clinton.
Khi biết thất bại trước đối thủ Cộng hòa, nhóm tranh cử của bà Clinton giận dữ cáo buộc FBI làm ứng viên của họ mất đi một lượng lớn người ủng hộ.
Mọi chuyện chìm xuống sau khi cơ quan này hủy bỏ cuộc điều tra nhưng điều này vẫn không thể giúp bà Clinton giành chiến thắng.
(Theo Người Lao Động)
California có thể trưng cầu 'Calexit' về việc tách khỏi Mỹ
Một cuộc trưng cầu dân ý về việc California trở thành quốc gia độc lập có thể diễn ra vào năm 2018 nếu chiến dịch ủng hộ bang này tách khỏi Mỹ thu được nửa triệu chữ ký.
Chiến dịch đấu tranh cho bang California trở thành quốc gia độc lập đang ngày càng lan rộng. Ngay sau khi ông Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống, nhiều người dân đã đồng loạt đăng lên Twitter dòng trạng thái với các hashtag #Calexit hay #Califrexit, ngụ ý muốn một cuộc trưng cầu dân ý tách khỏi nước Mỹ như phong trào Brexit đòi tách Anh ra khỏi Liên minh châu Âu (EU) mới đây.
Đi đầu trong phong trào này là một nhóm vận động mang tên "Yes California Independence Campaign" (tạm dịch: Chiến dịch ủng hộ độc lập cho California, gọi tắt là Yes California).
Yes California vừa có bước đi chính thức đầu tiên hôm 21/11 khi trình đề xuất lên Văn phòng Biện lý Tiểu bang yêu cầu tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý trên toàn bang vào năm 2018.
Việc California tách khỏi Mỹ cần được tiến hành thông qua một tiến trình pháp lý phức tạp và đòi hỏi mất nhiều năm.
Sau khi nộp đề xuất, Yes California cần thu thập ít nhất nửa triệu chữ ký thì cuộc trưng cầu dân ý trên toàn bang mới được tổ chức.
Người dân California biểu tình hòa bình phản đối Trump sau cuộc bầu cử tổng thống ngày 8/11. Ảnh: Reuters.
Vào đầu năm nay, Yes California đã phát hành một cuốn sách dài 33 trang tuyên bố về sứ mệnh của mình và con đường đưa California tách khỏi nước Mỹ, cũng như kế hoạch phát triển California sau khi "chia tay".
Theo một số nguồn tin tiết lộ, người đứng sau tài trợ cho chiến dịch này là Shervin Pishevar, nhà đầu tư chủ chốt của Uber. Trong khi đó, Louis Marinelli, thủ lĩnh chiến dịch cho rằng nước Mỹ đang có nhiều điều mâu thuẫn với các giá trị mà California theo đuổi.
"Chúng tôi không cố gắng tạo ra một cuộc ly khai như năm 1869. Cái chúng tôi muốn là một quốc gia độc lập trong một liên bang Mỹ, giống như Scotland vẫn là một quốc gia thuộc Vương quốc Anh. Chúng tôi muốn California sẽ không phải là một bang nữa", Marinelli nói.
Yes California cũng cho biết họ chưa xác định loại hình chính phủ mới là gì, do quốc hội hay tổng thống đứng đầu, và "người dân California sẽ chọn loại hình chính phủ mà mình muốn thông qua các cuộc bầu cử".
Nhóm này cho hay California "là nền kinh tế lớn thứ 6 thế giới, có quy mô kinh tế lớn hơn Pháp và dân số lớn hơn Ba Lan. Xét trên từng khía cạnh, California có lợi thế so sánh và cạnh tranh so với các quốc gia khác, chứ không chỉ với từng bang trong nước Mỹ".
California cũng là bang ủng hộ đảng Dân chủ và bà Hillary Clinton đã chiến thắng ở bang này trong ngày bầu cử 8/11. Tuy nhiên, việc ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump giành thắng lợi chung cuộc khiến nhiều người dân nơi đây bất mãn.
(Theo Zing News)
Donald Trump vừa bổ nhiệm cố vấn trưởng là người có tư tưởng cực hữu, tôn sùng dân da trắng và phản đối nữ quyền Ông Steve Bannon vốn là một người có tư tưởng cực hữu và ít được biết đến nhưng kể từ khi được bổ nhiệm làm chiến lược gia trưởng và là cố vấn cấp cao của tỷ phú mới đắc cử tổng thống Donald Trump thì người đàn ông này đã trở thành nhân vật có ảnh hưởng nhất trong Nhà Trắng dưới...